ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 77)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1. Những k t quả đã đạt đƣợc

2.4.1.1. K t quả thu ngânsách thành phố Đồng Hới từ 2015-2018

Giai đoạn từ năm 2015 - 2018 là những năm mà kinh tế nước ta nói chung và ở thành phố Đồng Hới nói riêng rơi vào suy thoái. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNQD gặp nhiều khó khăn, điều này đã tác động xấu đến hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD ở thành phố Đồng Hới nói riêng. Tuy vậy công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế thành phố

% TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.27: Số iệu về nộp thu của DNNQD giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

TT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM

Tôc độ tăng trƣởng

2015 2016 2017 2018 bq/năm

A Tổng thu 796,504 1,098,510 1,094,421 1,136,996 12.60%

A1 Thu trong cân đối 768,276 1,085,760 1,082,789 1,089,593 12.35%

A2 Thu trong cân đối không kể tiền

SD đất 215,656 324,347 328,993 344,565 16.91%

A2* Trong đó: Riêng DNNQD 70,670 71,024 67,339 68,047 -1.25%

1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 6,948 7,379 7,190 9,753 11.97% 2 Thuế tài nguyên 425 603 1,790 2,893 89.48%

3 Thu giá trị gia tăng 57,063 55,009 42,825 49,981 -4.32%

4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 216 249 242 315 13.41%

5 Thuế môn bài 3,111 3,257 3,373 3,652 5.49%

6 Thu tiền phạt đã thực hiện 2,907 4,527 11,919 1,453 -20.64%

B (A2*) Chi m tỷ trọng thu NSNN

1 So với thu trong cân đối 9.20% 6.54% 6.22% 6.25% 2 So với thu trong CĐ trừ tiền SD đất 32.77% 21.90% 20.47% 19.75%

Riêng thuế GTGT

1 So với thu trong CĐ trừ tiền SD đất 26.46% 16.96% 13.02% 14.51% 2 So với tổng thu của DNNQD 80.75% 77.45% 63.60% 73.45%

Từ mô hình quản lý thuế theo đối tượng nộp thuế sang mô hình quản lý thuế theo chức năng, đối tượng nộp thuế tiến hành tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm với kết quả kê khai của mình. Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả kê khai thuế của người nộp thuế thông qua các bộ phận chức năng của cơ quan thuế. Kết quả quản lý thuế GTGT đối với DNNQD của Chi cục Thuế thành phố Đồng Hới giai đoạn 2015 - 2018 thể hiện qua bảng 2.27.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Theo số liệu tại Bảng 2.27 cho thấy số thuế đã nộp của các doanh nghiệp không tăngqua hàng năm, nếu trừ tiền sử dụng đất thì trong tổng số thu tính cân đối của các DNNQD năm 2015 chiếm 32,77% thì đến năm 2018 chỉ chiếm 19,75%.

2.4.2. Hạn ch

2.4.2.1. Về ch nh sách

- Hệ thống chính sách thuế chưa đồng bộ, Luật thuế GTGT thiếu tính ổn định, thường xuyên bổ sung, sửa đổi đang làm mất dần những nguyên tắc cơ bản, thiếu tính bao quát, gây ra nhiều cách hiểu, dẩn đến áp dụng theo nhiều cách khác nhau, làm ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện luật trong cuộc sống.

- Một số quy định về thủ tục hành chính thuế trong Luật thuế GTGT, Luật quản lý thuế, các Quy trình quản lý còn phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho người nộp thuế làm tăng chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục về thuế cho cả DN và CQT, dễ gây phát sinh tiêu cực trong quản lý thuế. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới hiện nay DN Việt Nam mổi năm phải mất 119giờ để thực hiện nghĩa vụ thuế đứng gần cuối bảng xếp hạng thuận lợi về thuế trong nhóm 12 nước ASEAN + Trung Quốc.

2.4.2.2. Về công tác quản ý thu

- Việc thực hiện dự toán thu thuế GTGT đối với DNNQD hằng năm đã tăng trưởng cao. Tuy vậy, thất thu thuế vẫn còn lớn, xảy ra thường xuyên và hầu hết ở các lĩnh vực kinh doanh, trong đó các DN kinh doanh ở ngành thương nghiệp và dịch vụ là phổ biến nhất.

- Công tác dự báo, xây dựng dự toán thu còn thiếu chính xác và chưa tích

cực. Đến nay, chúng ta vẫn sử dụng phương pháp tính dự toán thu đã lạc hậu, việc xây dựng dự toán chủ yếu vẫn là xác định một số chỉ số kinh tế, như: thu nhập, doanh thu... từ đó dự báo cho thu năm sau. Phương pháp này chỉ phù hợp với nền kinh tế tương đối ổn định, một nền kinh tế trong trạng thái tĩnh, không thể áp dụng cho một nền kinh tế phong phú, đa dạng và đang phát triển, biến động không ngừng. Năm 2018 mặc dù số thu thuế GTGT của các DNNQD vẩn tăng trưởng cao so với cùng kỳ, nhưng thu thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn đã không hoàn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thành dự toán pháp lệnh, ngoài nguyên nhân khách quan là do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, thì có nguyên nhân chủ quan do việc xây dựng dự toán có số liệu tăng đột biến, không phù hợp với tình hình thực tế.

- Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã có tiến bộ hơnnhưng số thuế nợ vẫn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong năm 2017 nợ thuế tăng đột biến, tỷ lệ nợ thuế còn ở mức cao (trên 41,5%) so với tỷ lệ cho phép của ngành (quy định mức nợ thuế cho phép 5% trên số thuế nộp ngân sách).

