Môi trường và nhân tố sinh thái Câu 1: Chọn đáp án B

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật (Trang 28 - 42)

3. HƯỚNG DẪN GIẢ

3.1. Môi trường và nhân tố sinh thái Câu 1: Chọn đáp án B

Câu 1: Chọn đáp án B

vì nhân tố sinh học thuộc nhân tố sinh thái hữu sinh

Câu 2. Chọn đáp án C. Câu 3. Chọn đáp án C

Sinh vật chỉ sống được trong môi trường mà giới hạn sinh thái của nó rộng hơn biên độ dao động của các nhân tố sinh thái trong môi trường. Trong 4 môi trường nói trên thì ở môi trưởng C, loài sinh vật A có thể sống được. → Đáp án C đúng.

Các môi trường khác đều bị chết. Vì:

- Ở môi trường A, sinh vật A bị chết vì nhiệt độ môi trường có lúc xuống dưới 21oC (20oC). Mà 21oC là giới hạn dưới về nhiệt độ của loài này.

- Ở môi trường B, sinh vật A bị chết vì nhiệt độ môi trường có lúc lên trên 35°C (40oC). Mà 35°C là giới hạn trên về nhiệt độ của loài này.

- Ở môi trường D, sinh vật A bị chết vì nhiệt độ môi trường có lúc xuống dưới 21oC (12°C) và độ ẩm có lúc lên trên 96% (100%). Mà 21°C là giới hạn dưới về

25

nhiệt độ của loài này, 96% là giới hạn trên về độ ẩm.

Câu 4. Chọn đáp án D.

Trong một giới hạn sinh thái có khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Ở khoảng chống chịu, sinh vật phải chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường vì vậy nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của sinh vật.

Câu 5. Chọn đáp án B.

Sinh vật sống trong môi trường nên phải thường xuyên phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tế sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau; Các loài khác nhau thì có phản ứng khác nhau với cùng một tác động của mỗi nhân tố sinh thái; Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Như vậy trong 4 kết luận nói trên thì kết luận B là sai.

Câu 6. Chọn đáp án A

- Sinh vật thích nghĩ với môi trường cho nên loài sống ở vùng xích đạo có nhiệt độ môi trường khá ổn định nên sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn loài sống ở các vùng cực.

- Cơ thể lúc còn non có khả năng chống chịu kém nên có giới hạn sinh thái hẹp hơn các cá thể trưởng thành của cùng loài đó.

- Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái ngoài khoảng cực thuận thì sinh vật chuyển sang chống chịu và ngoài khoảng chống chịu là điểm gây chết.

- Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì khả năng thích nghi thấp nên có vùng phân bố hẹp hơn các loài có giới hạn sinh thái rộng.

Câu 7. Chọn đáp án C

Sinh vật chỉ tổn tại và phát triển được khi giới hạn sinh thái của nó rộng hơn biên độ giao động của môi trường sống. Trong 4 môi trường sống có giới hạn sinh thái nói trên thì chỉ có môi trường A có nhiệt độ giao động từ 10°C đến 30°C hẹp hơn giới hơn giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của loài sinh vật này (từ 8 đến 32 °C), có độ ẩm 85% đến 95% hẹp hơn giới hạn chịu đựng về độ ẩm của loài sinh vật này (từ 80% đến 98%). Vậy đáp án đúng là C.

Câu 8. Chọn đáp án D

Cơ thể sinh vật chịu tác động của nhân tố sinh thái. Ở khoảng cực thuận thì sinh

26

vật phát triển tốt nhưng ở khoảng chống chịu thì tác động của nhân tố sinh thái sẽ gây hại cho cơ thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào cường độ tác động, liều lượng tác động, cách tác động. Do vậy phương án đúng là D.

Câu 9. Chọn đáp án B

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tổn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo

cho sinh vật thực hiện được các chức năng sống tốt.

Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.

Câu 10. Chọn đáp án C

Phương án C không đúng vì khi ở ngoài 1 giới hạn sinh thái nào đó sinh vật sẽ bị chết (dù cho các giới hạn khác ở khoảng cực thuận).

Câu 11. Chọn đáp án B

Trong các kết luận nói trên thì kết luận B không đúng. Vì môi trường không chỉ cung cấp nguồn sống mà ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổn tại và phát triển của sinh vật.

Câu 12. Chọn đáp án C

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận C là đúng. Các kết luận khác đều sai.

