Hình 25: Số lƣợng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân theo vùng
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế
a) Nhận xét số lượng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân theo vùng của nước ta thời kỳ trên.
b)Quan sát hình 25 và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Gợi ý
a) Nhận xét số lượng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân theo vùng của nước ta thời kỳ trên.
-Số lượng trang trại phân theo năm thành lập có sự khác nhau: + Ít nhất là giai đoạn trước năm 1995.
+ Nhiều nhất là từ 2000 – 2005, nhất là ở vùng ĐBSCL (d/c).
-> Như vậy, theo thời gian, số lượng trang trại được thành lập ngày càng nhiều. - Số lượng trang trại phân theo vùng có sự chênh lệch:
+ĐBSCL luôn có số lượng trang trại nhiều nhất (56582 trang trại). +Thứ 2 là vùng ĐNB (15864 trang trại).
+Thứ 3 là DHNTB (10082 trang trại). +Thứ 4 là ĐBSH (9637 trang trại). +Thứ 5 là Tây Nguyên (9623 trang trại). +Thứ 6 là Bắc Trung Bộ (6706 trang trại).
+Ít nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (5868 trang trại).
b) Kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long vì là vùng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế trang trại:
-Tự nhiên: có nhiều thuận lợi như: + Địa hình đồng bằng rộng lớn.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
+ Ba mặt giáp với vùng biển rộng lớn, có diện tích rừng ngập mặn lớn,…
+ Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt…. - Kinh tế - xã hội:
+Có nhiều ngành phát triển như chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
+Chính sách của nhà nước trong việc ưu tiên phát triển kinh tế trang trại. +Gần thị trường tiêu thụ rộng lớn (Đông Nam Bộ).
+Dân cư lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. +Các cơ sở chế biến đã và đang phát triển.
- Mặt khác kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu lợi nhuận, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm…nên được chú trọng phát triển.
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần
BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP (SGK tr113) 7.1.3.10. Hình 26.1 (SGK tr 113):
Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành (Đơn vị: %)
Quan sát biểu đồ trên, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
Gợi ý
* Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành của nước ta có sự chênh lệch:
- Trong cả 2 năm thì:
+Công nghiệp chế biến đều chiếm tỉ trọng cao nhất (83,2% năm 2005). +Chiếm tỉ trọng cao thứ 2 là công nghiệp khai thác (11,2% năm 2005). + Thấp nhất là công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước (5,6% năm 2005).
* Từ 1996 – 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
3 nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch: - Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng 3,3%. - Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm 2,7%.
- Tỉ trọng công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước giảm 0,6%. -> Chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần