trạng bộ đội trong những năm tới
Từ dự báo tình hình nhiều mặt như trên đã phân tích có thể dự báo những khuynh hướng tư tưởng chủ yếu và tâm trạng bộ đội trong những năm tới như sau:
Những khuynh hướng tư tưởng và tâm trạng tích cực, tiến bộ.
Tình hình chính trị tư tưởng trong quân đội tiếp tục ổn định và càng được củng cố vững chắc hơn. Tuyệt đại bộ phận CB,
CS có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc được giữ vững và nâng cao. Quân đội ta vẫn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào.
Trong thời kỳ mới, thực hiện chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo và sự nghiệp khoa học công nghệ, mặt bằng dân trí của xã hội ngày một nâng lên. Do đó, trình độ kiến thức về mọi mặt của CB, CS cũng được nâng cao, xu thế vươn lên tự bồi đắp năng lực và in thức ngày càng trở thành phổ biến, trình độ nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn có bước phát triển mới, vừa biết kế thừa, chọn lọc, phát huy những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ đi trước, vừa biết tiếp thu nhanh nhạy cái mới có cơ sở lý luận và thực tiễn hơn. Niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng được củng cố vững chắc hơn.
Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, cùng với sự phát triển chung của xã hội và sự phát triển của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảo sắc dân tộc, trình độ cảm thụ, sáng tạo văn học, nghệ thuật của bộ đội cao hơn, các giá trị đạo đức, tinh thần được coi trọng và đề can. Từ đó tạo cho đại bộ phận CB, CS cuộc sống tinh thần tốt đẹp, tâm trạng phấn
khởi, lối sống lành mạnh, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm chính trị cao trong thực hiện nhiệm vụ.
Những khuynh hướng tư tưởng và tâm trạng bộ đội không thuận lợi
Do nhận thức còn hạn chế, ít trải qua rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng, lại chịu sự tác động, phá hoại về chính tư tư tưởng của các thế lực thù địch, một bộ phận CB, CS trước những mâu thuẫn, khó khăn nảy sinh trong những thời điểm bước ngoặt, bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng, dễ dao động, nhận thức lệch lạc, niềm tin suy giảm. Trong bối cảnh hòa bình xây dựng đất nước, trước những thủ đoạn tinh vi xảo quyệt của chiến lược “DBHB" của các thế lực thù địch, một bộ phận CB, CS, nhất là ở các đơn vị làm kinh tế, dễ mơ hồ, mất cảnh giác, không nhận thức đầy đủ tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc. Đặc biệt cần chú ý những biểu hiện thờ ơ về chính trị, phai nhạt mục tiêu lý tưởng, dẫn đến sự chệch hướng và nguy cơ "tự diễn biến" ở mức độ này hay mức độ khác trong một số cán bộ, đảng viên.
Một số ít cán bộ được rèn luyện, thử thách qua đến tranh cách mạng nhưng không được đào tạo cơ bản, đầy đủ, lại thiếu cố gắng tự học tập để vươn lên, dễ nảy sinh tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thỏa mãn, dừng lại, tác phong quan liêu, gia trưởng.
Đứng trước những yếu kém, tiêu cực của xã hội chậm được khắc phục, những hạn chế, vấp váp khó tránh khỏi trong bước đường đi lên, lòng tin vào tổ chức thực hiện, vào sự quản lý điều hành xã hội của Nhà nước của một bộ phận không ít CB, CS bị suy giảm.
Trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, một bộ phận CB, CS ở một số quân, binh chủng thiếu lòng tin vững chắc vào vũ khí, trang bị kỹ thuật và cách đánh của ta, thiếu tin vào khả năng ứng phó thắng lợi với những tình huống phức tạp, tình huống phải đương dầu với cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, vũ khí kỹ thuật hiện đại. Ở một bộ phận CB, CS từ băn khoăn lo lắng lại bị tác động của chiến tranh tâm lý của địch dễ tạo ra khoảng trống niềm tin, từ đó đặt niềm tin vào lực lượng bên ngoài, lực lượng siêu nhiên. Đó là mảnh đất tốt, môi trường thuận lợi cho những mầm mống tư tưởng sai trái, thù địch xâm nhập, nạn mê tín dị đoan phát triển.
Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, chạy theo xã hội tiêu dùng và cuộc sống vật chất tầm thường là một khuynh hướng cần quan tâm đặc biệt. Tuy biểu hiện ở mức độ khác nhau nhưng khuynh hướng này là khá phổ biến, len lỏi, tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động, mọi mối quan hệ trong đời sống xã hội, từ đó nảy sinh tư tưởng lười lao động, thích hưởng thụ, hám danh lợi, kèn cựa địa vị, so sánh thiệt hơn, được mất, thu vén cá nhân, cục bộ,
bản vi dẫn tới tình trạng mất đoàn kết, vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, tham ô, tham nhũng, buôn lậu.
Trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị, và tâm trạng chiến sĩ nghĩa vụ quân sự đa dạng và không đồng nhất.
Do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, sự chuyển dịch cơ cấu các giai tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, sự cách biệt về đời sống giữa các vùng, các bộ phận dân cư có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, số thanh niên nhập ngũ thuộc nhiều thành phần kinh tế, thuộc nhiều giai tầng khác nhau nên trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị, tâm trạng cũng không giống nhau.
Số đông xuất thân từ gia đình lao động, có nhận thức đúng về nghĩa vụ: trách nhiệm, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, có chí hướng vươn lên, nhiều người muốn phục vụ lâu dài trong quân đội. Nhìn chung số này là đáng tin cậy về chính trị, hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm.
Có một số anh em nhập ngũ xuất thân từ những gia đình giàu có được nuông chiều sẽ có tâm lý cho đời sống quân ngũ gò bó, trói buộc nên thiếu tự giác, ngại khó, ngại khổ. Số này dễ dao động về tư tưởng, lập trường thiếu vững vàng, dễ bị tác động, ảnh hưởng của những tiêu cực xã hôi, dễ bị cám dỗ trước cuộc sống vật chất tầm thường, lối sống và văn hóa không lành mạnh, nhất là khi thiếu sự quản lý, giáo dục chặt chẽ và trong những thời điểm khó khăn, phức tạp.
Một số xuất thân từ các gia đình theo các tôn giáo khác nhau, thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ tham gia quân đội với số lượng đáng kể. Mặt khác, hoạt động của các tôn gián tiếp tục diễn ra một cách phức tạp sẽ tác động không nhờ đến số chiến sĩ này trên lĩnh vực tư tưởng, tinh thần. Nhìn chung số anh em này là tốt, nhưng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của giáo lý và lễ nghi tôn giáo mà họ đang tin theo. Bước vào môi trường mới sẽ xuất hiện những mâu thuẫn trong nhận thức tư tưởng, tâm lý, tình cảm và hoạt động của họ. Đây cũng là một bộ phận mà các thế lực thù địch dễ lợi dụng, lôi kéo phục vụ cho mưu đồ xấu của chúng.
Kết luận chương 2
Có thể đánh giá tổng quát chất lượng GDCTTT trong quân đội thời gian qua là: đã có sự phát triển mới trên nhiều mặt và về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội. nhưng chưa đều và chưa ổn định.
Hiện nay, GDCTTT trong quân đội đang đứng trước một mâu thuẫn chủ yếu phải giải quyết, Đó là: Mâu thuẫn giữa sự phát triển của chức năng nhiệm vụ quân đội, nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của bộ đội, yêu cầu củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội trong tình hình mới với thực trạng không ít mặt của GDCTTT trong quân đội chưa ngang tầm nhiệm vụ. Vì vậy, giải quyết mâu thuẫn trên là đòi hỏi khách quan để nâng cao chất lượng
GDCTTT, đáp ứng những yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Mặt khác, GDCTTT bao giờ cũng phải đi trước một bước, do đó cho nên cần phải đưa ra một số dự báo góp phần bảo đảm cho quá trình GDCTTT luôn luôn ở thế chủ động tiến công, không bị bất ngờ trước những diễn biến mới của tình hình trong nước và quốc tế cũng như sự phát triển mới về nhiệm vụ của quân đội, góp phần chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng cho bộ đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Như vậy, từ những luận giải trên, rõ ràng việc nâng cao chất lượng GDCTTT trong quân đội là một tất yếu khách quan, một đòi hỏi vừa cơ bản, vừa cấp bách hiện nay. Từ đó đòi hỏi chủ thể GDCTTT phải đề ra được một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi, thiết thực để nâng chất lượng GDCTTT trong quân đội lên một trình độ mới.