KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTHẺ

Một phần của tài liệu 0471 giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 112)

TẠI

MỘT SỐ QUỐC GIA

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước

1.3.1.1 Trung Quốc

Trung Quốc là một nuớc đông dân nhất thế giới với dân số gần 1 tỷ 4 trăm triệu nguời. Ngày nay đất nuớc này không chỉ đứng đầu thế giới về dân số mà đang có vai trò ngày càng quan trọng trên truờng quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị. Sau ba thập kỷ tăng truởng ấn tuợng, vào quý hai năm 2010, Trung Quốc đã vuợt qua Nhật để trở thành cuờng quốc kinh tế thế giới thứ hai thế giới và đuợc dự đoán sẽ vuợt qua Mỹ chiếm vị trí thứ nhất vào năm 2040. Tình hình trên cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã có những phát triển vuợt bậc trong thời gian qua. Đời sống nhân dân đuợc cải thiện rất nhiều, điều này sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ cao với nhiều tiện ích, trong đó có dịch vụ thẻ thanh toán mở rộng thị truờng và phát triển. Đến cuối năm 2014 tại Trung Quốc đã có hơn 1.2 tỷ thẻ nội địa đuợc phát hành, trong đó có hơn 1 tỷ thẻ ghi nợ, 214 triệu thẻ tín dụng và 953.300 thiết bị POS, 383.700 máy ATM và hơn 856.000 ĐVCNT trên khắp cả nuớc. Ở Trung Quốc có hơn 152 tổ chức phát hành thẻ thuộc 2 nhóm chính là:

- Các tổ chức tín dụng (với 4 NHTM quốc doanh);

- Các NHTM cổ phần trong đó China Merchant Bank chiếm thị phần lớn. Việc cấp phép phát hành thẻ do Ngân hàng Trung uơng và Ủy ban giám sát ngân hàng thực hiện. Truớc đây chỉ có các ngân hàng nội địa của Trung Quốc mới

32

được phép phát hành thẻ nhưng hiện nay, theo lộ trình mở cửa các ngân hàng khi gia nhập WTO các ngân hàng nước ngoài đã được phép đặt các máy ATM tại Quảng Châu và Thượng Hải.

Thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của Trung Quốc trong giai đoạn đầu mới hình thành và phát triển cũng có những điểm tương đồng tự với thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hiện nay: có nhiều ngân hàng cùng phát hành nhưng không có sự kết nối giữa các ngân hàng phát hành hay có sự kết nối nhưng chỉ giữa một nhóm các ngân hàng riêng lẻ. Điều này không chỉ gây phiền toái cho người sử dụng mà còn cản trở sự phát triển của chính thị trường này.

Để cải thiện tình hình này China Union Pay đã được thành lập vào tháng 3/2002. Cho đến nay nay China Union Pay đã có hơn 500 thành viên. Hiện nay tổ chức này gồm 3 công ty:

- Công ty dịch vụ đại lý: chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ thanh toán có chất lượng cao và quy mô lớn cho các NHTT thẻ, chủ thẻ và ĐVCNT;

- Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cho quá trình xử lý, phát hành thẻ để đáp ứng nhu cầu của các thành viên;

- Công ty dịch vụ thanh toán điện tử: công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản qua mạng.

Sau khi China Union Pay ra mắt, việc nối mạng kết nối giữa các thành viên và chi nhánh của China Union Pay đã khiến việc thanh toán giữa các chi nhánh của các thành viên diễn ra rất thuận tiện. Việc thanh toán giữa các chi nhánh này có thể được thực hiện bằng cách thanh toán qua ngân hàng thành viên hoặc qua các chi nhánh của China Union Pay. Ngoài ra China Union Pay cũng xây dựng những quy định thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung Quốc như:

- Các thành viên phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc kinh doanh thống nhất. China Union Pay cũng đề ra những tiêu chuẩn rất cao khi kết nạp thêm

thành viên mới, thường xuyên tăng cường công tác giám sát về chất lượng

dịch vụ

33

giữa các thành viên, cùng nhau xây dựng một thị trường thẻ thống nhất;

- Quảng bá cho thương hiệu của China Union Pay và thành lập các trung tâm dịch vụ khách hàng.