Việc thiết lập các hồ sơ, thủ tục nhằm đảm bảo thu đủ tiền nợ thuế vào NSNN chưa được kịp thời, đầy đủ. Chưa mạnh dạn, cương quyết trong thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhằm thu đủ tiền thuế. Việc phối hợp với các ban, ngành chức năng nhằm hạn chế tối đa tình trạng nợ thuế vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Công tác theo dõi, lập hồ sơ, thủ tục đề nghị xoá nợ thuế của các doanh nghiệp đã giải thể, bỏ trốn, mất tích... còn chậm dẫn đến số nợ thuế ảo lớn.

- Chất lượng của công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa đáp ứng được nhu

cầu của NNT; hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, lạc hậu; việc tiếp nhận và giải quyết những vướng mắc, khó khăn của NNT còn chậm. Công tác tuyên truyền chính sách thuế còn mang tính hình thức, thực hiện theo chương trình kế hoạch của cơ quan thuế, chưa thực sự thiết thực đối với NNT.

- Chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp, thể hiện ở công tác giám sát kiểm tra hồ sơ thuế, phân tích đánh giá rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra còn mang tính chủ quan, chưa đi sâu phân tích và căn cứ kết quả phân tích thông tin doanh nghiệp để lập kế hoạch cho sát đúng với yêu cầu; kiến thức và kỹ năng về chế độ kế toán, chính sách tài chính, chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của một bộ phận công chức làm công tác kiểm tra còn hạn chế nên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra thuế tại DN.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn ch

Một là,về chính sách pháp luật thuế

- Luật thuế GTGT được áp dụng từ ngày 01/01/1999, mới hơn 19năm triển khai thực hiện nhưng đã qua nhiều lần bổ sung, sữa đổi; việc bổ sung sữa đổi luật

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thuế này lại chỉ tập trung vào những khiếm khuyết, thiếu tính hệ thống; một số quy định trong Luật thuế GTGT còn phức tạp, chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở và chưa bao quát hết nguồn thu đã gây khókhăn trong tổ chức thực hiện, dể phát sinh gian lận thuế làm thất thu NSNN.

- Việc thực hiện cải cách thuế, sửa đổi bổ sung đối với Luật quản lý thuế, các quy trình quản lý thuế, về hoá đơn còn thiếu đồng bộ, manh mún thường chỉ cải tiến ở một khâu, một quy trình nên không giãi quyết triệt để những khiếm khuyết.

Hai là,về phía cơ quan quản lý thuế

- Tổ chức bộ máy cơ quan thuế chưa thật phù hợp với thực tiễn, nhất là ở cấp chi cục thuế. Đội ngũ cán bộ thuế tuy đã được quan tâm đến công tác đào tạo nhưng năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn chưa nâng lên kịp so với yêu cầu, trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ

và phong cách ứng xử của cán bộ thuế chưa đúng mực, chưa công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi NNT. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế. Hơn thế nữa, một số cán bộ thuế có biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp thông đồng với NNT nhằm gian lận tiền thuế.

- Công tác kiểm tra nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý các vi phạm về thuế của CQT chưa đặt đúng tầm và chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay là trình độ dân trí còn thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao. Chất lượng kiểm tra còn hạn chế chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong tính thuế, kê khai thuế.

- Công tác dự báo, xây dựng dự toán thu còn thiếu chính xác, công tác dự toán hiện naybị ảnh hưởng nặng bởi kế hoạch, định hướng của cấp trên giao. Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, công cụ theo dõi hữu hiệu để từ đó dự đoán được tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp từ đó xây dựng dự toán sát với khả năng thực tế của doanh nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa được thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm thực hiện pháp luật về thuế.

- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế GTGT còn ở mức thấp, phần mền quản lý TMS luôn nâng cấp để đáp ứng theo các qui định mới do đó dẫn đến nhiều sai sót; Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất. hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của CQT.

- Ngành thuế chưa xây dựng được những tiêu chí cụ thể để làm thang đo đánh giá về mức độ hài lòng của NNT, hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế GTGT đối với DNNQD nói riêng; chưa xây dựng được bản mô tả công việc cho từng vị trí, trách nhiệm của công chức thuế trong việc giải quyết các thủ tục hành

chính cho DN.

Ba là, Về phía người nộp thuế

- Ý thức chấp hành pháp luật về thuế GTGT và nhận thức của NNT chưa cao do vậy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu thuế.

- Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng tiền thuế GTGT còn diễn ra phổ biến, vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội.

- Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới nhiều hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ NSNN.

Bốn là, Sự phối kết hợp trong thực hiện quản lý thuế của các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan chưa thực sự tốt và còn nhiều khe hở. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với CQT trong việc cung

cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đủ, kịp thời tiền thuế và chống thất thu NS trên địa bàn.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT DNNQD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT DNNQD

3.1.1. Định hƣớng chung về quản ý thu 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể cải cách thu * Về cải cách ch nh sách thu :

- Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, minh bạch. góp phần thúc đẩy cải cách

hành chính .

- Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

* Về cải cách quản ý thu :

- Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Trong công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế tiến tới đạt tỷ lệ 100% đối tượng nộp thuế, khai thác triệt để mọi nguồn thu, chống thất thu.

- Quản lý căn cứ tính thuế chặt chẽ chính xác không để người nộp thuế lợi dụng kẽ hở để gian lận thuế, trốn thuế. Trong công tác thu nộp đảm bảo thu nộp được 100% số thuế phải nộp, tiến tới xóa bỏ tình trạng nợ đọng thuế.

- Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, đuổi kịp trình độ Quản lý thuế đối với các nước trong khu vực. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trong sạch, đảm bảo không để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

3.1.1.3. Định hƣớng cải cách để hoànthiện hệ thống thu

* Về chính sách thuế Giá trị gia tăng:

Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

* Về quản lý thuế

- Đẩy mạnh, thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế; thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH min (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)