CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu tiểu luận nhóm đề tài quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 39 - 42)

3.1. Bài học rút ra

(1) Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.

(2) Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại.

(3) Ðổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.

(4) Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; kiên định độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Phải luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

(5) Phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược,

đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

(6) Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ công bằng xã hội.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định rõ: “Chúng ta cần sự phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội” và cho rằng, phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là một trong những “giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.

(7) Con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu, mục tiêu của sự phát triển.

Tư duy về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và mục tiêu vì con người được cụ thể hơn, hiện thực, rõ nét hơn khi gắn mối quan hệ đó trong chính sách xã hội. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục tiêu của hoạt động kinh tế.

3.2. Vai trò của thế hệ trẻ

Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ.

Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong số các nhiệm vụ đặt ra, . Đại hội XIII của Đảng cũng đặt ra 06 nhiệm vụ trọng tâm và 03 đột phá chiến lược, trong đó văn hóa vẫn được xem là nền tảng tinh thần của xã hội. Đây sẽ là một động lực quan trọng để phát huy giá trị, truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị tốt đẹp

của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước.

Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị, đi ngược với câu nói của cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam cũng phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận thông tin đúng đắn và phải báo cáo ngay các trường hợp phản động, chống phá Nhà nước.

Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.Trong quá trình xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm chủ nghĩa tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Nhiệm vụ học tập khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp thanh niên hiện nay phải nhanh chóng trang bị cho mình năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới.

Một phần của tài liệu tiểu luận nhóm đề tài quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 39 - 42)