Các tranh chấp phổ biến trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam và thực tiễn giải quyết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 47 - 86)

- Điều 19 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và

2.1.2. Các tranh chấp phổ biến trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam và thực tiễn giải quyết

dụng chứng từ ở Việt Nam và thực tiễn giải quyết

Giao dịch thanh toán bằng L/C bao gồm chuỗi những hành động của các bên, diễn ra từ khi người mở làm đơn xin phát hành L/C cho đến khi tiền đã về tài khoản của người thụ hưởng, trong q trình đó, vơ số quyền và nghĩa vụ được phát sinh và tương ứng với đó, rất nhiều tranh chấp có khả năng xảy ra. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ xin đề cập đến một số vụ việc tranh chấp tiêu biểu đã xảy ra và cách giải quyết trong thực tế thanh toán L/C tại Việt Nam.

2.1.2.1. Tranh chấp trong q trình phát hành L/C

Vụ việc 3:

Cơng ty A dự kiến ký hợp đồng nhập khẩu phân đạm với một công ty của Hàn Quốc. Sau khi thống nhất được một số điều khoản quan trọng trong hợp đồng như hàng hóa, giá cả… Cơng ty A chuyển cho công ty của Hàn Quốc một bản hợp đồng mẫu mà công ty đã từng ký với các công ty nước ngồi để cơng ty của Hàn quốc tham khảo soạn thảo và bổ sung đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.

Ngày 10/12/1997, Công ty A và công ty của Hàn Quốc chính thức ký hợp đồng mua bán, theo đó cơng ty A mua 10.000 tấn ± 5% Urea với giá 215USD/tấn CFR cảng Q.

51

mở chậm nhất là ngày 20/12/1997, quá hạn này nếu L/C không được mở, bên mua phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền phạt được trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C.

Thực hiện hợp đồng, ngày 12/12/1997, Công ty A đã gửi cho Công ty của Hàn Quốc bản dự thảo giấy yêu cầu mở L/C, trong đó có 07 điều thay đổi so với các điều khoản của hợp đồng đã ký và đề nghị cơng ty của Hàn Quốc chấp nhận thì Cơng ty A sẽ mở L/C.

Ngày 14/12/1997, Công ty của Hàn Quốc gửi trả lại Công ty A bản dự thảo giấy yêu cầu mở L/C, trong đó chỉ đồng ý 03 điều sửa đổi còn 04 điều sửa đổi khác khơng đồng ý. Tiếp đó, Cơng ty A tiếp tục đàm phán đề nghị Công ty của Hàn quốc chấp nhận 04 sửa đổi còn lại nhưng cả hai lần đều bị công ty của Hàn Quốc kiên quyết từ chối. Đến ngày 18/12/1997 công ty Hàn Quốc trả lời một cách dứt khốt là khơng đồng ý với 4 điểm sửa đổi còn lại.

Ngày 25/12/1997, Công ty A vẫn chưa mở L/C do vậy công ty Hàn Quốc điện khiếu nại địi cơng ty A nộp phạt ngay 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500 USD. Công ty A bác bỏ khiếu nại với lý do Công ty Hàn Quốc không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu mà Công ty A đã chuyển cho công ty của Hàn Quốc. Không chấp nhận, Công ty Hàn Quốc kiện Công ty A ra trọng tài. Tại phiên xét xử, ngồi các lý lẽ mà Cơng ty A đưa ra như đã nói trên, Cơng ty A cịn biện hộ là do khơng thạo tiếng Anh nên đã ký vào hợp đồng mà không đối chiếu với hợp đồng mẫu mà mình đưa ra [26, tr. 77-78].

