Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức:

Một phần của tài liệu phantichcophieuSSI (Trang 28 - 32)

Khái niệm: giá trị một cổ phiếu là giá trị hiện tại của dòng cổ tức kỳ vọng trên cổ phiếu đó.

Mô hình tổng quát:

Giá trị mỗi cổ phần của cổ phiếu=∑---

Mô hình chiết khấu dòng cổ tức 3 giai đoạn: theo mô hình, giai đoạn đầu tỷ lệ tăng trưởng cao ổn định, giai đoạn chuyển tiếp có tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống và giai đoạn cuối tỷ lệ tăng trưởng thấp ổn định.

Ta lựa chọn mô hình tăng trưởng 3 giai đoạn trong trường hợp này để định giá. Giai đoạn 1, dựa vào tình hình chung của thị trường cũng như tỉ lệ chi trả cổ tức ổn định của công ty được duy trì ở mức 10% trong những năm gần đây, suy ra được tỉ lệ chi trả cổ tức dự kiến năm 2012, 2013, 2014 là 10%. Giai đoạn 2, sang năm 2015, dựa vào triển vọng về sự phục hồi và phát triển của thị trường cũng như công ty mà tỉ lệ chi trả cổ tức là 15%, tương tự năm 2016 thì tỉ lệ này là 20%, năm 2017 là 30%. Sang giai đoạn 3 là giai đoạn tăng trưởng ổn định, ta ước tính tỉ lệ tăng trưởng g = 5%.

Dựa theo chính sách chi trả cổ tức ổn định và hài hoà của công ty trong những năm gần đây bất chấp sự biến động liên tục của thị trường, đồng thời theo nhận định của nhóm thì công ty cp chứng khoán Sài Gòn (SSI) đang trong giai đoạn tái cơ cấu nên cần duy trì chính sách trả cổ tức như vậy để củng cố, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đa số các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty thì thường là đầu tư trong ngắn hạn, kiếm lời chủ yếu bằng chênh lệch giá khi mua, bán cổ phiếu đó. Tuy nhiên, không phải vậy mà nhà đầu tư ít quan tâm tới cổ tức nhận được khi nắm giữ cổ phiếu vì đây chính là một phần thu nhập không nhỏ của nhà đầu tư trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay khi mà có ít công ty thực hiện được việc chi trả cổ tức ổn định hoặc thậm chí không chi trả cổ tức. Chính các chính sách này đã nói lên việc công ty vẫn hoạt động ổn định bất chấp việc thị trường đi xuống đồng thời quyền lợi, lợi ích của cổ đông được duy trì, đảm bảo, ngoài ra cũng tạo điều kiện, tiền lệ cho việc đầu tư dài hạn của nhà đầu tư (mua và nắm giữ) trong tương lai khi mà thị trường phát triển ổn định và quyết định của nhà đầu tư ít bị chi phối theo những biến động về giá gây ra bởi các thông tin kém minh bạch, không chính xác, bất cân xứng cũng như do thị trường chưa hoàn thiện, không hoàn hảo.

Là một công ty trong lĩnh vực tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh chính của công ty, đồng thời thị trường chính là bộ mặt chung của nền kinh tế. Vì vậy xu hướng phát triển của công ty cũng tuân theo xu hướng của thị trường và nền kinh tế. Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam hiện tại, chúng ta có thể thấy được vấn đề dòng chảy của nguồn vốn trên thị trường đang bị bế tắc do các nút thắt "khó gỡ" như nợ xấu, bất động sản, các công ty hoạt động kém hiệu quả, bê bối, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, sự quay lưng của nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn tích tụ quá nhiều trong hệ thống ngân hàng, các chính sách, quy định, luật pháp chưa thực sự hoàn thiện, chưa phát huy tác dụng, chưa đủ sức răn đe, tâm lý đám đông,thiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch, ngại đầu tư, thích đầu cơ, ... Hiện nay, các nút thắt này đang được nới lỏng dần qua các hành động như: tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; tăng cường giám sát dòng chảy của nguồn vốn trong hệ thống để đảm bảo đi đúng hướng, đúng mục đích, có các chính sách bơm, hút tiền phù hợp, đúng lúc; thiết lập chính sách giá hợp lý, đảm bảo chất lượng của các dự án bất động sản; tăng cường thanh tra, giám sát, đồng thời xử phạt hoặc có các biện pháp phù hợp như tái cơ cấu, tái cấu trúc, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp,...; có các chính sách về tỷ giá, lãi suất, quyền lợi phù hợp để thu hút dòng vốn từ nước ngoài; bổ sung, hoàn thiện luật pháp và các quy định, chính sách, tăng tính răn đe đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm túc, hợp lý; tăng cường, phát triển, hoàn thiện hoạt động kiểm toán cũng như đánh giá, xếp hạng tín nhiệm các tổ chức, doanh nghiệp; xây dựng các kênh truyền thông, công nghệ; thực hiện các chính sách kích cầu, huy động nguồn vốn tích tụ dưới dạng vàng hay ngoại tệ trong dân ,... Từ đó, theo các chuyên gia kinh tế, cần phải có 1 khoảng thời gian phù hợp và theo dự đoán thì phải tới năm 2015, nền kinh tế cũng như thị trường mới có thể phục hồi và đi đúng quỹ đạo vốn có của nó.

