Các biện pháp hỗ trợ công tác xét xử và nâng cao hiệu quả của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện (Trang 98 - 100)

xét xử

Đây là nhóm các biện pháp có liên quan trực tiếp đến việc đẩy mạnh cải cách tư pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự làm cho cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành tòa án trở nên chuyên hóa cao và tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp KDTM hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho các đương sự dễ tiếp cận với cơ quan tư pháp trong việc yêu cầu giải quyết tranh chấp KDTM

Thứ nhất: Cần định hướng xây dựng theo mô hình các tòa chuyên trách xét xử án KDTM

Hệ thống toà án của nước ta đã trải qua nhiều đợt cải cách về tổ chức và hoạt động kể từ những thời kỳ theo quy định của Hiến pháp năm 1946, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1960, Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), các luật tổ chức toà án nhân dân năm 1992 và năm 2002. Nhìn chung, những thay đổi, cải cách của hệ thống toà án đã mang lại những kết quả tích cực về tổ chức và hoạt động, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị đặt ra trong từng giai đoạn. Cải cách tư pháp nói chung, cải cách toà án nói riêng là những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng như: Nghị quyết trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết trung ương 3 và 7 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Đặc biệt, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” có đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án theo hướng: “Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: toà án sơ thẩm

101

khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức TAND theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.

Để triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành toà án, TANDTC đã và đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án tổng thể về thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, toà án thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của TANDTC từ đó tổ chức lại hệ thống toà án theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Đồng thời, tại các Tòa án sơ thẩm khu vực cần định hướng xây dựng theo mô hình các tòa chuyên trách có các thẩm phán chuyên trách, độc lập trong xét xử, không bị phụ thuộc bởi nhiệm kỳ và cấp lãnh đạo cũng như các cơ quan chính trị địa phương như hiện nay.

Thứ hai: Tăng thẩm quyền cho tòa án và thẩm phán, xây dựng đội ngũ cán bộ, thẩm phán chuyên trách cho tòa án sơ thẩm trong giải quyết tranh chấp KDTM.

Trong tình hình hiện tại, ngoài các quy định của pháp luật tố tụng cho thấy Chánh án là chức danh quản lý chung để duy trì hoạt động của mỗi đơn vị tòa án đồng thời cũng là người tiến hành các hành các hoạt động tố tụng tại tòa án. Do đó, trong mối quan hệ với Chánh án - người đứng đầu cơ quan tòa án, chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức quản lý của mỗi tòa án các cấp thì thẩm phán chịu sự chi phối giữa cấp trên và cấp dưới, không những vậy khi xét xử thẩm phán phải thực hiện quy trình báo cáo án

102

trước Chánh án và được sự đồng ý của Chánh án (duyệt đường lối giải quyết án trước khi xét xử) thì thẩm phán mới thực hiện quá trình giải quyết vụ án do đó, tính độc lập và thẩm quyền của thẩm phán bị chi phối rất nhiều bởi Chánh án.

Mặc dù pháp luật tố tụng và tổ chức của tòa án đã quy định các quyền hạn cho thẩm phán song trên thực tế, các quy định này không thể áp dụng được bới không có biện pháp bảo đảm cho thẩm phán để thẩm phán chủ động trong công tác giải quyết án. Do đó, các quy định của pháp luật cần sửa đổi theo định hướng tăng thẩm quyền bao gồm quyền tự quyết định đưa vụ việc ra xét xử, tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quyết định và bản án được ban hành trong quá trình xét xử và có các biện pháp bảo đảm để hoạt động giải quyết án của thẩm phán vừa mang tính chủ động vừa khách quan, công tâm.

Trên cơ sở các mục tiêu đề ra trong giải quyết án tranh chấp KDTM tại cấp sơ thẩm, các quy định pháp luật trong định hướng sửa đồi tổ chức tòa án cũng cần xây dựng lại đội ngũ cán bộ, thẩm phán của tòa án sơ thẩm theo hướng tăng cường số lượng cán bộ, thẩm phán chuyên trách trong giải quyết tranh chấp KDTM, đào tạo và đào tạo lại chuyên sâu cho cán bộ, thẩm phán về kỹ năng xử lý các tình huống và giải quyết các loại án tranh chấp KDTM, đảm bảo chất lượng giải quyết án trên thực tế, từ đó tạo dựng uy tín trong tư duy của giới doanh nhân về việc yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp KDTM.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)