Trong giai đoạn 2013 - 2018, nửa cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nửa đầu của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Đoan Hùng đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các mục tiêu trong chiến lược xây dựng huyện trở thành huyện có kinh tế phát triển của tỉnh Phú Thọ đã dần được hé mở, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Trong lĩnh vực kinh tế huyện đã chú trọng đến công tác xây dựng chiến lược giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030 tập trung vào một số nội dung cụ thể:
- Phát triển kinh tế nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung vào các thế mạnh của địa phương.
Tuy nhiên công tác xây dựng chiến lược cấp huyện cũng chỉ mang tính dự báo, huyện chủ yếu tập trung vào nội dung xây dựng quy hoạch và kế hoạch.
2.2.1.2 Công tác xây dựng quy hoạch
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Đoan Hùng đã xác định quan điểm: Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Đoan Hùng đến năm 2025 phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, cũng như phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH khu vực miền núi và trung du Bắc bộ và Quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh Phú Thọ. Xây dựng huyện Đoan Hùng phát triển mạnh, bền vững;
phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá - xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang với vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội; là huyện thuộc nhóm phát triển hàng đầu trong các huyện của tỉnh Phú Thọ.
- Các nhiệm vụ trọng tâm đã huyện đã thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2018:
Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng KT - XH; đặc biệt là hệ thống giao thông, mạng lưới điện, nước sinh hoạt; hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề Sóc Đăng, Ngọc Quan, đô thị thị trấn Đoan Hùng,...
Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chuyển từ lao động thủ công sang lao động kỹ thuật, chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác.
Cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền từ huyện đến xã, thôn.
2.2.1.3 Công tác xây dựng kế hoạch
Công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và hàng năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ các địa phương. Vì vậy hàng năm huyện Đoan Hùng đều rất coi trọng công tác lập kế hoạch phải đảm bảo tính logic, khả thi, phù hợp với diễn biến thực tế và tính đến các dự báo trong tương lai, mỗi năm huyện có hàng chục kế hoạch liên quan đến công tác phát triển kinh tế.
Năm 2013, huyện Đoan Hùng đã ban hành 8 kế hoạch liên quan đến lĩnh vực kinh tế trong đó có một số kế hoạch quan trọng như: Kế hoạch phát triển KT - XH huyện Đoan Hùng năm 2013; Kế hoạch mở rộng phát triển cây Bưởi đặc sản.
Năm 2014, huyện Đoan Hùng ban hành 6 kế hoạch trong đó lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 3 kế hoạch; phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1 kế hoạch, ĩnh vực đất đai 1 kế hoạch, lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 1 kế hoạch.
Năm 2015, huyện Đoan Hùng ban hành 7 kế hoạch Năm 2018, huyện Đoan Hùng ban hành 8 kế hoạch
- Đánh giá công tác lập kế hoạch tại huyện Đoan Hùng
+ Ưu điểm:
Công tác lập kế hoạch đã được huyện Đoan Hùng chú trọng đặc biệt là đến việc đổi mới công tác lập, theo dõi, đánh giá và thực hiện kế hoạch. Việc đổi mới công tác kế hoạch bao gồm đổi mới về nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch; bảo đảm phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch mới được lập trên nguyên tắc tập trung dân chủ, giao cho cơ quan chuyên môn khảo sát lấy ý kiến của nhân dân trước khi ban hành kế hoạch.
Kế hoạch được lập đảm bảo được linh hoạt, điều chỉnh kịp thời khi có những phát sinh bất lợi từ thực tiễn.
+ Hạn chế:
Trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của huyện Đoan Hùng vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Nội dung của một số kế hoạch chưa bám sát quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch không gian nên chưa nêu rõ được sự phối hợp, chưa phân công rõ trách nhiệm cho các đơn vị liên quan.
Nhiều kế hoạch còn xung đột, trùng lắp mục tiêu một số lĩnh vực và trong một lĩnh vực.
