3.2. Một số giải pháp cụ thể:
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng để nâng cao hiệu quả việc áp dụng trên thực tế quả việc áp dụng trên thực tế
93
Thứ nhất: Thống nhất cách hiểu và vận dụng các quy định của BLTTDS 2004 và các văn bản liên quan trong toàn ngành tòa án.
Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án các cấp cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến có sai lầm trong các bản án, quyết định là việc thẩm phán hiểu và vận dụng pháp luật khi xét xử, việc ban hành văn bản pháp luật có những điểm chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi đó công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của toà án nhân dân tối cao lại không kịp thời hoặc chỉ hướng dẫn dưới dạng công văn, kết luận của Chánh án tại hội nghị tổng kết, nên tính ổn định của các hướng dẫn đó rất hạn chế và không có tính pháp lý bắt buộc. Thông qua các văn bản hướng dẫn thi hành đối với BLTTDS 2004 có thể dẫn chứng, diễn giải cách hiểu và vận dụng một cách thống nhất đối với các quy định về thủ tục giải quyết đối với từng loại án tranh chấp KDTM.
Vì vậy, trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật sao cho phù hợp thực tiễn, cần nhanh chóng ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn thống nhất về luật nội dung và luật hình thức (thủ tục tố tụng) trong công tác xét xử để các ngành, các cơ quan, các thẩm phán hiểu và áp dụng theo một thể thống nhất chung, tránh tình trạnh mỗi đơn vị có một cách hiểu pháp luật khác nhau. Đồng thời cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu trong từng lĩnh vực và ban hành nhiều loại tài liệu từ các buổi tập huấn chuyên sâu này, định kỳ và theo từng giai đoạn tố tụng để các thẩm phán có cùng cách hiểu và thực hành.
Thứ hai: Sửa đổi bổ sung trực tiếp thủ tục tố tụng ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án về cách phân loại vụ án đơn giản, phức tạp hay đặc biệt phức tạp.
BLTTDS 2004 hiện nay chưa có sự phân biệt loại vụ án như trên, đây là khiếm khuyết dẫn đến trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp hao phí thời
94
gian, công sức, tiền bạc của cả đương sự lẫn Nhà nước. Do đó, cần có hướng điều chỉnh sao cho ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án cách nhận biết việc phân loại các vụ việc đơn giản, phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp. Từ lý luận này sẽ giúp bộ phận thụ lý án tại tòa án sơ thẩm cách hiểu và biết phân loại những vụ án mà họ trực tiếp tiếp nhận thành vụ án đơn giản hay vụ án phức tạp hay vụ án đặc biệt phức tạp. Trên cơ sở đó, BLTTDS mới nên quy định thêm thủ tục rút gọn trong trường hợp giải quyết đối với các vụ án đơn giản và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án so với quy định của BLTTDS 2004, còn đối với các vụ án phức tạp hơn thì cần giữ thời gian giải quyết như hiện nay là phù hợp; riêng đối với một số vụ án đặc biệt phức tạp thì cần được bổ sung để có thể gia hạn giải quyết, hoặc chuyển đến tòa án cấp trên giải quyết, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án vẫn đảm bảo nhanh chóng nhưng cũng để đảm bảo việc nâng cao chất lượng giải quyết án của tòa án, giảm tải lượng án đầu vào cho cấp dưới và có cách thức giải quyết đúng hướng cho từng loại vụ việc, thu hút sự quan tâm của các Doanh nghiệp trong việc đưa tranh chấp KDTM ra tố tụng tòa án để giải quyết.
Thứ ba: Các quy định của BLTTDS 2004 nên quy định về việc tăng thẩm quyền của VKS đối với quyền kiểm sát các vụ án tranh chấp KDTM.
