Thách thức đặt ra đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình khu vực nông thôn ở huyện vùng cao Võ Nhai là tương đối lớn. Những thách thức ấy chính những khó khăn mà huyện đang gặp phải, đồng thời cũng chính là những rào cản gây ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả nêu ra một số thách thức cụ thể như sau:
Thứ nhất là, quy mô sản xuất nhìn chung còn mạnh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung
và chuyên môn hóa cao. Sản xuất mạnh mún có thể nói là bất cập lớp nhất trên con đường đưa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất hiện đại, bề vững. Bởi vì, mỗi hộ sản xuất nhỏ, riêng lẻ sẽ rất khó có được lượng vốn đủ lớn để đầu tư đổi mới công nghệ, hoặc nếu có đủ lượng vốn đó thì cũng không đủ không gian để có thể thực hiện cơ giới hóa. Thêm vào đó, lối canh tác cổ truyền, năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém đã làm cho sản phẩm của các hộ gia đình sản xuất ra không tiếp cận được với các với các siêu thị lớn, không vươn xa được ra thị trường và cũng không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.
Thứ hai là, cơ cấu ngành nghề trong sản xuất còn lạc hậu. Phần lớn các hộ gia đình
nông thôn ở huyện vùng cao Võ Nhai vẫn sinh sống bằng nghề nông. Nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình. Tuy số hộ kinh doanh nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm số đông nhưng số hộ có nguồn thu nhập lớn từ hoạt động này lại chiếm một tỉ trọng thấp hơn so với các hộ kinh doanh công nghiệp và dịch vụ. Đó là chư kể đến nhứng tổn thất, rủi ro mà hoạt động sản xuất nông nghiệp rất dễ gặp phải. Vậy nên, chừng nào các hoạt động kinh tế củ nông dân còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp thì chừng đó cuộc sống của họ vẫn còn bấp bênh.
Thứ ba là, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động. Từ nhiều năm nay các hộ
gia đình nông dân ở Võ Nhai phải đối mặt với một thực tế là sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, đặc biệt là vào thời điểm mùa vụ. Câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn là bài toán chưa tìm được lời giải thích hợp. Đó là chưa kể đến hiện tượng ép gia thu mua nông sản, hoặc thanh toán chậm đã gây khó khăn không nhỏ cho các hộ gia đình nông dân trong quá trình tái sản xuất. Một số doanh nghiệp ký hợp đồng với hộ nhưng không chịu đầu tư vào nguồn nguyên liệu như đã ký kết. Điều này làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, các hộ gia đình vẫn phải tìm đến các chợ làng hoặc bán cho thương lái với giá thấp hơn so với giá thị trường. Đó là một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển bền vững của kinh tế hộ.
Tình trạng nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu là: lao động gia đình phần lớn có độ tuổi cao và trình độ tay nghề thấp; kiến thức và năng lực tiếp cận thị trường của chủ hộ còn hạn chế; sản xuất kinh doanh của các hộ còn phụ thuộc nặng vào việc khai thác tự nhiên nên nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường cao; một phần không nhỏ hộ gia đình nông dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước...