TRUNG HỌC BÀI.
* Phát triển cả hai bán cầu não:
Bán cầu não trái thiên về khả năng phân tích, tư duy logic; bán cầu não phải thiên về khả năng cảm thụ hình ảnh, màu sắc, âm thanh... Một bài học thuộc lòng khô khan sẽ lôi cuốn
trẻ hơn khi chúng vừa học vừa gõ theo nhịp điệu, hay gắn những con chữ vào một giai điệu dễ đọc dễ nhớ.
* Sử dụng tất cả giác quan:
Trẻ thu nhận thông tin đầy đủ qua ba hình thức: nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được. Trẻ sẽ tập trung tốt nhất khi sử dụng tất cả giác quan để trải nghiệm bài học. Đừng gò bó trẻ trong những tư thế học tập quá nghiêm túc. Trẻ có thể đọc bài to tiếng, vừa đọc vừa gõ thước hoặc chạy vòng quanh nhà.
* Tạo không gian học tập:
Nếu trẻ không có phòng học riêng, phụ huynh cần ý thức giảm những âm thanh như tiếng tivi, tiếng trò chuyện… để trẻ không bị phân tâm.
* Đặt mục tiêu học tập:
Cha mẹ cần động viên để trẻ có sự cam kết tự ý thức xác định mục tiêu học tập. Khuyến khích, giúp đỡ trẻ học môn khó với trẻ trước, sau đó mới đến môn dễ. Thành công từng bước sẽ làm trẻ hào hứng và dần thay đổi định kiến với môn khó, hình thành thói quen học tập hiệu quả.
* Nâng cao tập trung bằng thể thao, trò chơi yêu thích:
Khi được tham gia những hoạt động sở trường và năng khiếu, trẻ sẽ chơi hết mình. Đó là lúc trẻ rèn luyện sự tập trung cao độ. Khi đã có thói quen tập trung vào một việc hay một hoạt động nào đó và với sự hướng dẫn của cha mẹ, trẻ rất dễ đạt được sự tập trung trong học tập.
* Định tâm:
Rất nhiều chuyên gia khuyến khích luyện tập khả năng định tâm ở mỗi cá nhân để đạt được thành công trong cuộc sống. Với trẻ con cũng vậy, cha mẹ có thể tập cho trẻ những thủ thuật nhỏ giúp trẻ có được khả năng định tâm theo lứa tuổi, từ đó đạt được sự vững chắc nội tâm trong học tập và sinh hoạt của HS và có phương pháp giúp đỡ các em học tốt hơn.
Bạn hãy bố trí cho bé một góc học tập riêng, dạy bé cách chỉ ghi chép những điều quan trọng, biết tóm tắt lại một chương sách sau khi đã đọc xong…
Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý để tạo cho con thói quen hoc tập ngay từ khi còn nhỏ:
Tắt tivi
Nếu tivi đặt gần học tập của trẻ, bạn nên đặt ra quy định khi nào đến giờ học, thì không ai trong nhà được xem tivi. Nếu bạn mở tivi khi con đang học nó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ cũng giống như đàn ong bị thu hút bởi đĩa mật ong.
Với đài
Bạn không cho trẻ nghe đài trong khi học vì cho rằng nó khiến trẻ không tập trung. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một số trẻ dường như tập trung học tốt hơn khi nghe được nghe kênh âm nhạc yêu thích. Điều này phụ thuộc cách bố trí trong nhà hoặc trong phòng, bạn cũng có thể đầu tư cho con một chiếc tai nghe.
Bố trí góc học tập cố định
Đó có thể là phòng của trẻ hoặc một chiếc bàn trong nhà bếp, phòng ăn, không cần quá chú trọng đến hình thức. Loại
trừ càng nhiều yếu tố làm cho trẻ sao nhãng càng tốt. Chỉ cần một chiếc bàn đủ chỗ cho những vật dụng cần thiết như bút chì, bút mực, giấy, sách và những vật dụng khác thực sự cần thiết.
Để một bảng thông báo trong phòng trẻ
Khuyến khích trẻ sử dụng một quyển sách hoặc tập giấy nhỏ để ghi lại những công việc cần phải làm. Như thế trẻ sẽ
không phải lo lắng việc quên một bài tập nào đó được cô giáo giao.
Tính đều đặn
Đây là một yếu tố quan trọng để trẻ thành công trong con đường học vấn. Bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc nhà để đảm bảo rằng bạn cho trẻ ăn tối đúng giờ và chỉ một lần duy nhất, mọi sự tranh cãi đều phải kết thúc khi đến giờ ăn. Nếu trẻ không có công việc nào khác và trở về nhà sớm, bạn có thể để con làm trước một vài bài trước giờ ăn.
Thời gian học bao lâu là đủ
Trong khi những học sinh cấp 3 có thể tập trung hơn một giờ, thì học sinh tiểu học chỉ có thể tập trung không quá 15
phút. Vì thế, bạn hãy cho phép trẻ nghỉ giải lao, có thể như một phần thưởng vì đã hoàn thành một phần bài tập.
