. 5 Thực trạng về điều kiện làm việc
3 Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức,
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,công chức, viên chức tại Ủy ban nhân
dân huyện Đoan Hùng
3.3.1 G p áp về quy oạc , uyể dụ
3.3.1.1 Công tác tuyển ụng
- Căn cứ đề xuất giải pháp:
Từ những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức của địa phương trong thời gian qua, những kinh nghiệm của các địa phương khác đã tham
khảo ở chương 1 và định hướng phát triển, quản lý đội ngũ của huyện Đoan Hùng trong thời gian tới, tác giả đề xuất giải pháp trong công tác tuyển dụng đội ngũ công chức, viên chức như sau:
- Nội dung giải pháp:
Việc tuyển dụng và quy hoạch cán bộ, công chức, phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đề án vị trí việc làm của huyện và chỉ tiêu biên chế, thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Do vậy lãnh đạo huyện Đoan Hùng cần yêu cầu các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND huyện hoàn thiện đề án vị trí việc làm của đơn vị mình. Xây dựng đề án vị trí việc làm là cơ hội giúp cơ quan, đơn vị rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Công việc này giúp cơ quan phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc và tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Nhờ đó, sẽ khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực. Ngoài ra, trong đó nêu cụ thể từng công việc, tiến độ thời gian thực hiện công việc đó, đồng thời đối với từng nhiệm vụ cụ thể của đơn vị thì yêu cầu về số lượng và chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ đó (xây dựng bảng mô tả, khung năng lực, ngạch công chức, viên chức của từng vị trí việc làm) [20] [21]
Trên cơ sở đó UBND huyện sẽ tiến hành đề nghị tuyển dụng cán bộ, công chức; nội dung thi tuyển công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của từng phòng, ban, đơn vị của huyện.
Ví dụ: Phòng Nội vụ huyện Đoan Hùng: Tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền
địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; công tác thanh niên và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở các khối lượng công việc cần thực hiện và thực hiện tốt cần có từ 8 đến 9 biên chế đảm nhiệm các vị trí việc làm: Quản lý biên chế, tổ chức và hội; quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quản lý chinh quyền địa phương và công tác thanh niên; quản lý tôn giáo; quản lý văn thư, lưu trữ; quản lý Thi đua, khen thưởng; cải cách hành chính.
Tuyển dụng các chuyên ngành liên quan: Luật, hành chính, quản trị nhân lực, công tác xã hội....
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Việc tuyển dụng công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới của UBND huyện Đoan hùng phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, vì việc tìm người thay vì người để sắp xếp, bố trí việc. Để làm được điều này thì trước hết việc tuyển chọn phải được thực hiện một cách chặt chẽ. Căn cứ vào các quy định về tuyển dụng mà Nhà nước đã ban hành, UBND huyện Đoan Hùng phải xây dựng văn bản đề nghị tuyển dụng công chức, viên chức phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhưng không trái với văn bản quy định của Nhà nước như: ưu tiên cộng thêm điểm đầu vào đối với những người tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi ở các trường công lập hoặc dân lập, những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ; ưu tiên tuyển những chuyên ngành thiếu mà huyện đang cần như hành chính, quản lý đất đai, giao thông, thủy lợi, xây dựng...
Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn: Quy định rõ những biện pháp kiên quyết để việc thi tuyển công chức được công khai hoá về chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn người cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có như vậy thì các kỳ thi tuyển chọn công chức mới thực sự có ý nghĩa và công bằng trong việc lựa chọn nhân tài. Tác giả đề xuất việc tuyển dụng cần thực hiện theo đúng quy trình, quy định
của pháp luật, cụ thể như sau:
Bước 1. Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng:
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu công việc, kế hoạch, chỉ tiêu biên chế của các đơn vị Phòng Nội vụ đề xuất lãnh đạo huyện xem xét đề xuất UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng.
Bước . Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển:
- Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của tỉnh, của huyện và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. Nội dung thông báo gồm: Điều kiện đăng ký dự tuyển; Số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch; Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển; Nội dung xét tuyển; Lệ phí xét tuyển; Thời hạn nhận và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển; Số điện thoại liên hệ. Thời gian thông báo xét tuyển.