Nguồn nhân lực có chuyên môn, được đào tạo chính quy liên quan đến công tác kế hoạch còn hạn chế.
2.2.2 Tình hình đầu tư các nguồn lực cho phát triển kinh tế đ phương
2.2.2.1 Các nguồn lực bên trong
- Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một trong các nhóm nguồn lực quyết định ảnh hưởng đến tốc độ phát triển KT - XH. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực sản xuất chính vừa là đối tượng hưởng lợi ích của sự phát triển.
Dân số huyện Đoan Hùng năm 2018 có 112.035 người và 30.818 hộ, mật độ dân số 360 người/km2
. Dân cư của huyện tập trung trong 27 xã, 1 thị trấn, phân bố không đồng đều. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,38% .
Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2018 là 67 000 người, chiếm 54,34% dân số. Lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động KT - XH trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa hợp lý đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh, sinh viên mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết trong thời gian tới.
- Nguồn vốn tài chính:
Từ năm 2013 - 2018, Huyện ủy, UBND huyện Đoan Hùng luôn phát huy vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, đoàn kết, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần đưa kinh tế của huyện ngày càng phát triển, các nguồn vốn tài chính được sử dụng để phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên phát triển CN - TTCN ngành nghề nông thôn cũng như nâng cao tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế để tạo điều kiện phát triển toàn diện gắn với bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; đẩy mạnh công tác ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất theo hướng “Công nghệ sạch”; thu hút dự án đầu tư vào khu công nghiệp Sóc Đăng, Ngọc
Quan các chương trình mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh; ưu tiên các dự án có vốn đầu tư lớn xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, thu hút nhiều lao động.
Bảng 2.3 Tổng vốn đầu tư cho phát triển trên địa bàn huyện Đoan Hùng từ năm 2013- 2018.
Đơn vị: T đồng
Vốn đầ tư phát triển Đơn vị Năm
2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2018 Tỷ l tăng gđ 2013 – 2018 (đv:%) Tổng Tỷ đồng 754 877 963 1.043 1.150 5,25 Trong đó:
Vốn đầu tư thuộc ngân sách
nhà nước Tỷ đồng 76,07 191,7 376,7 250 240,8 21,66
Vốn trái phiếu Chính phủ Tỷ đồng 48.053 156,80 107,6 13,40 9,99
Vốn tín dụng đầu tư nhà
nước Tỷ đồng 35,00 0
Vốn đầu tư của dân cư và
doanh nghiệp tư nhân Tỷ đồng 392,33 482,43 562,6 716,5 850,0 11,66
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.000
USD 447,00 0
( Nguồn UBND huyện Đoan Hùng)
- Nguồn lực khoa học công nghệ:
Trong những năm qua, huyện Đoan Hùng đã quan tâm chú trọng đến việc đưa khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất đặc biệt là trong nông nghiệp.
Năm 2011, huyện đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Trung ương đưa kỹ thuật thụ phấn bổ sung cho Bưởi đặc sản khắc phục được tình trạng bưởi ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả ít những năm trước đó.
Cũng để tăng năng suất cũng như chất lượng trong sản xuất lúa nhiều kỹ thuật, máy móc mới đã được đưa vào áp dụng như: Kỹ thuật cấy lúa SRI, máy gặt liên hoàn, máy cấy…
Do nguồn vốn ngân sách không nhiều nên Đoan Hùng ưu tiên ứng dụng những nghiên cứu đã có kết quả để khảo nghiệm áp dụng phù hợp cho điều kiện đất đai thổ nhưỡng ở
địa phương. Với những mô hình ứng dụng, huyện huy động thêm sự vào cuộc của người dân bằng cách hỗ trợ vốn kích cầu cho họ.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Đoan Hùng gồm có: Đất đai, nước, khoáng sản và rừng. Huyện cũng tạo điều kiện về chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hạ tầng kêu gọi thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, lựa chọn nhà đầu tư thực sự tâm huyết, có năng lực, khả năng tài chính; khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, nguồn lực, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu; thí điểm mô hình sản xuất công nghệ cao trên vùng đất cát ven sông để rút kinh nghiệm nhân rộng; chỉ đạo triển khai xây dựng các thôn, xã kiểu mẫu về nông thôn mới; nâng cao hiệu quả sản xuất của các làng nghề, ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện; huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, ưu tiên một số công trình trọng điểm trong phát triển KT - XH.
