cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta thời gian tới
Những nguy cơ, thách thức mới trong cuộc đấu tranh tư tưởng thời gian tới có thể là:
Nguy cơ tụt hậu về lý luận, công tác nghiên cứu lý luận và trình độ lý luận.
Đảng ta đã có nhiều cố gắng và đạt một số thành tựu đáng kể về lý luận từ Đại hội VI đến nay. Điều đó được thể hiện trong đổi mới tư duy kinh tế: tư duy chính trị về đối nội, đối ngoại, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, thể hiện tập trung ở cương lĩnh chính trị và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra từ năm 1991, ở những Nghị quyết của các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương từ đó đến nay.
Tuy vậy, theo giáo sư Nguyễn Đức Bình, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương thì "trình độ lý luận của Đảng nói chung chưa ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới" [9, 10]. Vì vậy chúng ta phải: "Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận (trong nước và thế giới), tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" [59, 4], mới có thể khắc phục được nguy cơ tụt hậu về lý luận.
- Nguy cơ “DBHB" của CNĐQ và các thế lực thù địch mưu toan làm tan rã hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tạo nên sự chuyển hóa lập trường chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân và quân đội đối với Đảng, chế độ, từng bước gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới lật đổ chế độ XHCN. Vì vậy, chúng ta phải coi đấu tranh bảo vệ và phát triển CNM- LN, TTHCM là vấn đề cực kỳ hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế độ ta, dân tộc ta; bảo vệ phải đi đôi với phát triển và phát triển là cách bảo vệ tốt nhất.
- Nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với khuynh hướng cơ hội, hữu khuynh, khuynh hướng tư tưởng chiết trung, trào lưu tư tưởng xã hội - dân chủ và chủ nghĩa thực dụng... Đó là những khuynh hướng tư tưởng không thế xem thường, và nếu chúng ta không có biện pháp ngăn ngừa thì chúng rất có thể sẽ xâm nhập, lây lan, từng bước gặm nhấm, làm ruỗng nát hệ tư tưởng XHCN và cuối cùng có thể gây hoại thư cơ thể của Đảng.
Nguy cơ tụt hậu về trí tuệ, về tư duy. Theo tinh thần của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm, của dân tộc mình và của thời đại. Ngày nay nhân loại đã và đang bước vào một nền văn minh
chuyển sang thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh CNH, HĐH. Tình hình đó đặt ra cho toàn Đảng cũng như từng cán bộ, đảng viên nhiệm vụ hết sức cấp bách, đổi mới tư duy, nâng cao trí tuệ đi kịp thực tiễn không ngừng phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, "phong trào học tập lý luận chính trị chưa đồng đều ở các địa phương và các ngành. Nhiều người chưa thấy việc học tập lý luận chính trị là nhu cầu bức xúc, thiết thân, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Thậm chí một số đồng chí còn ngại, còn lười học tập. Tình trạng coi nhẹ học tập lý luận chính trị, chỉ lo chuyên môn, nghiệp vụ diễn ra khá phổ biến. Có một số người chạy theo bằng cấp để đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức" [89, 9]. Vì vậy, nếu chúng ta không tạo được bước chuyển biến mới trong việc học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên, thì sự tụt hậu về trí tuệ, về tư duy là không tránh khỏi.