2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương
- Chính phủ cần nghiên cứu để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số nội dung ở một số Luật không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án đầu tư (Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu, Luật Đất đai...
- Cần khắc phục tình trạng Luật và Nghị định ban hành đã có hiệu lực nhưng các Bộ quá chậm trể trong việc ban hành Thông tư hướng dẫn (Nghị định 136/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công ban hành chậm gần 1 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành 01/01/2015).
- Chính phủ cần phân cấp mạnh hơn và nhiều hơn cho các địa phương, hiện nay có một số công việc Chính phủ chưa mạnh dạn phân cấp, còn “ôm đồm” gây khó khăn cho địa phương; giảm hiệu quả của dự án; tốn kém chi phí, thời gian; dễ tiêu cực, nhũng nhiễu, cửa quyền...ví dụ:
+ Việc phân bổ và thẩm định vốn đầu tư: Theo quy định của Luật Đầu tư công thì việc thẩm định nguồn vốn cho các công trình dự án thuộc về Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Với cách làm này rất khó khăn cho các địa phương, tất cả các CĐT, các
hội sửa Luật Đầu tư công theo hướng Bộ chỉ nên hướng dẫn tiêu chí hoặc cơ chế phân bổ vốn sau đó phân cấp cho địa phương thực hiện. Vì UBND tỉnh HĐND tỉnh hoàn toàn có đủ thẩm quyền, năng lực và chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
- Một số định mức, tiêu chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật ban hành đã lâu, hiện quá lỗi thời không còn phù hợp với thực tiễn, cần phải được thay đổi để đảm bảo hiệu quả đầu tư, công năng sử dụng, tránh lãng phí ( chi phí thay thế, sữa chữa..).
- Cần xem xét một số khoản mục chi phí xét ở một góc độ nào đó chưa thật sự hợp lý để tiết kiệm NSNN, ví dụ:
+ Công tác thẩm định dự toán - thiết kế, thẩm tra quyết toán....do các cơ quan nhà nước thực hiện. Tất cả các chi phí phục vụ cho các cơ quan này đều do nhà nước chi trả (tiền lương và các khoản chi thường xuyên...), nay thực hiện nhiệm vụ lại thu phí cũng từ nguồn NSNN.