Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi sự nghiệp cho phát triển văn hóa –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển văn hóa thể dục thể thao tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 38)

1.1.5.1 Chế độ chính sách quản lý tài chính công [8]

Đó là sự ảnh hưởng của những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi thường xuyên N NN cho văn hóa - thể dục thể thao. Quy định phạm vi, đối tượng chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong

quá trình quản lý chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu.

Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách trước hết phải nói đến chế độ chính sách quản lý tài chính công. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về chế độ chính sách quản lý tài chính công có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đ i hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả.

1.1.5.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa - thể thao. [9]

Văn hóa - thể thao có tầm quan trọng lớn lao, sự phát triển của văn hóa- thể thao có ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là việc phát triển văn hóa, xã hội. Nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng văn hóa - thể thao là nhiệm vụ quan trọng. Xuất phát từ chủ trương, chính sách ấy mà Nhà nước ta dần có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực văn hóa - thể thao. Đầu tiên phải kể đến đó là Nghị định số 10/ 00 /NĐ - CP ngày 16/01/2002 đơn vị sự nghiệp có thu được trao quyền tự chủ về tài chính giúp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong điều hành ngân sách, tự chủ trong chi tiêu điều đó hạn chế những tiêu cực lãng phí, làm tăng thu, tiết kiệm chi phí nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức làm trong ngành văn hóa - thể thao. au đó là Nghị định số 43/ 006/NĐ- Cp ngày 25/4/2006 thay thế cho Nghị định số 10/2002 NĐ – Cp, nghị định 16/ 015/NĐ-CP ban hành ngày 14/ / 015 thay thế cho Nghị định số 43/ 006/NĐ- Cp ngày 25/4/2006, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những được trao quyền tự chủ về tài chính mà c n được trao quyền tự chủ, tự chịu rách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - thể thao là một bước cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp.

1.1.5.3 Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý

Mỗi đơn vị sử dụng N NN có tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để thực hiện các chức năng của mình. Hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ có tác động rất lớn tới quản lý chi thường xuyên N NN. hi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này, quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý chi thường xuyên N NN theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó.

Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp trên, cấp dưới, giữa các ngành không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách, nhất là đối với ngành văn hóa, một ngành thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chi thường xuyên bởi hệ thống lớn, nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp, không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách cho văn hóa - thể thao.

1.1.5.4 Mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp văn hóa - thể thao

Mạng lưới tổ chức hoạt động Văn hóa - thể thao là hệ thống các nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm vui chơi, luyện tập và thi đấu thể thao, cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới khoản chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể cũng như chi phí quản lý hành chính.

Tính hợp lý hay không hợp lý trong việc tổ chức mạng lưới văn hóa - thể thao sẽ tác động mạnh tới số chi, một mạng lưới văn hóa - thể thao vừa gọn nhẹ vừa đủ, bố trí trường lớp hợp lý đảm bảo được chất lượng công tác quản lý thì phần nào sẽ giảm chi cho N NN và ngược lại thì chi N NN sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng N NN sẽ giảm xuống.

mạng lưới tổ chức, tinh giảm gọn nhẹ biên chế, nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước cải cách hành chính trong hệ thống Văn hóa - thể thao. Ngành tài chính cần có biện pháp xác định quản lý số chi N NN cho Văn hóa - thể thao để khoản chi đó có tác dụng tích cực tới tổ chức mạng lưới Văn hóa - thể thao.

1.1.5.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho Văn hóa - thể thao

Nhân tố này có ảnh hưởng đến các khoản chi có tính chất không thường xuyên của N NN cho Văn hóa - thể thao như khoản chi sửa chữa, mua sắm máy móc, thiết bị...., khoản chi này không có định mức quản lý và được xác định tùy thuộc vào thực trạng của từng cơ sở văn hóa.

Hệ thống máy móc thiết bị tại các cơ sở văn hóa - thể thao đã cực kỳ lỗi thời, vô cùng chậm chạp khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian. Các cán bộ phụ trách tài chính đã nhiều lần kiến nghị lên xin chi nâng cấp, nhưng vì nguồn vốn của các địa phương vô cùng hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều các hoạt động khác trong địa phương nên cho đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất như bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,... của các cơ sở văn hóa, trung tâm thể thao cơ bản đã cũ nát và không được nâng cấp nhiều năm nay. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác lưu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản lý tài chính.

1.1.5.6 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị như thanh tra tài

chính, kiểm tra tài chính, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thuế. [10]

Với bất kỳ cơ chế quản lý nào đều phải được giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể là công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán. Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tài chính. Bởi trong quá trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải sai sót. Việc kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục. Đặc biệt là khi có người lợi dụng kẽ hở của quản lý tài chính để tham ô, tham nhũng. hi đó, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp cơ chế quản lý ngày cang hoàn thiện hơn.

1.1.5.7 Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Việc quản lý chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. hi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó c n đ i hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi N NN. Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn c n thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức c n có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới số chi NSNN cho văn hóa - thể thao giúp chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về những ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với việc quản lý chi N NN cho văn hóa - thể thao ở các năm, giải thích được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp. hi ấy các nhân tố ảnh hưởng đã thực sự trở thành các cơ sở khoa học để xác định số chi NSNN cho văn hóa - thể thao. Ngoài ra trong công tác quản lý tài chính cũng thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển văn hóa thể dục thể thao tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)