Quận (huyện) :

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 41)

-Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm địa phương.

- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

- Ban hành những quy chế, quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

- Xây dựng kế hoạch ĐT, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Ban hành những quy định về ĐT, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Ban hành những quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục phổ thơng.

1.4.2.2. Trưởng phịng Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm địa phương.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

- Ban hành quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện thực hiện tốt chế độ, chính sách đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện ban hành những quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục phổ thông.

- Xây dựng môi trường, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, có cơ chế tạo động lực làm việc và phấn đấu vươn lên cho đội ngũ CBQL trường THCS.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện phân cấp quản lý hợp lý nham phát huy tính tự chủ, sáng tạo của đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Trong nghiên cứu này chủ thể phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng CT GDPT 2018 là Phòng Giáo dục & Đào tạo

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầuChương trình giáo dục phổ thơng 2018 Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

1.4.3.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Trong công tác cán bộ, quy hoạch là một khâu quan trọng quyết định đến chất lượng đội ngũ CBQL. Quy hoạch cán bộ nham xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận trong tương lai đảm bảo về cơ cấu, số lượng, chất lượng, tránh tình trạng thiếu hụt CBQL hoặc sử dụng CBQL chất lượng không cao. Công tác quy hoạch giúp nhà quản lý chủ động trong cơng tác cán bộ, có kế hoạch, sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Để thực hiện tốt cơng tác quy hoạch cán bộ thì cấp có thẩm quyền phải xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc để từ đó năm được số lượng cán bộ hiện có, cần có trong tương lai, phân tích đặc điểm về độ tuổi, năng lực, trình độ,… Có thể nói đây là cơng tác mang tính định hướng cho tương lai.

Về nguyên tắc trong quy hoạch: Quy hoạch với quan điểm là “động” và “mở”, nghĩa là một người có thể quy hoạch nhiều chức danh, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người. Công tác quy hoạch được thực hiện qua các bước: Nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, ln chuyển (nếu có), miễn nhiệm. Cơng tác quy hoạch được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch rà sốt quy hoạch, theo đó có thể xem xét bổ sung quy hoạch, đưa ra khỏi quy hoạch. Công tác quy hoạch phải được thực hiện một cách khách quan, khoa học, tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, phát triển.

Hiện nay căn cứ pháp lý để xác định số lượng CBQL trong các trường THCS được quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành ngày

12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người

làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Theo quy định tại thông tư này đội ngũ CBQL trong các nhà trường THCS được tính như sau:

Mỗi trường có 01 hiệu trưởng và từ 1 đến 2 Phó hiệu trưởng. Với các trường THCS có từ 28 lớp trở lên đối với khu vực trung du, đồng bang, thành phố; 19 lớp trở lên đối với khu vực miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 02 phó hiệu trưởng; các trường THCS có từ 27 lớp trở xuống đối với khu vực trung du, đồng bang, thành phố; 18 lớp trở xuống đối với khu vực miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 phó hiệu trưởng.

1.4.3.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL

Tuyển chọn, bổ nhiệm là một khâu trong công tác quy hoạch. Bổ nhiệm được thực hiện bởi một có thẩm quyền ra quyết định. Cơng tác quy hoạch có hiệu quả hay khơng sẽ được thể hiện qua khâu bổ nhiệm. Trong thực tế có nhiều cán bộ trong quy hoạch nhưng mãi không được bổ nhiệm, điều đó thể hiện sự kém hiệu quả của cơng tác quy hoạch.

Tuyển chọn, bổ nhiệm là người cán bộ trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định cho giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý nào đó trong một tổ chức. Quyết định bổ nhiệm có thời hạn 05 năm (một nhiệm kỳ). Hết thời gian 05 năm thì cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm lại.

Quy trình bổ nhiệm lại cũng thực hiện như bổ nhiệm và phải cưn cứ vào kết quả công tác của nhiệm kỳ. Tuy nhiên trong thực tế không phải tất cả cán bộ đã được bổ nhiệm đều được bổ nhiệm lại. nếu khơng đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn thì CBQL sẽ khơng được bổ nhiệm lại. Cũng có trường hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, CBQL khơng hồn thành nhiệm vụ, bị xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền có thể ra quyết định miễn nhiệm.

- Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về

chuẩn, khơng để cho đội ngũ CBQL có những thành viên khơng đủ u cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của CBQL. Hai mặt trên gián tiếp làm cho chất lượng CBQL được nâng cao.

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Như vậy không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với lĩnh vực này.

1.4.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Trong phát triển đội ngũ cán bộ, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng có vai trị rất quan trọng, quyết định đến chất lượng đội ngũ CBQL. Đây cũng là một nội dung được ngành giáo dục quan tâm trong những năm qua. Để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu CT GDPT mới thì cơng việc đầu tiên phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Vì đây là những người tổ chức triển khai thực hiện CT GDPT mới.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, kĩ năngquản lý. Mục tiêu cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là nâng cao phẩm chất và năng quản lý. Mục tiêu công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ này để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng CBQL là công tác không thể thiếu để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Ngành giáo dục huyện cần phải có kế hoạch hàng năm để cơng tác này có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện.

Yào tạo, bồi dưỡng CBQL là công tác không thể thiếu để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Ngành giáo dục huyện cần phải có kế hoạch HCS. Khi triquyồi dưỡng CBQL là cơng tác không thể thiếu để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Ngành gi vi nhi triquyồi dưỡng CBQL là công tác không thể thiếu để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Ngành giáo dục huyện thường xuyên về phẩm chất, năng lực để đáp ứng Chuẩn hiệu trưởng và các qui đriquyồi dưỡng CBQL là công tác không thể thiếu để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Ngành giáo dụ

Đối với cán bộ quản lí trường THCS, những năng lực cần được bồi dưỡng để chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT 2018, bao gồm:

- Năng lực quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THCS - Năng lực quản trị nhân sự trong trường THCS

- Năng lực quản trị tài chính trường THCS theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

- Năng lực quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường THCS

- Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THCS

- Năng lực thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường ở trường THCS

- Năng lực phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THCS.3

Các nội dung bồi dưỡng CBQL theo quy định hiện hành chính là những định hướng lớn trong việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng nham phát triển CBQL tại các trường THCS. Trong đó, định hướng quan trọng nhất là bồi dưỡng “thường xuyên, liên tục, tại chỗ”. Đây là yêu cầu quan trọng đối với hoạt động phát triển đội CBQL đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.

1.4.3.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý nói chung và của cơng tác tổ chức cán bộ nói riêng. Đánh giá đội ngũ khơng những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nham thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Nói như vậy, đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng khơng thể khơng nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thơng qua hoạt động đánh giá; để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi về lĩnh vực này.

3 Xem thêm Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ GDĐT ban hành Danh mục các Mô đun

bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán và CBQLCSGDPT cốt cán để hỗ trợ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông và CBQLCSGDPT thực hiện CTGDPT2018

1.4.3.5. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL cịn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCSđáp ứng u cầu Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 đáp ứng u cầu Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018

Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong luận án này, tác giả làm rõ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

1.5.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục quản lý giáo dục

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn coi trọng công tác giáo dục đào tạo, Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong mọi quyết sách của Đảng, giáo dục đào tạo luôn được đặt lên vị trí ưu tiên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Người đặt trọn niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ để kế tục xứng đáng truyền thống vẻ vang của cha ông bang sự nỗ lực phấn đấu học tập của mình, mở ra tương lai tươi sáng giàu đẹp cho đất nước.

Vai trò và ý nghĩa của giáo dục và đào tạo đã được khẳng định xuyên suốt qua nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trung ương: Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VII) năm 1993 khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) một lần nữa khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta; Nghị quyết thứ XII của Đảng xác định trong các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII, đổi mới căn

bản và toàn diện giáo dục, đào tạo là một trong ba đột phá chiến lược; tiếp nối những tinh thần trên, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.

Quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ CBQL cũng được thể hiện rõ Chỉ thị số 40/2004/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Như vậy có thể thấy rõ quan điểm của Đảng ta về công tác giáo dục đào tạo. Để phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì phải quan tâm phát triển đội ngũ CBQL. Đội ngũ CBQL giáo dục cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

1.5.2. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và triển khaiChương trình giáo dục phổ thơng 2018 Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết đã xác định mục tiêu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo là:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 41)

w