Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ đối với hộ KINH DOANH cá THỂ tại CHI cục THUẾ THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 26)

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

1.2.1. K m v va trò u t u v ộ k d a c t ể

Để đảm bảo mục tiêu thu đúng, đủ thuế nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thuế trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải đề ra các quy định, luật pháp nhằm tạo một hành lang thống nhất, buộc mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện theo.

Để Luật pháp về thuế được đảm bảo thực hiện, Nhà nước phải tổ chức ra bộ máy để quản lý thuế và giám sát thực hiện đối với bộ máy này. Do bản chất của thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp nên việc yêu cầu người nộp thuế tự giác khi không có hệ thống luật pháp để bắt buộc là điều không thể thực hiện, thậm chí kể cả khi có hệ thống luật pháp về thuế, nhiều tổ chức cá nhân nộp thuế vẫn cố tình không thực hiện hoặc lợi dụng kẽ hở của chính sách để tư lợi. Vì vậy, vai trò quản lý thuế của Nhà nước mang tính áp đặt và là một tất yếu khách quan trong quá trình quản lý.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật” [19, tr.10]. Do đó, quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể là hoạt động quản lý thuế trong đó đối tượng nộp thuế là các hộ kinh doanh cá thể.

Thu thuế là hoạt động trọng tâm, quyết định hiệu quả của quản lý thuế nên từ khái niệm quản lý thuế ta có thể hiểu quản lý thuế là việc Nhà nước sử dụng các phương tiện, cách thức, biện pháp nhằm thực hiện việc thu thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích đề ra trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Được biểu hiện cụ thể thành một hệ thống: Từ việc Nhà nước ban hành chính sách, tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát kết quả đến việc chỉnh sửa chính sách và ban hành chính sách mới cho phù hợp với thực tiễn đang quản lý.

Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thựctiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường được thiết kế nhằm thực hiện những chức năng của thuế. Tuy nhiên, các mục tiêu đó chỉ trở thành hiện thực nếu quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát tốt để người nộp thuế phải nộp đủ và nộp đúng hạn số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, có thể khẳng định Quản lý thuế có vai trò quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế.

1.2.2. Yêu cầu của c t c u t u v ộ k d a c t ể

Các yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể cũng thống nhất với các yêu cầu của công tác quản lý thuế nói chung, bao gồm:

- Quản lý thuế đạt hiệu quả: Cần phân biệt hiệu quả quản lý và hiệu năng trong quản lý. Hiệu năng có thể đạt được mà không tính đến chi phí. Hiệu quả tức là số chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn so với lợi nhuận thu về. Trong quản lý thuế thì hiệu quả tức là số thu từ thuế đạt được lớn nhất nhưng chi phí lại tiết kiệm nhất. Muốn chi phí tiết kiệm thì cần phải có một cơ chế quản lý tốt, một bộ máy gọn nhẹ để giảm thiểu những thủ tục rườm rà. Có như vậy mới có thể có được nguồn thu từ thuế lớn nhất và chi phí là ít nhất. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Quản lý thuế đúng mục tiêu: Đảm bảo thực hiện tốt nhất dự toán. Dự toán thuế do chính những cơ quan sử dụng trực tiếp ngân sách nhà nước lập dự toán thuế, được lập cùng thời điểm lập dự toán Ngân sách Nhà nước và được thực hiện cùng thời điểm của năm ngân sách. Quản lý thuế phải đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về thuế và phát huy được vai trò tích cực của thuế.

- Quản lý thuế đúng mục đích: tức là phải thu đúng, thu đủ thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước. Xóa bỏ các thủ tục phiền hà, gây cản trở và tốn kém cho hộ kinh doanh cá thể trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện công khai dân chủ đảm bảo tính công bằng, xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế, hiệnđại hóa công tác quản lý thuế.

1.2.3. Nộ du u t u v ộ k d a c t ể

1.2.3.1. Quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ổn định

Bước 1: Chậm nhất là trước ngày 19/11 hằng năm, Đội KK-KTT phối hợp với Đội thuế LXP lập Danh sách CNKD phải phát tờ khai thuế mẫu 02-1/QTr- CNKD và Danh sách CNKD phải nộp tờ khai thuế mẫu 02-2/QTr-CNKD ban hành kèm theo quy trình này để chuyển Tổ công tác phát tờ khai thuế và Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế.

Bước 2:Chậm nhất là trước ngày 19/11 hằng năm, Chi cục Thuế thành lập các Tổcông tác phát tờ khaithuế và Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế.

Bước 3: Trong thời gian từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hằng năm, tổ công tác phát tờ khai thuế thực hiện phát tờ khai thuế cho năm sau đến từng CNKD và có ký xác nhận của CNKD đã nhận tờ khai thuế vào Danh sách phát tờ khai thuế mẫu 02-1/QTr-CNKD.

Bước 4: Chậm nhất là ngày 06/12 hằng năm, Tổ công tác phát tờ khai thuế chuyển 01 bản chụp Danh sách 02-1/QTr-CNKD đã có ký xác nhận của CNKD đến Đội KK-KTT để Đội KK-KTT cập nhật vào Hệ thống TMS chậm nhất là trước ngày 10/12 hằng năm. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bước 5:Đội thuế LXP đôn đốc CNKD để đảm bảo CNKD nộp tờ khai thuế cho Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế chậm nhất là ngày 15/12 hằng năm.

Bước 6:Sau khi tiếp nhận Tờ khai thuế của CNKD, Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế và có ký xác nhận của CNKD đã nộp tờ khai thuế vào Danh sách nộp tờ khai thuế mẫu 02-2/QTr-CNKD, đồng thời đóng dấu tiếp nhận hồ sơ khai thuế trên tờ khai và chuyển tờ khai thuế đến Đội thuế LXP để thực hiện các công việc tiếp theo.

Bước 7:Chậm nhất là ngày 16/12 hằng năm, Đội thuế LXP chuyển 01 bản chụp Danh sách nộp tờ khai thuế mẫu 02-2/QTr-CNKD đến Đội KK-KTT để Đội KK-KTT thực hiện cập nhật thông tin cá nhân nộp tờ khai vào Hệ thống TMS chậm nhất là trước ngày 20/12 hằng năm.

1.2.3.2. Quản lý thuế đối với cá nhân mới ra kinh doanh tại địa bàn và cá nhân thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm

Bước 1:Căn cứ kết quả quản lý thường xuyên trên địa bàn,Đội thuế LXP tổ chức phát tờ khai thuế theo mẫu quy định cho cá nhân mới ra kinh doanh tại địa bàn và cá nhân có thay đổi về hoạt động kinh doanh trong năm phải khai điều chỉnh bổ sung, đồng thời có ký xác nhận của CNKD đã nhận tờ khai thuế vào Sổ giao hồ sơ thuế mẫu 02-4/QTr-CNKD.

Bước 2: Đội thuế LXP hướng dẫn CNKD khai thuế, tính thuế phải nộp theo quy định, đồng thời đôn đốc CNKD nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày mới ra kinh doanh tại địa bàn hoặc thay đổi hoạt động kinh doanh và có ký xác nhận của CNKD đã nộp tờ khai thuế vào Sổ nhận hồ sơ thuế mẫu 02- 5/QTr-CNKD.

Bước 3:Đội thuế LXP thực hiện xử lý tờ khai thuế.

1.2.3.3. Quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn quyển của CQT

Bước 1: Đội thuế LXP phát mẫu Báo cáo sử dụng hoá đơn theo mẫu quy định và hướng dẫn CNKD khai đầy đủ thông tin và nộp cho Bộ phận “một cửa” chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế trên hoá đơn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bước 2: Sau khi nhận được Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ theo quy định và thực hiện chuyển hồ sơ ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo tới các bộ phận theo qui định.

Bước 3: Đội KK-KTT cập nhật thông tin sử dụng hóa đơn và nghĩa vụ thuế phải nộp đối với doanh thu sử dụng hoá đơn quyển của CNKD vào Hệ thống TMS ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo.

Bước 4: Chậm nhất là ngày 15 tháng thứ 2 quý liền kề của kỳ báo cáo sử dụng hoá đơn theo quy định, Đội KK-KTT kết xuất và in Danh sách CNKD sử dụng hoá đơn quyển mẫu 04-5/QTr-CNKD ban hành kèm theo quy trình này để chuyển Bộ phận QLAC ký xác nhận về số lượng hoá đơn đã sử dụng.

Bước 5: Bộ phận QLAC ký xác nhận vào Danh sách 04-5/QTr-CNKD để chuyển Đội KK-KTT báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế.

Bước 6: Đội KK-KTT báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế và chuyển 01 bản chụp Danh sách 04-5/QTr-CNKD đến Đội thuế LXP để phục vụ công tác quản lý thuế thường xuyên tại địa bàn.

1.2.3.4. Quản lý thuế đối với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh có ra quyết định miễn, giảm thuế

CNKD ngừng/nghỉ kinh doanh có ra quyết định miễn, giảm thuế là CNKD đáp ứng đồng thời hai điều kiện: (1) đã được cơ quan thuế lập Bộ Thuế ổn định sau đó phát sinh việc ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm và (2) có thông báo bằng văn bản đến CQT về việc ngừng/nghỉ kinh doanh.

Bước 1: Đội thuế LXP tiếp nhận Thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh của cá nhân, xác nhận và chuyển Bộ phận “một cửa” trong thời hạn chậm nhất là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo. Trường hợp CNKD có sử dụng hoá đơn quyển của CQT thì Đội thuế LXP hướng dẫn cá nhân thực hiện các thủ tục về xử lý hoá đơn theo quy định hiện hành trước khi chuyển Bộ phận “một cửa”.