Khi giải quyết vụ việc, cơ quan trọng tài đã dựa trên những quy định về trách nhiệm từ hợp đồng để xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên. Căn cứ hồ sơ thực tế, Trọng tài xác định hợp đồng đã được ký kết một cách hợp pháp, vì vậy các bên sẽ bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ từ hợp đồng, trong đó có nghĩa vụ mở L/C của người mua do đã được hợp đồng quy định. Công ty

52

A không thể quy trách nhiệm cho cơng ty của Hàn Quốc vì đã khơng đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như hợp đồng mẫu Công ty A đưa chuyển tới, bởi lẽ, trong giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng mọi yêu cầu của bên này đối với các nội dung của hợp đồng mà chưa được bên kia đồng ý đều trở thành vơ giá trị. Hợp đồng có hiệu lực với các bên kể từ thời điểm ký kết và hành vi vi phạm nghĩa vụ do không mở L/C đúng hạn của Công ty A sẽ dẫn đến việc họ phải chịu phạt vi phạm. Dựa trên những phân tích trên và căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế, Trọng tài ra phán quyết buộc Công ty A phải nộp phạt cho công ty của Hàn quốc số tiền 64.500 USD.

Vụ việc 4:

Năm 2000, Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng nhập phân bón từ Cơng ty Lacota, Cộng hịa Liên bang Nga qua trung gian là Công ty Delta.Co tại Hong kong. Hợp đồng quy định Công ty Lương thực TP Hồ Chí Minh phải mở L/C khơng hủy ngang, có thể chuyển nhượng, trị giá 2.510.000 USD cho người hưởng ở Hong kong. Nếu L/C mở không đúng hạn Cơng ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh phải chịu phạt 0,1%/ngày trên số tiền mở L/C.

Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh làm đơn xin phát hành L/C tại Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ định Ngân hàng thơng báo là BOC Hong kong.

Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh khơng có quan hệ khóa mã với BOC Hong kong nên đã mở L/C bằng telex qua Ngân hàng BOC Singapore và yêu cầu Ngân hàng này thông báo qua BOC Hong kong cho người hưởng X ở Hong kong.

BOC nhận được L/C lập tức thông báo cho Ngân hàng Ngoại thương TP Hồ Chí Minh rằng Cơng ty X khơng phải là khách hàng của họ và công ty này lại ở nước thứ ba và đã từ chối thông báo L/C.

53

Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh phải làm thủ tục hủy bỏ L/C và phát hành lại L/C đến BOC Hong kong, yêu cầu thông báo cho người thụ hưởng X tại Hong kong. Khóa mã để kiểm tra xác thực được sử dụng giữa Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng A là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng Ngoại thương tại Hong kong… Hậu quả là L/C bị mở chậm 3 ngày so với quy định của hợp đồng và Công ty X Hong kong địi bồi thường từ Cơng ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh số tiền 2.510.000 x 0,1 % x 3 =7.530 USD. Cơng ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương giải thích lý do và yêu cầu đền bù cho họ toàn bộ số tiền thiệt hại này. Tranh chấp này đã được giải quyết bằng thương lượng, hai bên đã thỏa thuận Ngân hàng Ngoại thương phải chịu đền bù thiệt hại cho Cơng ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh số tiền gần 1.500 USD [9].

Trong quy trình thanh tốn bằng L/C thông thường, sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/C gửi ngân hàng phát hành với nội dung tương ứng với hợp đồng. Trên cơ sở đơn yêu cầu mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục mở L/C. Trách nhiệm của ngân hàng chỉ phát sinh từ các điều khoản tại đơn xin mở L/C mà ngân hàng và người mua hàng cùng xác nhận. Như vậy, nếu như hợp đồng mua bán ngoại thương ràng buộc trách nhiệm giữa người mua với người bán, L/C ràng buộc trách nhiệm người bán (người thụ hưởng) với ngân hàng phát hành thì đơn xin mở L/C ràng buộc trách nhiệm của người mua (người yêu cầu) và ngân hàng mở L/C. Ba quan hệ này là độc lập nhưng lại gắn bó chặt chẽ trong một quy trình giao dịch thanh tốn bằng L/C. Ngân hàng phát hành tuy không tham gia quan hệ mua bán nhưng hành động của ngân hàng lại liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên mua bán. Trong tình huống này, việc ngân hàng phát hành lựa chọn một ngân hàng thông báo không phù hợp (là ngân hàng ở một nước thứ ba khơng có quan hệ với người hưởng) đã làm kéo dài thời gian mở L/C, là nguyên

54

nhân gây ra vi phạm hợp đồng cho người nhập khẩu. Rõ ràng, lỗi thuộc về ngân hàng nhưng người gánh chịu rủi ro lại là người mở L/C. Tuy vậy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra tình huống tranh chấp dạng này.