Sắp xếp thời gian học và đặt kế hoạch làm bài
Bạn hãy kiếm một quyển lịch lớn, có nhiều khoảng trống để trẻ có thể ghi nhanh lại mọi việc cần làm trong ngày. Để tách ra từng tháng để bạn cũng như trẻ có thể thấy thời gian còn lại trong học kỳ này. Chẳng hạn, bạn có thể xé tháng 9, 10, 11, 12, và tháng 1 và dán chúng vào từ trái sang phải ngang một bức tường.
Trẻ có thể sử dụng một loại bút màu để đánh dấu ngày thi, một màu khác cho những sự kiện sắp đến… Điều này cũng giống như một công cụ nhắc nhớ để trẻ không phải rối tung lên mỗi khi đến thời điểm quan trong.
Hãy dạy trẻ học theo cách nghiên cứu
Bạn hãy khuyến khích con ghi chú lại một vài điều cơ bản khi trẻ đang đọc một chương sách, hướng dẫn trẻ cách đọc lướt qua tài liệu, nghiên cứu các bảng biểu và bản đồ, tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn từ của trẻ.
Ngoài ra, trẻ có thể dùng những mẩu giấy nhỏ để ghi lại những điều cần được xem lại nhanh như ngày tháng, công thức, từ hay nhầm lẫn…
Viết những lời ghi chú
Đây cũng là một kỹ năng cơ bản và cần được phát triển. Rất nhiều trẻ không biết cách ghi chú như thế nào khi được yêu cầu. Một số cho rằng mình phải viết từng từ mà giáo viên nói.
Tuy nhiên, điều này là không cần thiết, trẻ chỉ cần ghi chép những điều quan trọng. Giáo viên thường sẽ giảng bài theo một cách để trẻ có thể tự nhận thấy điều gì cần ghi chép lại.
Những gì ghi trên lớp có nên được viết lại
Trong một vài trường hợp thì bạn nên khuyến khích trẻ làm như thế, đặc biệt nếu như tài liệu đó học sinh không có. Hơn nữa, trẻ thường có cách viết rất nhanh nhưng thiếu sự sắp xếp và rõ ràng.
Viết lại những ghi chú cần thời gian, nhưng đó sẽ là cách ôn lại bài rất tuyệt và ghi nhớ những thông tin quan trọng.
Bạn nên làm điều này, nhưng nếu nó được để trên giá để bám bụi thì chẳng có tác dụng gì. Bạn hãy đặt nó ở một vị trí thuận tiện và để trẻ nhìn thấy khi thỉnh thoảng bạn dùng đến nó.
Nếu cuốn từ điển của gia đình được để trong phòng khách và trẻ học trong phòng của mình, thì bạn hãy mua cho trẻ một cuốn từ điển khác chỉ để con sử dụng.
Giúp trẻ tự tin trước mỗi bài kiểm tra
Một vài trẻ có thể gặp vấn đề tâm lý khi sắp đến kỳ thi. Bạn hãy giải thích với bé rằng thức khuya để học bài thì không hiệu quả. Tốt hơn hết là con hãy có một giấc ngủ đêm thật sâu. Bạn nên nhắc nhở trẻ khi làm bài kiểm tra, con nên đọc hết đề bài thật cần thận trước khi bắt tay viết vào bài.
Trẻ nên bỏ qua những câu hỏi mà mình không biết câu trả lời ngay, và có thể quay lại với câu hỏi đó nếu còn thời gian. Lời khuyên tốt nhất cho trẻ khi có bài kiểm tra là hãy thở thật sâu, nghỉ ngơi và luôn nhắc con mang theo bút dự phòng.
Trong suốt quá trình làm bài tập, bạn hãy theo dõi những dấu hiệu tức giận ở trẻ. Trẻ không nên học tiếp nếu đang tức giận
hoặc buồn về một bài tập nào đó, vì nó quá dài hoặc khó. Vào những thời điểm như thế, bạn hãy bảo con không cần làm bài đó trong buổi tối nay. Bạn có thể viết ghi chú yêu cầu giáo viên giải lại bài tập này và cũng có thể là một buổi gặp mặt để thảo luận xem độ khó và độ dài của bài tập về nhà.
Giúp trẻ làm bài tập về nhà
Cha mẹ có thể giúp bé làm bài tập nhưng chỉ khi điều đó thực sự hữu ích, chẳng hạn như soát lỗi sai chính tả. Tuy nhiên bạn không nên làm nếu đó là việc nằm trong khả năng của trẻ. Bạn không nên giúp đỡ trẻ ngay mà hãy để trẻ có thời gian tự suy nghĩ. Sự giúp đỡ miễn cưỡng còn tồi hơn là không giúp tý nào.
Bạn có thể đọc lại đề bài hoặc kiểm tra kết quả phép toán sau khi trẻ đã làm xong bài. Và nhớ rằng, bạn hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực nếu bạn không muốn bé tỏ ra khó chịu khi làm bài tập ở nhà.
Thi thoảng bạn cũng nên hỏi trẻ những câu hỏi như: “Mọi việc ở trường thế nào hả con”, hoặc vô tình hỏi “Bài kiểm tra toán của con thế nào?”, “Bài tập lịch sử của con thế nào rồi?
Có cần mẹ (ba) giúp gì không?”… Điều đó sẽ cho thấy bạn quan tâm đến việc học hành của con.