Trong mọi trường hợp cần quy định để VKS tham gia tố tụng kể cả việc tham gia các phiên tòa để luôn đảm bảo tòa án xét xử công bằng, khách quan. Hiện tại, BLTTDS 2004 mới chỉ quy định việc VKS tham gia xét xử đối với các trường hợp tranh chấp án KDTM liên quan đến tài sản công liên quan đến án hủy cấp trên trả lại tòa án cấp sơ thẩm, liên quan đến trường hợp đã được VKS cấp dưới tham gia là chưa hợp lý. Trong nhiều trường hợp không có VKS tham gia đã dẫn đễn nhiều sai sót về mặt tố tụng và nội dung, dẫn đến vụ án lại bị kháng cáo dẫn đến bị cấp trên xử hủy và trả lại hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại đã gây mất rất nhiều thời gian. Do đó, cần quy định để VKS tham gia tất cả các phiên tòa chứ không chỉ là các phiên tòa nêu trên.
95
Trên cơ sở tăng quyền kiểm sát choVKS cũng cần hạn chế quyền kháng nghị riêng đối với các bản án hoặc quyết định không có kháng cáo hay khiếu nại gì. Tức là trong mọi trường hợp VKS chỉ được kháng nghị khi bản án hoặc quyết định của tòa án có kháng cáo hoặc khiếu nại của đương sự, đồng thời quy định lại thời hạn kháng nghị khi nhận được thông báo kháng cáo của tòa án. Trường hợp trong quá trình xét xử có vi phạm về mặt tố tụng cần thiết phải khắc phục thì chỉ nên để VKS có quyền kiến nghị tòa án đính chính, cải sửa lại quyết định để đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Luật tố tụng. Có như vậy mới hạn chế được các loại vụ việc đã giải quyết ổn thỏa nhưng vì VKS phát hiện có sai sót lại kháng nghị khiến tòa cấp trên buộc phải xét xử lại gây mất thời gian, công sức.
Thứ tư: Cần quy định lại đối với Điều 174 BLTTDS 2004 về nội dung của thông báo thụ lý, cần yêu cầu tòa án chi tiết hơn đối với vụ án thụ lý để đương sự và VKS nắm được nội dung tranh chấp.
Ở giai đoạn thụ lý vụ án hiện nay, trên thực tế cho thấy việc thông báo thụ lý vụ án đến đương sự và VKS chỉ mang tính chất hình thức. Về mặt lý thuyết pháp luật, việc thông báo thụ lý vụ án chính là lúc tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án, trên cơ sở thông báo đến bị đơn và người có quyền lợi liên quan buộc họ phải biết việc tranh chấp và có nghĩa vụ chứng minh hoặc có quan điểm phản hồi đến tòa án và nguyên đơn. Các quy định về nội dung của thông báo thụ lý tại Điều 174 BLTTDS 2004 và trên thực tế thông báo thụ lý của tòa án hiện nay rất đơn giản và ngắn gọn, chỉ nêu yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu nguyên đơn gửi. Trong nhiều trường hợp thông báo thụ lý này lại không đầy đủ các nội dung cần thiết nên không thể đảm bảo để bị đơn cũng như VKS nắm được hết nội dung tranh chấp. Do đó, việc quy định thông báo thụ lý trên thực tế là không mang lại nhiều kết quả. Phía bị đơn và ngay cả VKS khi tiếp nhận thông báo này hầu như chỉ để biết có vụ tranh chấp như vậy và hoàn toàn thụ động trước việc tòa án thụ lý vụ án và chờ đợi tòa án tiếp tục giải quyết. Đối với các quy định của
96
pháp luật trong giai đoạn này cần quy định chi tiết hơn về các trường hợp bắt buộc cung cấp tài liệu chứng cứ của bị đơn, người liên quan, cơ quan, tổ chức liên quan, tạo điều kiện để tòa án giải quyết vụ án. Tòa án có thể gửi thông báo thụ lý với nội dung chi tiết hơn đến đương sự (bị đơn và người liên quan) và VKS thậm chí là gửi kèm theo các tài liệu mà nguyên đơn cung cấp đến bị đơn để phía bị đơn nắm được và có ý kiến phản bác. Đồng thời cần phải quy định theo hướng mở rộng thông báo thụ lý, không chỉ để bị đơn, người liên quan và VKS nắm được sâu sắc nội dung vụ án mà còn tạo điều kiện để các đương sự biết việc họ có quyền bác bỏ, tranh luận, đấu tranh và thậm chí ngay lập tức khi phía bị đơn đã cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh nội dung khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ thì Tòa án có thể theo đó để phán quyết trước khi hòa giải hoặc xét xử, dành phần thắng cho bị đơn. Như vậy, không chỉ tiết kiệm được thời gian giải quyết án, công sức, tiền bạc mà còn đẩy nhanh được tiến độ giải quyết án, thậm chí tính công khai, minh bạch và tranh luận giữa các bên tranh chấp được chủ động giúp ích cho việc giải quyết án.