Bước 2: Bộ phận “một cửa” thực hiện việc cập nhật văn bản đến theo quy định và chuyển Đội KK-KTT ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo.

Bước 3: Đội KK-KTT căn cứ Thông báo ngừng/nghỉ của CNKD, xử lý như sau:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Đối với trường hợp CNKD thông báo ngừng kinh doanh tại địa bàn vào thời điểm cuối năm liền trước năm tính thuế, trước thời điểm lập bộ thuế khoán ổn định năm tính thuế thì Đội KK-KTT chuyển bộ phận đăng ký thuế thực hiện cập nhật trạng thái ngừng kinh doanh theo quy định về đăng ký thuế, để không đưa vào lập bộ thuế khoán ổn định năm tính thuế.

- Đối với trường hợp CNKD thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh tại địa bàn trong năm (sau khi đã khoán ổn định thuế năm) thì xử lý Hồ sơ miễn, giảm thuế cho CNKD như sau:

Đội KK-KTT phối hợp với Bộ phận QLN thực hiện xác nhận nợ thuế của CNKD, dự thảo Quyết định miễn/giảm thuế hoặc dự thảo Thông báo không được miễn/giảm thuế theo mẫu quy định trình lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt khi họp duyệt Bộ Thuế phát sinh hằng tháng trong thời gian không quá bảy (07) ngày làm việc. Trường hợp cần yêu cầu kiểm tra, làm rõ thêm thông tin để xác định số thuế được miễn, giảm thì lập Phiếu đề nghị giải quyết theo mẫu ban hành kèm theo quy trình khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế hiện hành chuyển Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về tiền thuế được miễn, giảm của CNKD trong thời hạn chậm nhất là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu đề nghị giải quyết.

Bước 4: Căn cứ kết quả phê duyệt của lãnh đạo Chi cục Thuế, Đội KK-KTT cập nhật Hệ thống TMS trạng thái hoạt động của CNKD, đồng thời chuyển Quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc Thông báo không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế đến Đội thuế LXP ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo.

Bước 5: Đội thuế LXP có trách nhiệm gửi trực tiếp Quyết định hoặc Thông báo nêu trên đến CNKD và yêu cầu CNKD ký xác nhận đã nhận vào Sổ giao hồ sơ thuế mẫu 02-4/QTr-CNKD ban hành kèm theo quy trình này.

1.2.4. Quy trì u t u ộ k d a c t ểt e p ươ p p k

Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục Thuế thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, lập bộ,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tính thuế theo đúng các quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành Luật.

Trước đây, việc quản lý thuế đối với hộ KDCT được thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06/10/2014 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và Quyết định 748/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế khoán trên trang thông tin điện tử của ngành Thuế.

Từ ngày 18/12/2015, việc quản lý thuế đối với hộ KDCT thực hiện theo quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh được ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015. Mặt khác, từ ngày 01/01/2015 các đối tượng là hộ, cá nhân kinh doanh đang nộp thuế theo phương pháp kê khai trước đây sẽ chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khoán theo hướng dẫn tại công văn 17526/BTC- TCT ngày 01 tháng 12 năm 2014. Vì vậy, đề tàichỉ tập trung trình bày rõ quy trình quản lý thuế đối với hộ KDCT theo phương pháp khoán, thể hiện qua sơ đồ 1.1

Quy trình quản lý thuế hộ KDCT cụ thể như sau: Bước 1: Điều tra doanh thu

- Lập kế hoạch điều tra doanh thu

Đội TH-NV-DT căn cứ vào nguồn lực quản lý thực tế, lập Kế hoạch điều tra doanh thu thực tế của các ngành nghề kinh doanh trọng điểm tại địa phương trong năm, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt trước ngày 15/02 hàng năm.

Lựa chọn danh sách hộ kinh doanh thực hiện điều tra doanh thu: Căn cứ vào kế hoạch điều tra doanh số đã được phê duyệt. Đội THNVDT - kê khai - kế toán thuế và tin học lựa chọn ngẫu nhiên các hộ kinh doanh theo các địa bàn, quy mô kinh doanh… để lập danh sách hộ kinh doanh thực hiện điều tra doanh thu thực tế theo từng quý, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt.

- Thực hiện điều tra doanh thu.

Đội THNVDT - kê khai - kế toán thuế và tin học tổ chức thực hiện, thời gian không quá năm (05) ngày liên tục. Tổ công tác sẽ ước lượng doanh thu thực tế của hộ kinh doanh trong thời gian một (01) tháng, một (01) năm. Kết quả điều tra doanh thu thực tế phải được lập thành biên bản.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý thu thuếhộ KDCT theo phƣơng pháp khoán

Bƣớc 1

Điều tra doanh thu

Bƣớc 2

Tính thuế, Lập bộ

Lập kế hoạch điều tra TH-NV-DT 15/02 năm trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ đối với hộ KINH DOANH cá THỂ tại CHI cục THUẾ THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)