Câu 13.Chọn đáp án B

- Nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố không phụ thuộc mật độ, còn nhân tố hữu sinh là những nhân tố phụ thuộc mật độ.

- Trong các nhân tố nói trên thì nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là các nhân tố vô sinh

Câu 14. Chọn đáp án C

Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận C đúng.

Câu 15. Chọn đáp án B

- Trong các kết luận trên thì kết luận đúng là kết luận B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

- Kết luận A sai. Các nhân tố sinh thái tác động cùng lúc lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

27

- Kết luận C sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh không chỉ gồm các chất hữu cơ của môi trường xung quanh sinh vật. Mà còn là mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác

- Kết luận D sai vì nhân tố con người là nhân tố hữu sinh.

Câu 16. Chọn đáp án B

Kết luận không đúng là B vì cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau của các loài khác nhau. 3 kết luận còn lại đúng vì:

- Hai loài chỉ cạnh tranh nhau khi bị tròng ổ sinh thái (dùng chung thức ăn, nơi ở,...), khi hai loài không trùng ổ sinh thái thì không cạnh tranh nhau.

- Sự hình thành loài mới luôn có sự thay đổi thói quen, tập tính,... do đó luôn có sự thay đổi ổ sinh thái cho phù hợp với nhu cầu sống mới luôn gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.

- Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng khu phân bố của loài, làm mở rộng ổ sinh thái của loài. Khi ổ sinh thái được mở rộng thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sẽ giảm.

Câu 17: Chọn đáp án D

Vì các loài khác nhau có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố là khác nhau; Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi từ 5,6 °C → 42 °C; Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép từ 2 °C → 44 °C.

Câu 18. Chọn đáp án B Câu 19. Chọn đáp án C

Kích thước quần thể là số lượng (hoặc khối lượng hoặc năng lượng) cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Quần thể nào có số lượng cá thể nhiều hơn thì có kích thước lớn hơn.

Quần thể A B C D Câu 20. Đáp án B. 28 download by : skknchat@gmail.com

Câu 21. Đáp án D. 3.2. Quần thể sinh vật Câu 1: Đáp án đúng là A Câu 2: Đáp án phải chọn là C.

Vì kích thước cá thể thường lớn thì kích thước quần thể thường nhỏ và ngược lại (tỉ lệ nghịch chứ không phải tỉ lệ thuận).

Câu 3. Chọn đáp án C

- Mật độ = số lượng cá thể/ diện tích môi trường. - Tính mật độ của mỗi quần thể

Quần thể A B C D

Như vậy, mất độ tăng dần là D (1,0) → B (1,35) → C (1,4) → A (2,9)

Câu 4. Chọn đáp án A

- Có 4 phương án đúng, đó là (2), (3), (4), (5). → Đáp án A.

- (1) sai. Vì khi mật độ tăng cao và khan hiếm nguồn sống thì cạnh tranh xảy ra. - (6) sai. Vì cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy loài tiến hoá chứ không làm hại cho loài.

Câu 5. Chọn đáp án C

(4) sai vì quan hệ cạnh tranh không làm tăng nhanh kích thước của quần thể. Các ý (1), (2), (3) đúng.

Câu 6. Đáp án A Câu 7. Đáp án B. Câu 8. Đáp án D. Câu 9. Đáp án B

vì kích thước quần thể là số lượng cá thể (năng lượng, khối lượng) phân bố trong khoảng không gian của quần thể..

Câu 10: Đáp án B.

29

Câu 11. Đáp án A.

Gồm các ý (1), (2),(3).

Câu 12. Đáp án A

Vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Câu 13. B.

- Sự khôi phục kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, ở những loài mà tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nên có tốc độ khôi phục số lượng cá thể nhanh nhất.

- Trong 4 quần thể nói trên thì quần thể ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên tốc độ khôi phục số lượng nhanh nhất.

Câu 14. Chọn đáp án C

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận C sai vì mức sinh sản và mức tử vong thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là nguồn sống của môi trường, các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trong hệ sinh thái. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên nó không ổn định mà thường xuyên thay đổi.

Câu 15. Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận A là không đúng. Vì loài có giới

hạn sinh thái càng rộng thì khả năng thích nghi cao nên có vùng phân bố rộng lớn..

- Loài sống ở biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông vì ở biển khơi có hàm lượng muối ổn định nên giới hạn sinh thái hẹp. Ở cửa sông có hàm lượng muối luôn thay đổi tuỳ thuộc vào thủy triều và mùa lũ trong năm nên sinh vật, sống ở cửa sông có giới hạn chịu đựng về độ muối rộng.