Thứ năm: Các quy định của BLTTDS 2004 cần quy định buộc các bên đương sự có trách nhiệm cung cấp chứng cứ trung thực để tòa án có căn cứ giải quyết vụ án đồng thời cần tạo điều kiện để các đương sự chủ động tranh luận tại tòa án.
Hiện tại, BLTTDS 2004 quy định về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự còn rất đơn giản, đặc biệt thực tế xét xử cho thấy việc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh từ phía bị đơn khá thụ động. Trong các quy định của thủ tục tố tụng cũng như trên thực tế xét xử cho thấy chủ yếu bị đơn chỉ đưa ra ý kiến và các tài liệu, chứng cứ khi có yêu cầu của tòa án, điều này tạo nên sự bị động ở bị đơn, dường như là để trả lời và đáp ứng yêu cầu của tòa án chứ không phải để tranh luận hay đáp trả ý kiến của nguyên đơn. Do đó, các quy định của BLTTDS 2004 cần mở rộng có tính chất khuyến khích để các bên chủ động cung cấp chứng cứ và nắm bắt được chứng cứ của bên
97
còn lại để việc tranh luận được khách quan. Ví dụ, khi nguyên đơn cung cấp chứng cứ mới cho tòa án, tòa án chủ động sao chụp và gửi chứng cứ này cho bị đơn và ngược lại khi bị đơn cung cấp chứng cứ mới để đáp trả thì tòa án cũng sao và gửi đến nguyên đơn để yêu cầu việc nguyên đơn có ý kiến đáp trả, cho dù không có ý kiến gì và nhất trí là chứng cứ mà phía bị đơn cung cấp là chính xác là đúng đắn thì nguyên đơn cũng phải có trả lời bằng văn bản. Vô hình chung tạo ra sự tranh luận trực tiếp bằng văn bản giữa các bên đương sự trước khi phiên tòa diễn ra đồng thời tạo điều kiện để các bên chủ động cung cấp chứng cứ mới cho tòa án, góp phần đánh giá chứng cứ và có quan điểm nhìn nhận sâu sắc nội dung tranh chấp để sau này có được những phán quyết hợp lý, khách quan, công tâm.
Thứ sáu: Cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các tập án lệ riêng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp KDTM tạo điều kiện cho các thẩm phán có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này.
Một thực tế trong giải quyết tranh chấp KDTM tại tòa án ở Việt Nam hiện nay là trong quá trình giải quyết án tại tòa án cấp sơ thẩm cho thấy thông thường khi gặp một số vướng mắc trong giải quyết án thì các thẩm phán thường có công văn thỉnh thị đối với cấp trên, thậm chí là đích thân gặp lãnh đạo để thỉnh thị. Điều này không chỉ làm việc giải quyết vụ án tranh chấp KDTM kéo dài hơn mà còn gây thiệt hại về công sức, tiền bạc của Nhà nước và bản thân các thẩm phán cũng như các bên tranh chấp. Đôi khi việc thỉnh thị không đạt hiệu quả như mong muốn, các thẩm phán vẫn không yên tâm khi áp dụng cách trả lời của cấp trên hoặc không dám áp dụng theo vì chưa thực sự thống nhất cũng như chưa được quy định trong các quy định tố tụng kinh tế. Điều này dẫn đến việc xét xử không thống nhất, chịu ảnh hưởng từ ý chí của các thẩm phán. Thực tế cho thấy có những vụ án tương tự nhau nhưng kết quả giải quyết lại khác nhau. Do đó, cần có một phương án chung đối với những tình huống tương tự và phương án đó phải đạt hiệu quả nhất, cũng như sự công bằng nhất đồng thời phải được công nhận, đảm bảo cho các thẩm
98
phán yên tâm khi giải quyết án không còn lo lắng về việc sẽ bị cấp trên xử hủy hoặc sửa án. Thiết lập các tập án lệ cho các tình huống tương tự là việc làm hết sức cần thiết. Đây là giải pháp đã sớm có trong lịch sử tố tụng trên thế giới và cũng đã xuất hiện ở Việt Nam.