2.1.2.2. Tranh chấp trong q trình thơng báo L/C

Vụ việc 5:

Vụ việc xảy ra giữa Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương và Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội (Vinahandcoop).

Vào khoảng giữa năm 1994 Ngân hàng Ngoại thương nhận được L/C số 1234 trị giá 1,2 triệu USD do Ngân hàng Delta Bank, Hong Kong mở, người hưởng lợi là Vinahancoop tái xuất đá mỹ nghệ nhập từ Trung Quốc sang Mỹ cho nhà nhập khẩu là Công ty Wangich Hong Kong. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, muốn lập được bộ chứng từ phù hợp để đòi tiền và giao hàng đúng hạn, Vinahandcoop đã yêu cầu bên mua hàng sửa đổi L/C.

Đến sát ngày giao hàng, Công ty Wangich Hong Kong đã tự động điện trực tiếp đến Ngân hàng ngoại thương một sửa đổi L/C theo đúng nội dung mà người bán cần mà không thông qua ngân hàng mở L/C.

Ngân hàng Ngoại thương nhận được bức điện đó đã thơng báo cho Vinahandcoop bằng một mẫu thông báo sửa đổi L/C in sẵn như bình thường. Tuy nhiên trên góc trái của bức điện có ghi chú điện chờ hỏi mật mã (test).

Khi nhận được sửa đổi này Vinahandcoop tiến hành ngay việc thanh tốn một phần tiền hàng với phía Trung Quốc và giao hàng xuống tàu xuất sang Hong Kong đồng thời làm thủ tục thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương.

55

Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình của Vinahandcoop, Ngân hàng Ngoại thương tiến hành kiểm tra tính phù hợp của chứng từ thì thấy người mua đã lập chứng từ đòi tiền trên cơ sở sửa đổi L/C mà chưa xác nhận được tính chân thực từ ngân hàng mở. Do vậy, Ngân hàng Ngoại thương đã thông báo ngay cho phía Vinahandcoop và từ chối làm dịch vụ thanh toán bộ chứng từ đó với lý do như trên.

Cơng ty Vinahandcoop nhận lại chứng từ và nhờ các cơ quan pháp luật Việt Nam can thiệp để dừng việc thanh tốn với phía Trung Quốc, do vậy mới chỉ trả cho phía Trung Quốc gần 500.000 USD, đây cũng là số tiền bị mất trong thương vụ này. Đồng thời, Vinahandcoop phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương đề nghị Ngân hàng mở L/C điện chấp nhận sửa đổi "giả" đó và tất nhiên khơng nhận được sự chấp thuận. Khi biết sự việc bị thương gia nước ngồi lừa đảo thơng qua cơng cụ thư tín dụng, Vinahandcoop đã quay lại kiện Ngân hàng Ngoại thương với lý do vì nhận được sửa đổi từ Ngân hàng Ngoại thương nên mới tin tưởng trả tiền và giao hàng.

Phía Ngân hàng Ngoại thương không chấp nhận với lý do đã thơng báo và có ghi chú đang chờ hỏi bằng chữ "test" trên thông báo sửa đổi L/C [8, tr. 53].

Trong vụ việc có một số vấn đề cần được xem xét:

+ Việc Ngân hàng thông báo cho khách hàng một bản telex tu chỉnh từ người mở:

Theo quy định tại Điểm b Điều 11 UCP 500, L/C được chuyển phát như thế nào thì các bản tu chỉnh của nó cũng phải được gửi như vậy, điều này có nghĩa là nếu thư tín dụng gốc được chuyển phát từ ngân hàng đến ngân hàng thơng báo trước khi nó đến tay người thụ hưởng bằng phương tiện gì thì với các bản tu chỉnh của nó cũng sẽ được chuyển đến người thụ hưởng theo

56

đúng cách thức đó. Trong tình huống này, Ngân hàng thơng báo đã mắc lỗi là vẫn thông báo cho người thụ hưởng theo cách thức thông báo một bản tu chỉnh xác thực mặc dù nó được chuyển đến từ người yêu cầu.