- Thời hạn nhận hồ sơ: ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 3. Kiểm tra hồ sơ, thông báo danh sách đủ điều kiện và gặp mặt giao nhiệm vụ cho ứng viên dự tuyển
- Hết thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, tùy theo phân cấp [22], UBND tỉnh hoặc UBND huyện quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng kiểm tra hồ sơ dự tuyển, hồ sơ phải được giữ bí mật và niêm phong.
- Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức xét tuyển, Hội đồng đề xuất danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển để Chủ tịch hội đồng xét tuyển duyệt và niêm yết công khai tại huyện. Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào hồ sơ đăng ký các ứng viên theo ngạch dự tuyển đề xuất lãnh đạo huyện thành lập các Ban ra đề thi và chấm thi.
- Ban ra đề thi và chấm thi xây dựng nội dung thi và đề cương (đáp án). Nội dung thi chuyên môn, nghiệp vụ phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành, nghề phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển
Bước 4. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển
Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào tiêu chuẩn và nội dung thi tuyển, xét tuyển tiến hành tổ chức theo kế hoạch đề ra.
Bước 5. Tổng hợp kết quả tuyển dụng Hội đồng tuyển dụng tiến hành mở niêm phong điểm thi, tổng hợp kết quả tuyển dụng (có biên bản)
Bước 6. Thông báo kết quả tuyển dụng
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng trình lãnh đạo duyệt và niêm yết công khai kết quả, danh sách dự kiến trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin của huyện, của tỉnh.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả xét tuyển. Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm tổ chức phúc khảo trong thời hạn 15 ngày.
Bước 7. Thời hạn ký hợp đồng tuyển dụng và nhận việc
Khi cán bộ công chức, viên chức trúng tuyển qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển thì thời gian tập sự là rất cần thiết để công chức, viên chức làm quen với công việc mới. Do vậy, cần có quy chế thống nhất về thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự, chế độ đối với người hướng dẫn tập sự và đánh giá kết quả của thời gian tập sự. Tuyển dụng và tập sự là hai quá trình đều có ý nghĩa quyết định để nhận hay không nhận người vào làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.
- Dự kiến những kết quả đạt được:
Khi thực hiện được các quy trình tuyển dụng đúng theo kế hoạch, chỉ tiêu và tiêu chí đã đề ra. UBND huyện sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực tốt là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Quy trình tuyển dụng chặt chẽ, minh bạch sẽ giúp những người thực sự có năng lực được làm việc, làm những công việc phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường và tính cách của mình, góp phần tạo được sự thoả mãn trong công việc từ đó tạo động lực làm việc cho người lao động. Ngoài ra, còn tạo được sự hài lòng, tin tưởng của người lao động với tổ chức,
nâng cao sự gắn kết trung thành của họ với tổ chức, tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc trong tổ chức. Khi tuyển dụng được những người có năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc mà huyện đòi hỏi thì huyện sẽ không mất thời gian và chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực.
3.3.1.2 Công tác quy hoạch
Lãnh đạo huyện cần khẳng định công tác quy hoạch trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, của các phòng, ban, ngành trong toàn huyện. Các cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết trong việc thực hiện quy hoạch của cơ quan mình. Có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ công chức trong diện quy hoạch và có thể tiến hành các bước quy hoạch như sau:
Bước 1: Phát hiện, giới thiệu nguồn: - Tổ chức hội nghị cán bộ giới thiệu:
Thành phần: Ban chấp hành đảng bộ huyện mở rộng đến trưởng, phó các phòng, ban, ngành của huyện. Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch ban chấp hành đảng bộ huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện.Trình tự: Ban Thường vụ huyện ủy chủ trì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn quy hoạch vào các chức danh. Ban tổ chức phát danh sách nhân sự có triển vọng, dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành và các chức danh lãnh đạo các phòng, ban, ngành kèm theo các thông tin về cán bộ. Các đồng chí tham dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị. Các đại biểu dự Hội nghị xem xét, viết phiếu, bỏ phiếu giới thiệu; ban tổ chức thu phiếu, kiểm phiếu.
2. Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu nguồn:
Ban tổ chức huyện ủy tổng hợp kết quả giới thiệu quy hoạch của hội nghị cán bộ và của các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện, dự kiến danh sách quy hoạch các chức danh, báo cáo với ban thường vụ huyện ủy. Ban thường vụ thảo luận, thống nhất, phương án và danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ (nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giới thiệu của hội
nghị cán bộ), để đưa ra lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ huyện .
Nếu số lượng, cơ cấu dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo còn thiếu, ban thường vụ lựa chọn, giới thiệu thêm các đồng chí có số phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ từ cao xuống thấp hoặc phát hiện, giới thiệu bổ sung nguồn để đạt hệ số tối thiểu khoảng 1,5 lần số lượng ban chấp hành, ban thường vụ khóa mới và -3 nguồn cho một chức danh quy hoạch.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ huyện:
Hội nghị ban chấp hành đảng bộ huyện cần nghiên cứu các phương án quy hoạch do ban thường vụ huyện ủy chuẩn bị, phân tích về chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham khảo các thông tin về cán bộ, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, kết quả giới thiệu quy hoạch đối với nhân sự; trên cơ sở đó các ủy viên ban chấp hành ghi phiếu giới thiệu quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ (nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ).
Bước 3: Tổ chức hội nghị ban thường vụ thảo lu n, quyết định quy hoạch:
Trên cơ sở quy hoạch của các phòng, ban, ngành; kết quả giới thiệu ở bước 1, bước và các phương án quy hoạch do ban tổ chức huyện ủy đề xuất, ban thường vụ huyện ủy thảo luận, phát hiện, giới thiệu bổ sung nguồn quy hoạch và bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh: ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, lãnh đạo các phòng, ban, ngành. Những người được trên 50% tổng số ủy viên ban thường vụ giới thiệu, được đưa vào danh sách quy hoạch.
Trong trường hợp bỏ phiếu lần thứ nhất mà chưa đạt số lượng và cơ cấu cần thiết, ban thường vụ có thể bỏ phiếu bổ sung hoặc tổ chức các phiên họp tiếp theo để thảo luận, giới thiệu bổ sung cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ xuất thân từ công nhân, dân tộc ít người, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, con em công nông và gia đình có truyền thống cách mạng...
Quy hoạch cán bộ của từng cơ quan, đơn vị phải gắn với quy hoạch cán bộ chung của huyện, không khép kín trong từng ngành, từng đơn vị. Trong quy hoạch cán bộ phải kế thừa quy hoạch trước và thực hiện quy hoạch “động” và “mở”. “Động” là quy hoạch
thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhân tố mới hoặc đưa ra ngoài quy hoạch những đối tượng không còn đủ điều kiện làm nguồn lâu dài. “Mở” là không khép kín trong từng địa phương, đơn vị. Với mỗi chức danh lãnh đạo cần chuẩn bị ít nhất 03 cán bộ để quy hoạch; mỗi cán bộ có thể được quy hoạch vào đến 3 chức danh và đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi ở từng chức danh; có tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ thích hợp; kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều cán bộ có cùng độ tuổi trong một chức danh quy hoạch nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; không quy hoạch một người cho một chức danh .
Sau mỗi kỳ kiểm điểm, đánh giá công chức hàng năm, các cơ quan cần chú ý bổ sung quy hoạch cán bộ công chức để tạo ra “dòng chảy” trong công tác quy hoạch cán bộ công chức. Đối với cán bộ đương chức phải đảm bảo phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khỏe, độ tuổi theo quy định. Cán bộ trong diện quy hoạch phải là những cán bộ đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định và cần tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện và thử thách trong thực tiễn. Những cán bộ công chức tuy đã ở trong diện quy hoạch nhưng sau thời gian phấn đấu bộc lộ những khuyết điểm và không đáp ứng được yêu cầu sẽ được đưa ra khỏi quy hoạch.
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ công chức, bản thân cấp ủy, thủ trưởng cơ quan phải thực sự công tâm, khách quan, mạnh dạn đề bạt những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ dù người đó còn trẻ và điều quan trọng là phải luôn đảm bảo