Chính sách xã hội ngày càng gắn với việc đảm bảo các quyền cơ bản của người dân

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM đề BÀI quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi (Trang 26 - 27)

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 034325

2.2.2. Chính sách xã hội ngày càng gắn với việc đảm bảo các quyền cơ bản của người dân

phát triển toàn diện”

Văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Điểm mới nổi bật chính là trong quan hệ này bổ sung nhân tố xã hội. Trong đó cũng nêu rõ vai trò của Nhà nước, thị trường và xã hội trong mối quan hệ chung. Nhà nước thực hiện chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường. Các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

2.2.2. Chính sách xã hội ngày càng gắn với việc đảm bảo các quyền cơ bản củangười dân người dân

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) được thông qua trong Đại hội VII khẳng định mục tiêu “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” đồng thời “xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Đảng ta khẳng định: “quyền con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội”.

Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: 'Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết tham gia'

Đại hội X của Đảng tiếp tục vạch ra đường lối phát huy dân chủ, khẳng định “dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng thời nhấn mạnh việc “xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”

Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XII, nhiệm vụ năm: “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” càng thể hiện rõ quan điểm mới về xây dựng, phát triển con người của Đảng ta.

Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Cách thức triển khai đưa văn kiện Đại hội XIII (văn kiện) vào cuộc sống là lồng ghép, tích hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người vào cách tiếp cận chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM đề BÀI quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)