Những nhận thức mới trong từng lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hộ

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM đề BÀI quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi (Trang 27 - 33)

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 034325

2.2.3. Những nhận thức mới trong từng lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hộ

2.2.3.1. Lĩnh vực việc làm

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII xác định: “Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, coi trọng cả phát triển sản xuất và dịch vụ. Kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ với phân

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình thành các cụm kinh tế-kỹ thuật-dịch vụ nhỏ ở nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động. Đa dạng hoá việc làm và thu nhập để thu hút lao động của mọi thành phần kinh tế. Giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, của từng gia đình, từng người, với sự đầu tư của Nhà nước, các đơn vị kinh tế và nhân dân. Có chương trình đồng bộ giải quyết việc làm. Sớm ban hành Luật Lao động và các quy chế cụ thể để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động"

Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Nhà nước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển, tạo ra nhiều chỗ việc làm mới; phát triển các cơ sở dạy nghề và dịch vụ về việc làm; mở rộng quỹ quốc gia giải quyết việc làm và huy động các nguồn khác để trợ giúp ban đầu cho người lao động tự tạo việc làm có thu nhập”, "… nhanh chóng triển khai Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho mọi người lao động tự tạo, tự tìm việc làm. Mỗi năm thu hút thêm 1,3 -1,4 triệu lao động làm việc. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75%".

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định rõ các mục tiêu về việc làm: “Tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo và việc làm cho mỗi công dân, khuyến khích người lao động học tập, đào tạo và tự kiếm việc làm…”

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 trong định hướng phát triển về văn hóa, xã hội tiếp tục khẳng định: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống dưới 50% vào năm 2010. Tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là lao động ở khu vực dịch vụ trong tổng lao động xã hội. Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa”

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011-2015) là: “Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ trọng

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

lao động nông- lâm- thuỷ sản năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội...”. Trong đó, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định lao động, việc làm và thu nhập cho người dân là trụ cột quan trọng của chính sách xã hội, từ đó xác định mục tiêu “Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%”

Báo cáo chính trị Đại hội XIII bổ sung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở chú trọng nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2.3.2. Lĩnh vực tiền lương

Tại Đại hội VII, Đảng đưa ra yêu cầu đối với chính sách tiền lương. Theo đó, lần đầu tiên tiền lương được coi là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ trong nền kinh tế thị trường. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 và 8, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII và Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục quán triệt “phải quán triệt quan điểm tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”; “Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để kinh tế phát triển, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước khẳng định “Doanh nghiệp được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”; “Nhà nước có cơ chế khuyến khích thoả đáng về vật chất, tinh thần đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có chế tài phù hợp để xử lý những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả do nguyên nhân chủ quan”.

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục khẳng định “Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Tầm quan trọng của chính sách tiền lương đã được thể hiện thành Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó khẳng định: “Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững”.

2.2.3.3. Lĩnh vực Quan hệ lao động

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 được Đại hội toàn Quốc lần thứ VII của Đảng thông qua đã chỉ rõ: "Dân chủ hoá đời sống xã hội; quyền công dân, quyền con người và tự do cá nhân được bảo đảm bằng pháp luật, được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và chỉ bị ràng buộc bởi pháp luật"..."Ban hành Luật lao động, bảo đảm cho mọi người làm chủ sức lao động của mình. Trong khuôn khổ luật pháp, mọi người được tự do học nghề và hành nghề, lựa chọn việc làm và nơi làm việc, thuê mướn nhân công".

Báo cáo Chính trị tại đại hội lần thứ IX của Đảng 2001-2005: "Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động". Báo cáo Chính trị tại đại hội lần thứ X của Đảng 2006-2010: "Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động".

Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011): " Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động."; "tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động, đưa việc thi hành pháp luật lao động vào nền nếp; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà, tiến bộ".

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới xác định một trong các chủ trương về giải quyết các vấn đề xã hội là “Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt về quan hệ lao động và những vấn đề mới phát sinh từ quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng định hướng hoàn thiện quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển, phù hợp với cơ chế thị trường. Đó là một trong những yêu cầu để định hướng tới nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp nhằm đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

2.2.3.4. Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp

Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã nêu định hướng cơ bản về GD-ĐT, trong đó khẳng định vai trò then chốt của GD-ĐT, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo; đồng thời xác định những định hướng lớn như mở rộng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân lành nghề; sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề … Nghị quyết Trung ương 2 Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) về Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH đã nhấn mạnh thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu.

Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã nâng tầm nhận thức của Đảng về GD-ĐT, coi GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006), nhận thức của Đảng về GD-ĐT đã nâng lên tầm cao mới khi đề ra định hướng đổi mới toàn diện GD- ĐT với những quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Tư duy về GD-ĐT, trong đó có đào tạo nghề đã có sự thay đổi hướng tới chất lượng và hội nhập với thế giới.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đảng đã quyết định Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội XII (2016) của Đảng xác định đổi mới căn bản toàn diện giáo

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

dục, đào tạo; lần đầu tiên Đảng ta nêu ra quan điểm GDNN phải gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực là đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh, phát triển khoa học và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tăng lợi thế cạnh tranh.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2021 - 2025 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện.

2.2.3.5. Chăm sóc toàn diện người có công với cách mạng

Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”. Đến Đại hội VIII, Đảng chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có công, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...”. Tại Đại hội IX, Đảng đặt ra yêu cầu: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên”.

Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công….Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn”. Đến Đại hội XII (2016), Đảng ta tiếp tục yêu cầu: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công”.

Hỗ trợ Tải Tài liệu: 0343252360

Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội; quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công... Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 3%...”. Đại hội XIII đã khẳng định trong những năm tới, tiếp tục: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân…”

Một phần của tài liệu tiểu luận LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM đề BÀI quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)