1.3.1.2 Thái Lan

Máy ATM đầu tiên được cài đặt ở Thái Lan năm 1981. Trong giai đoạn đầu, các NHTM tự xây dựng lấy hệ thống ATM của riêng mình nên thẻ của ngân hàng nào chỉ có thể rút tiền tại máy ATM của ngân hàng đó. Sau đó giữa các ngân hàng dần hình thành các liên minh nhỏ lẻ cho phép thẻ của một vài ngân hàng có thể rút tiền tại các máy ATM của nhau. Đến những năm 1990, tại Thái Lan đã có 4 liên minh chuyển mạch lớn là kết quả của sự liên kết giữa các ngân hàng. Năm 1993, 4 liên minh trên thống nhất lại làm 2 liên minh lớn và sau đó 2 liên minh này lại hợp nhất thành một liên minh duy nhất là Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia (Thailand National ATM Pool). Việc hình thành một liên minh thẻ duy nhất cho phép khách hàng có thể dễ ràng rút tiền tại tất cả các máy ATM. Tại Thái Lan hiện có khoảng 131.800 máy ATM và 567.700 ĐVCNT.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống thanh toán trong cả nước, trong đó có hệ thống ATM.

1.3.1.3 Singapore

Với dân số khoảng 5,5 triệu người, Singapore là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, là đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất trên thế giới). Đây cũng là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới. Nước này cũng rất thành công trong việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng.

Năm 1979, chiếc thẻ ATM lần đầu tiên được sử dụng ở Singapore và vào đầu những năm 1980 đã được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước. Năm 1985, mạng chuyển tiền điện tử NETS (Network for Electric Transfer Pte. Ltd) được thành lập như là một nỗ lực trong việc đưa Singapore trở thành một quốc gia không sử dụng tiền mặt.

34

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NETS đang tập trung phát triển loại hình thương mại điện tử cho cả 2 loại sản phẩm là thẻ tiền mặt (Cash Card) và thẻ ghi nợ (Derbit Card). Đối với loại thẻ tín dụng, mặc dù cơ quan tiền tệ Singapore hạn chế việc phát hành thẻ đối với loại sản phẩm này (các cá nhân muốn có thẻ tín dụng phải đủ 21 tuổi trở lên và có thu nhập hàng năm trên 30.000 SGD...) nhưng trong những năm gần đây số lượng thẻ phát hành vẫn tăng một cách đều đặn. Đến nay, tổng số thẻ tín dụng đã phát hành tại Singapore là hơn 5 triệu thẻ, trung bình mỗi người sở hữu hơn 3 thẻ tín dụng. Gần đây tại nước này đang tiến hành chương trình “Singapore’s national e-purse” nhằm mục đích đưa Singapore trở thành một thành phố thông minh. Với chương trình này rất nhiều thẻ Cash Card sẽ được phát hành và sẽ được chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Singapore tại tất cả các loại hình dịch vụ như: cửa hàng bách hóa, nhà hàng, siêu thị, bưu điện... Những nỗ lực này của Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn. Hiện tại, Singapore có hơn 6 triệu thẻ ghi nợ được phát hành với hơn 980,700 ĐVCNT và 257,300 máy ATM kết nối qua NETS.

1.3.2 Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài học thành công từ hoạt động phát triển thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của các nước trên đặt ra vấn đề cho các tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam là:

Thứ nhất, cần nhanh chóng thống nhất lập ra một tổ chức liên kết thẻ duy nhất để hỗ trợ thêm cho sự phát triển của thị trường thẻ trong nước. Liên minh này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các tổ chức phát hành thẻ trong nước, giúp các tổ chức phát hành liên kết để sử dụng chung nguồn tài nguyên của nhau như hệ thống máy ATM, tránh việc đầu tư xây dựng các điểm đặt máy ATM một cách tràn lan gây lãng phí tiền của của ngân hàng và ngoại tệ của Nhà nước.

Thứ hai, trong quá trình phát triển của thị trường thẻ thanh toán các ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ rất cần có sự chỉ đạo định hướng của Nhà nước. Nhà nước phải luôn đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của các ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định.

35

nguyên nhân góp phần hình thành nên thói quen không sử dụng tiền mặt khi thanh toán của nguời dân trong nuớc. Không chỉ ban hành những chính sách khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt mà Nhà nuớc còn cần phải ban hành luật để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích của ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ, của khách hàng sử dụng thẻ khi có gian lận và tranh chấp xảy ra.

Thứ tư, cần có sự đầu tu phát triển hệ thống thanh toán trong cả nuớc từ phía ngân hàng và Nhà nuớc.

Thứ năm, các ngân hàng phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa các tiện ích trên thẻ của mình. Nâng cao tiện ích không chỉ ở khả năng chi trả ở nhiều nơi, trong nhiều việc mà còn phải nâng cao cả tính an ninh, bảo mật của thẻ. Làm đuợc điều này sẽ cho nguời sử dụng thấy đuợc tính năng uu việt, sự khác biệt của thẻ thanh toán so với những chiếc ví thông thuờng.

Ngoài ra, phát triển đuợc dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng là một biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của du lịch và dịch vụ, đây là điều mà Trung Quốc, Thái Lan và Singapore - những nuớc có ngành du lịch rất phát triển đã làm đuợc. Có đuợc một hệ thống thanh toán thẻ rộng khắp trong cả nuớc sẽ giúp cho các du khách cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn khi du lịch tại Việt Nam; điều này cũng góp phần làm cho ngành du lịch phát triển, từ đó tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển theo.

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm hai hoạt động chính là phát hành và thanh toán thẻ. Để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thuơng mại, ngân hàng cần chú ý phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần quan tâm tới các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh thẻ cũng nhu tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để có thể đua ra những giải pháp phù hợp trọng việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại chính ngân hàng mình.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CÓ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

2.1.1 Đặc điểm về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

thương mại

cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng quốc gia Việt nam được thành lập ngày 20/01/1995 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành cục Ngoại hối thuộc Nhân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ. Cơ quan này vừa là một cục, vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại đối ngoại. Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với đặc thù là ngân hàng thanh toán quốc tế nên ngay từ đầu NHNTVN đã nắm bắt được nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng thẻ của khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý thanh toán thẻ thông qua các ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài, dần đưa sản phẩm thẻ vào thị trường Việt Nam.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một

37

phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đuợc niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Thuong hiệu Vietcombank đuợc biết đến nhiều hon, giúp cho các sản phẩm của Vietcombank nói chung và sản phẩm thẻ nói riêng dễ dàng đuợc nguời tiêu dùng đón nhận hon.

Trải qua hon 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nuớc, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nuớc, đồng thời tạo những ảnh huởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thuong mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống nhu kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án.. .cũng nhu mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. Đặc biệt, sản phẩm thẻ nội địa và quốc tế của Vietcombank rất đuợc ua dùng do tính bảo mật cao nhờ hệ thống công nghệ tiên tiến của mình.

Sau hon nửa thế kỷ hoạt động trên thị truờng, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hon 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đon vị thành viên trong và ngoài nuớc, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và 351 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nuớc

38

ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.853 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với lợi thế về mạng lưới rộng khắp như vậy, Vietcombank đã phát triển được hệ thống

Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.

Có thể thấy, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn có những lợi thế riêng của mình từ khi hình thành lẫn trong quá trình phát triển. Những lợi thế đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

39

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Vietcombank sau cổ phần hóa đuợc xây dựng theo mô hình công ty mẹ con trong đó NHTM giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động nhu một công ty mẹ; các nhà đầu từ tham gia nắm giữ cổ phiếu của Vietcombank có quyền lợi và trách nhiệm với Vietcombank và cả với các doanh nghiệp Vietcombank sở hữu, nắm quyền chi phối hoặc đầu tu vốn.

Về mô hình tổ chức toàn hệ thống, Vietcombank đã thành lập riêng trung tâm thẻ với chức năng nhiệm vụ quản lý hoạt động thẻ của toàn hệ thống. Với chức năng nhiệm vụ nhu vậy, trung tâm thẻ sẽ là nơi quản lý thẻ và hoạt động của thẻ đã phát

Một phần của tài liệu 0471 giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w