Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; chăm sóc, bảo vệ tốt hơn các nhóm xã hội yếu thế; thực hiện bình đẳng giới; kiểm soát tác hại của tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu tiểu luận nhóm đề tài quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 33 - 39)

hội yếu thế; thực hiện bình đẳng giới; kiểm soát tác hại của tệ nạn xã hội

2.2.4.1. Lĩnh vực giảm nghèo

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996), công tác giảm nghèo được nhìn nhận và tiếp cận một cách khá toàn diện và khoa học: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư”. Chủ trương Đại hội VIII được cụ thể hoá thành các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, và tiếp tục được duy trì, phát triển trong những kỳ Đại hội sau.

Báo cáo chính trị Đại hội IX đã xác định: “Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) đã xác định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016) đã tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra là “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”. Đảng và Nhà nước ta xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

2.2.4.2. Lĩnh vực trợ giúp xã hội

Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII, năm 1991 chỉ rõ định hướng thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng yếu thế: “Hình thành các tổ chức của người tàn tật và vì người tàn tật, các hội từ thiện, tổ chức việc giúp đỡ người già cô đơn và trẻ em mồ côi, những người cơ nhỡ, bất hạnh trong cuộc sống”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996 nhấn mạnh quan điểm tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. "Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên toàn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức xã hội".

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. ...Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu”. Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, trong đó khẳng định: “Đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân,..., bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân

dân”. Đồng thời cũng khẳng định:" trợ giúp xã hội là một trong bốn trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020 “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế” . Đây là yếu tố quan trọng góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2.2.4.3. Lĩnh vực bình đẳng giới

Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam (1996): Đặc biệt coi trọng việc đào tạo nghề nghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.

Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) nhấn mạnh: “Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người; Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp; Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ; Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã coi quyền của phụ nữ là quyền con người cần được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) khẳng định tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách bình đẳng giới. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp,

sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em”.

2.2.4.4. Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội

Đại hội VII (1991) trên cơ sở nhận định rằng mặc dù có nhiều cố gắng và ngăn chặn, song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, Đảng ta đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 1991-1995 là phải “đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng”. Thời kỳ 1996-2000, Đảng ta chủ trương “tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội”, nhất là tệ trộm cướp, cờ bạc, ma tuý, mua bán dâm… Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001-2005) đã xác định cần phải “ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là các tệ nạn mại dâm, ma tuý và HIV/AIDS”. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh phải “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, là hướng quan trọng và cơ bản nhất để đẩy lùi, tiến tới xoá bỏ tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra chủ trương: "Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma tuý. Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cường đầu tư xây dựng, quản lý các trung tâm cai nghiện có hiệu quả. Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện...;”. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa XII đã tiếp tục khẳng định “Đẩy mạnh các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; giảm thiểu tai nạn giao thông”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ: “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương…” trong đó, nội dung bảo đảm an ninh con người là một nội dung mới được Đảng xác định trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

An ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại. Để bảo đảm an ninh con người, Nhà nước phải tạo ra được môi trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa... lành mạnh và phát triển. Môi trường đó phải bảo vệ con người tránh khỏi sự xâm lăng từ bên ngoài và các tiêu cực bên trong

đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tội phạm, tệ nạn xã hội, sự mất an toàn trong cuộc sống… Đây chính là mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực để đạt được.

Một phần của tài liệu tiểu luận nhóm đề tài quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)