Về phương diện lý luận:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật (Trang 42 - 47)

- Khơi dậy hứng thú ở người học nhằm nhóm lên ở học sinh niềm yêu thích môn học, tạo động lực bên trong để các em tích cực, tự giác tiếp thu kiến thức và say mê môn học.

- Giúp học sinh nắm chắc nội dung, chương trình của chủ đề cũng như những yêu cầu cơ bản của chủ đề đó sẽ giúp các em có cái nhìn tổng thể về các kiến thức, kỹ năng cần nắm được của chủ đề: cá thể và quần thể sinh vật – sinh thái học, từ đó tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập hợp lý.

38

- Sự phối kết hợp các pháp dạy học của giáo viên theo các hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập phân hóa theo định hướng phát triển các năng lực của HS, khiến cho mọi đối tượng học sinh vừa nắm được những kiến thức vừa học, rèn luyện các kỹ năng cơ bản, vừa chủ động, tự tin giải các bài tập tương tự.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp học sinh kịp thời uốn nắn, bổ sung những chỗ hổng về kiến thức, những sai sót về kỹ năng mà còn điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên cho phù hợp, hiệu quả.

2. Về phương diện thực tiễn: 2.1. Về chương trình SGK:

Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm về cá thể và quần thể sinh vật – sinh thái học khá đơn giản và ít mà thực tế trong các đề thi lại khá dài, đa dạng và khó; HS cần phải nắm chắc kiến thức. Thế nhưng thời lượng dành cho phần này không nhiều nên giáo viên không có nhiều thời gian để rèn kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học vào bài tập cũng như không có đủ thời gian chữa hết các dạng toán thường gặp của chủ đề này.

- Hơn nữa, thực tế một số dạng bài tập nâng cao thường gặp thường yêu cầu học sinh phải biết vận dụng linh hoạt, tích hợp các kiến thức liên môn vào việc giải bài toán. Vì vậy nội dung ôn tập phần này rất đa dạng và phong phú, đôi khi HS lúng túng khi không biết phải bắt đầu từ đâu.

Vì thế, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những dạng chủ yếu của chủ đề: “Hướng dẫn ôn tập kiến thức Sinh thái học - cá thể và quần thể

sinh vật” và có thời gian hợp lý giúp các em củng cố các kiến thức đã học, rèn

luyện kỹ năng áp dụng các kiến thức đó vào làm bài tập vừa góp phần giúp các em có kiến thức vững chắc, tự tin trong quá trình học tập một cách chủ động, tích cực tránh được cách tiếp cận thụ động hoặc cảm tính, tùy tiện khá phổ biến hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tốt cho nội dung ôn thi THPT quốc gia sắp tới.

2.2. Về phía người dạy:

- Do nội dung, chương trình SGK cũ chưa quan tâm nhiều tới việc cung cấp nhiều hệ thống các bài tập trắc nghiệm nên đa số giáo viên còn chưa chú ý nhiều tới việc hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản vào giải các bài tập trắc nghiệm, mà chỉ thiên về việc giảng giải cho HS những nội dung chính trong bài.

39

- Một số giáo viên tuy đã chú ý tới nhưng chưa có tính hệ thống, đôi khi còn quá lệ thuộc vào hệ thống các ví dụ, bài tập trong SGK, hoặc tài liệu có sẵn nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy chưa cao.

- Khi dạy ôn nâng cao cho HS phục vụ cho chuyên đề, một số GV chưa có sự đầu tư nghiên cứu, sáng tạo ra các bài tập.

Áp dụng chủ đề “Hướng dẫn ôn tập Sinh thái học - cá thể và quần thể

sinh vật” giúp giáo viên chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức cho học sinh

học tập theo những dạng bài tập trắc nghiệm, giúp các em phát triển năng lực một cách khoa học, có hệ thống, vừa tránh được lối dạy tủ, học lệch, vừa góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.3.Về phía người học:

- Không ít học sinh còn chưa sử dụng thành thạo các kỹ năng, các thao tác cơ bản khi làm một bài tập trắc nghiệm. Rèn luyện áp dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản vào giải các bài tập trắc nghiệmđể giúp HS nâng cao năng lực tư duy, khả năng diễn đạt, tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức mới, các phương pháp giải sáng tạo đạt kết quả cao.

3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến:

Lớp

12A4 12A1.2

Kết quả sát hạch lớp 12A4 trước khi áp dụng sáng kiến

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành kiểm tra, sát hạch lại, kết quả đạt được rất khả quan. Cụ thể như sau:

Lớp Sĩ số

12A4 38

12A1. 37

2

Qua bản thống kê trên, điều dễ thấy là khi chưa áp dụng SKKN này là việc vận dụng kiến thức vào làm các bài tập của học sinh chất lượng kém hơn. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá thấp, không có học sinh đạt điểm giỏi, tỷ lệ học sinh trung bình trở xuống còn rất cao ở những lớp trung bình thậm chí còn có một số học

40

sinh đạt điểm kém. Còn sau khi áp dụng SKKN này kết quả tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào làm các bài tập của học sinh cao hơn (điểm Khá – Giỏi nhiều hơn; điểm trung bình ít hơn, điểm yếu – kém hầu như không còn). Điều đó đã chứng tỏ SKKN này đã góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy chủ đề: “Hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh thái học - cá thể và quần thể sinh vật”. Nội dung báo cáo này đã được áp dụng có hiệu quả trong tổ bộ môn Trường THPT mấy năm qua. Đặc biệt, những nội dung này đã được thông qua trong buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ Hóa - Sinh trường THPT được các thầy, cô giáo trong tổ chia sẻ và đánh giá cao.

Từ kết quả trong buổi sinh hoạt chuyên môn và kết quả đạt được qua các kỳ thi chung cấp trường, cấp Sở khi áp dụng rộng rãi SKKN này vào việc giảng dạy, ôn tập môn Sinh cho thấy SKKN này đã giúp GV chủ động, tích cực hơn và giúp HS chủ động tiếp cận những câu hỏi thực tế hết sức quen thuộc xung quanh cuộc sống hàng ngày từ đó giúp các em yêu thích môn học hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn.

41

KẾT LUẬN

Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tác giả đã thực hiện trong thực tế giảng dạy môn Sinh học nói chung và chủ đề: “Hướng dẫn ôn tập sinh thái học phần cá thể và quần thể sinh vật” nói riêng ở Trường THPT . Như đã nói ở trên, những kinh nghiệm này đã được áp dụng trong tổ chuyên môn Trường THPT và thực sự đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Sinh học nói chung và của chủ đề nói riêng.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân nên SKKN của tác giả khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của các thầy cô lớp trước, các bạn đồng nghiệp để tác giả có một cái nhìn thấu đáo hơn và tiếp tục tham gia góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả môn Sinh học nói chung và chủ đề: “Hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh thái học - cá thể và quần thể sinh vật”. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật (Trang 42 - 47)