Từ các nhận định ở trên, ta có thể ước lượng, suy đoán một cách tương đối chính sách chia cổ tức của công ty trong giai đoạn 2012 -2014 là ổn định và được duy trì ở mức 10%

Giai đoạn 2:

Theo quan điểm sự vận động của nền kinh tế có tính chu kỳ, sau giai đoạn phục hồi và hoàn thiện là giai đoạn phát triển nhanh. Dựa trên lịch sử thì giai đoạn này tương đồng với giai đoạn 2007- 2008. Từ đó ta ước lượng được chính sách chia cổ tức năm 2015 là 15%, năm 2016 là 20% và năm 2017 là 30%

Theo suy đoán cũng như triển vọng về sự phát triển ổn định, lâu dài của nền kinh tế, sau giai đoạn phát triển nhanh là giai đoạn phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời với các điều kiện thuận lợi để phát triển như: quy mô thị trường được mở rộng, số lượng, chủng loại cũng như chất lượng hàng hoá trên thị trường ngày càng tăng, các điều kiện về cơ sở vật chất hiện đại, các quy định, chính sách, luật pháp được hoàn thiện ,... thì công ty sẽ duy trì chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ tăng trưởng ổn định ở mức 8%.

Tính toán giá trị hiện tại của cổ phiếu SSI:

Trong đó: D2012=D2013=D2014=10%*10000=1000 D2015=15%*10000=1500, D2016=20%*10000=2000,D2017=30%*10000=3000 r= 25,67% g= 8% Vậy P= 7032 VNĐ

Ưu, nhược điểm của mô hình định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức:

Theo mô hình này thì giá trị hiện tại của cổ phiếu được tính bằng cách ước lượng NPV của dòng thu nhập nhận được trong suốt quá trình nắm giữ cổ phiếu hoặc tới khi bán cổ phiếu với 1 suất chiết khấu phù hợp. Mô hình này phù hợp với những công ty duy trì chính sách chia cổ tức ổn định và hài hoà trong suốt thời gian hoạt động (phù hợp với SSI).

Các chỉ số ước lượng có sự tương đối, các chỉ số thu thập từ thị trường như β, Rm có thể chưa chính xác do các điều kiện cũng như do thị trường chứng khoán Việt Nam còn tồn tại những bất cập cũng như hoạt động chưa hiệu quả.

Giả định

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn 5%

Lợi nhuận NĐT mong đợi 13%

MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC – DDM

QUÁ KHỨ DỰ PHÓNG

2007 2008 2009 2010 2011 2012F 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F

Tỉ lệ chi trả

cổ tức 30,00% 10,00% 15,00% 10,00% 10,00% 10,00% 10,00% 10,00% 15,00% 20,00% 30,00% Cổ tức (D) 3000 1000 1500 1000 1000 1000 1000 1000 1500 2000 3000 Tăng trưởng cổ tức (g) -0,7 0,5 -0,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 0,3 0,5 P= D2012 (1+r) + D2013 ( 1+r)2+ D2014 (1+r)3+ D2015 ( 1+r)4+ D2016 (1+r)5+ D2017 (1+r)6+ D2017 (1+g)(rg)

Giá trị tương lai 39375 Dòng tiền 1000 1000 1000 1500 2000 42375 Giá trị hiện tại 24,720 4.3. Kết quả định giá: MA TRẬN ĐỊNH GIÁ

Mô hình định giá Giá Tỷ trọng Bình quân gia quyền

FCFE 7.956 20% 1.591 DDM 7.032 20% 1.406 P/E 16.32 9 60% 9.797 Giá bình quân 100% 12.795

Một phần của tài liệu phantichcophieuSSI (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w