Tài nguyên nước của huyện Đoan Hùng được cung cấp chủ yếu bởi 2 nguồn chính là nước mặt và nước ngầm. Huyện tận dụng bề mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên rừng tận dụng để phát triển kinh tế đồi rừng, chế biến lâm sản.
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là cát sỏi được các công ty khai thác để phục vụ các công trình xây dựng nhiều.
2.2.2.2 Các nguồn lực bên ngoài
- Môi trường chính trị - kinh tế và pháp luật.
Tình hình trong nước, khu vực và tỉnh Phú Thọ đã đang và sẽ có nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế: Sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện và ngày càng vận hành đồng bộ có hiệu quả hơn. Nhiều cơ chế chính sách đã ban hành trong những năm qua sẽ phát huy tác dụng, tác động rất tích cực tới sự phát triển của các ngành, các thành phần kinh tế. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện các Luật
quan trọng, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Chứng khoán, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí và việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân… sẽ góp phần tạo môi trường pháp lý thống nhất, ổn định, công bằng và minh bạch cho đầu tư kinh doanh. Bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành và các địa phương sẽ được điều chỉnh theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của công cuộc đổimới.
- Môi trường khoa học công nghệ
Thế giới đang bước sang một giai đoạn phát triển mới; các thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Các nước đang có những bước tiến rất nhanh về công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa, sinh học, vật liệu mới… Do đó chất lượng sản phẩm của họ ngày càng tốt, giá cả càng hạ, công năng sử dụng ngày càng đa dạng.
Trong khi đó, trình độ công nghệ của nước ta nói chung, của Phú Thọ và huyện Đoan Hùng nói riêng, vẫn tụt hậu một khoảng cách khá xa so với nhiều nước.
Trong xu thế phát triển nhanh của công nghệ trên thế giới, các doanh nghiệp và ngành nghề trong chiến lược phát triển KT - XH trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã có điều kiện đi tắt đón đầu, thu hút được những công nghệ mới hiện đại vào phát triển KT – XH.
- Nguồn nhân lực:
Trong những năm qua do hình thành các khu, cụm công nghiệp, tỉnh Phú Thọ nói chung, Đoan Hùng đã thu hút lớn lực lượng lao động về như hơn 3000 lao động tại khu Công nghiệp Sóc Đăng, 500 Công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Hoàng chuyên sản xuất đũa gỗ xuất khẩu…. Đây cũng là một lực lượng lao động lớn góp phần sự phát triển kinh tế của huyện tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh.
- Nguồn lực tài chính:
bộ huyện Đoan Hùng tiếp tục mở rộng sản xuất cho các khu công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp bên ngoài huyện, đầu tư các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế hạ tầng, giao thông nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, giúp đời sống của người dân ngày một nâng cao.
2.2.3 Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trên đ a bàn huyện Đo n Hùng
2.2.3.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp
Năm 2013 - 2018, tiếp tục là giai đoạn khó khăn trong phát triển kinh tế khi giá cả các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên với huyện Đoan Hùng tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn đạt mức trung bình 6,35%. Thành công lớn trong năm qua trên lĩnh vực "mặt trận hàng đầu" ở Đoan Hùng là sản xuất nông - lâm - thủy sản tiếp tục được mùa toàn diện.
Trong 5 năm 2013- 2018, Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt mỗi năm đạt trung bình 9.127 ha; diện tích cây chè đạt 2.942 ha; chăm sóc tốt diện tích vườn bưởi hiện có và trồng mới thêm 12 ha bưởi Chí Đám, 38 ha bưởi diễn.