Ở Anh cách đây nhiều thế kỷ, khi xét xử lưu động các thẩm phán Hoàng gia đã quen với việc xét xử trên cơ sở tập quán và quy định của từng địa phương. Sau đó, mỗi khi gặp nhau họ thường thảo luận về các ưu, nhược điểm của các phương án giải quyết. Sau đó, trong những lần xét xử kế tiếp khi gặp các trường hợp tương tự họ thường phán quyết giống nhau. Nhờ thực tiễn này mà pháp luật trở nên thống nhất và thành hệ thống Common Law như hiện hành. Sự thống nhất đó được đóng góp quan trọng bởi nguyên tắc án lệ, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giải quyết án nói chung.
Ở Việt Nam, cũng đã sử dụng án lệ trên cơ sở các quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán. Mặc dù các cơ quan tòa án không coi đây là án lệ, song việc sử dụng các quyết định này trong xét xử được ràng buộc hơn cả án lệ. Các thẩm phán khi xét xử nếu gặp trường hợp tương tự đều áp dụng theo quyết định giám đốc thẩm bởi nếu xử khác thì có nguy cơ sẽ bị hủy án, gây ảnh hưởng đến việc tái bổ nhiệm, thăng chức của thẩm phán sau này. Mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam không công nhận án lệ là một nguồn luật nhưng thực tế việc sử dụng các quyết định giám đốc thẩm như nêu trên và thừa nhận áp dụng tập quán và áp dụng tương tự được quy định tại điều 3 BLDS 2005: "Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật…”. cũng được xem như pháp luật Việt Nam đang tiếp cận với việc áp dụng án lệ, mặc dù tập quán hay quy định tương tự của pháp luật không phải là án lệ song việc áp dụng các pháp quyết của vụ án trước cho vụ án sau (án lệ) trên cơ sở có các quy định tương tự và tập quán tương tự hay quyết định giám đốc thẩm cho thấy việc áp dụng án lệ cũng sẽ được công nhận trong tương lai.
99
Do đó, việc sớm nghiên cứu và sớm ban hành thêm các tập án lệ chuyên môn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp KDTM là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Đây chính là tài liệu để cho tòa án các cấp vận dụng khi xét xử những vụ án có nội dung tương tự, đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật và xét xử thống nhất, nhanh chóng. Tránh để việc giải quyết án tranh chấp KDTM gặp nhiều lúng túng.
Thứ bảy: Xây dựng thủ tục rút gọn đối với quá trình giải quyết các tranh chấp KDTM đã được phân loại tại tòa án sơ thẩm.
Mô hình thủ tục rút gọn có thể được xây dựng trên cơ sở thủ tục chung có sự giản lược đối với một số giai đoạn. Đối với các giai đoạn cơ bản như thụ lý vụ án, hòa giải, xét xử thông thường của thủ tục chung đã được quy định tại BLTTDS nhiều khi là rườm rà đối với các vụ án đã thể hiện rõ ràng ngay cả trong hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, trường hợp có những vụ án đơn giản như các tranh chấp hợp đồng tín dụng (hay những vụ án mà