- Khi cơ thể đang bị bệnh thì giới hạn sinh thái về các nhân tố đều hẹp hơn so với cơ thể không bị bệnh.

- Khi ở vùng cực thuận thì sinh vật sẽ sinh trưởng tốt nhất.

Câu 16. Chọn đáp án B

- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có thể duy trì và phát triển. Các loài khác nhau thì kích thước quần thể tối thiểu là khác nhau → Đáp án B thoả mãn.

30

- Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. Kích thước tối đa phụ thuộc vào môi trường và tuỳ từng loài sinh vật.

Câu 17. Chọn đáp án D

Trong các trường hợp nêu trên thì ở trường hợp tỉ lệ sinh sản tăng lên hoặc tỉ lệ tử vong giảm thì kích thước quần thể sẽ tăng

Câu 18. Chọn đáp án A

Phân bố ngẫu nhiên xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể không cạnh tranh với nhau. Sự phân bố ngẫu nhiên giúp các cá thể khai thác các nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

Câu 19. Chọn đáp án A

- Các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ khi các cá thể đó thuộc cùng một quần thể.

- Quần xã là một tập hợp gồm nhiều quần thể khác loài nên các sinh vật trong quần xã không thể giao phối tự do để sinh con.

- Ở hệ sinh thái và sinh quyển cũng giống như ở quần xã, các sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau nên không thể giao phối tự do để sinh con. Sự giao phối tự do chỉ diễn ra giữa các cá thể cùng loài, trong cùng quần thể.

Câu 20. Chọn đáp án A

Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi thì hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít.

Câu 21. Đáp án B.

A sai vì số lượng cá thể trong từng nhóm tuổi tùy thuộc vào từng quần thể.

C sai vì khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số ố lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang suy thoái.

D sai vì số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản thì quần thể đang suy thoái.

Câu 22. Chọn đáp án D

Quan hệ hỗ trợ cùng loài là mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ gen trong các hoạt động sống đảm bảo cho quần thể thích nghỉ tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

31

Câu 23. Đáp án A

Vì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, sinh sản,...

Câu 24.Chọn đáp án C

- Nhìn vào cấu trúc nhóm tuổi ta thấy quần thể này có tới 50% cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản và 15% cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản. Điều này chứng tô quần thể bị khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể của quần thể quá cao.

- Khi nguồn sống bị khan hiếm thì mức độ sinh sản của quần thể giảm và mức độ tử vong cao. Do vậy nếu thả thêm vào ao các cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản thì các cá thể này cũng không thể sinh sản được. Nếu thả vào ao các cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản thì các cá thể con này cũng bị chết do không cạnh tranh được với các cá thể trưởng thành để tìm thức ăn.

- Do vậy muốn tăng tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản thì chỉ có biện pháp đánh bắt các cá thể ở nhóm tuổi sau sinh sản để làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm thì tỉ lệ sinh sản tăng.

→ Tăng số cá thể con → sẽ tăng tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản

Câu 25. Chọn đáp án C

- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25 x 5000 = 1250 cá thể. - Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là 1350 cá thể.

- Tốc độ tăng trưởng =

Tốc độ tăng trưởng = Tỉ lệ sinh sản - Tỉ lệ tử vong.

→ Tỉ lệ sinh sản = Tốc độ tăng trưởng + Tỉ lệ tử vong = 0,08 + 0,02 = 0,1 = 10%.

Câu 26. Chọn đáp án A

Trong 4 ý nói trên thì ý thứ tư không do quần tụ gây ra.

Vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi nguồn sống khan hiếm, không đủ cung cấp cho nhu cầu sống của quần thể. Các cá thể cùng loài quần tụ với nhau là để nhằm mục đích hỗ trợ nhau chứ không phải quần tụ để cạnh tranh nhau.

Câu 27. Chọn đáp án C

Sự phân bố cá thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống và mối quan hệ giữa

32

các cá thể trong quần thể.

Khi môi trường sống đồng đều và các cá thể cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt thì sự phân bố cá thể đồng đều.

Câu 28. Chọn đáp án A

Trong 5 trường hợp trên thì chỉ có trường hợp (5) không thuộc cạnh tranh cùng loài

Câu 29. Chọn đáp án A

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn ôn tập kiến thức sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật (Trang 28 - 42)