+ Việc lập chứng từ trên cơ sở một bản tu chỉnh chưa có hiệu lực: người thụ hưởng có quyền từ chối những sửa đổi cũng như yêu cầu ngân hàng thông báo xác thực bản tu chỉnh nhưng trong trường hợp này người thụ hưởng đã không thực hiện quyền của mình.

+ Bản tu chỉnh chưa được xác thực nhưng ngân hàng gửi chứng từ lại kiểm tra chứng từ trên cơ sở bản sửa đổi: Theo quy định tại mục iii điểm d Điều 9 UCP 500, khi một L/C được sửa đổi thì các quy định trong L/C gốc vẫn có giá trị đối với người thụ hưởng trừ khi nó thể hiện điều ngược lại. Do đó, ở tình huống này khi chưa xác định được tính xác thực của bản sửa đổi L/C gốc thì rõ ràng những quy định L/C gốc vẫn cịn giá trị đối với người thụ hưởng và do đó nếu ngân hàng thơng báo/ngân hàng thương lượng tuân thủ đúng ngun tắc này thì tổn thất đã khơng xảy ra.

Như vậy, cả Ngân hàng thông báo và người thụ hưởng đều có lỗi trong việc để xảy ra tổn thất. Nhưng ngay cả khi đã đưa ra xét xử tại cơ quan Tịa án thì việc phân định rõ ràng và chính xác mức độ trách nhiệm của từng bên không phải dễ dàng. Vụ việc giữa Công ty Vinahandcoop và Ngân hàng Ngoại thương trên thực tế đã trải qua 4 lần xét xử ở các cấp Tòa án khác nhau, thời gian kéo dài từ năm 1995 đến năm 2001. Đặc biệt là mỗi lần xét xử Tịa lại có một mức phán quyết khác nhau, như lần đầu (1996) tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên Ngân hàng Ngoại thương chịu 1/5 giá trị thiệt hại, Vinahandcoop chịu 4/5, nhưng cả hai đều kháng án và đến lần cuối (2001) tại phiên phúc thẩm Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội lại tuyên Ngân hàng Ngoại thương phải chịu bồi thường 4/5 trị giá và Vinahandcoop chịu 1/5.

Vụ việc 6:

57

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I (gọi tắt là Sở Giao dịch I) xảy ra năm 2000.

Ngày 17/07/2000, Chi nhánh Công ty XNK tổng hợp III tại Hà Nội (gọi tắt là Chi nhánh Centrimex) đã ký hợp đồng số 611/17120 mua của Công ty Helm (Đức) 10.000 tấn phân Urea (± 10%) với giá 145 USD/MT CFR FO, thanh tốn bằng L/C khơng hủy ngang.

Để thực hiện hợp đồng, ngày 19/07/2000 Chi nhánh Centrimex đã gửi giấy yêu cầu Sở Giao dịch I mở thư tín dụng khơng hủy ngang, thanh toán ngay 1.450.000 USD (± 10%) có giá trị đến ngày 10/10/2000, tuân thủ theo UCP 500.

Căn cứ giấy yêu cầu mở L/C gửi kèm giấy nhận nợ; giấy cam kết thanh toán trả đủ tiền để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài trước khi Ngân hàng ký hậu vận đơn hoặc phát hành thư bảo lãnh đi nhận hàng; số tiền ký quỹ bằng 5% giá trị hợp đồng (1.022.000.000 đ), Sở Giao dịch I đã mở L/C không hủy ngang số LN/SGD I-00/071 theo yêu cầu của Chi nhánh Centrimex.

Ngày 27/9/2000 tàu Dewan I chở 10.013,35 tấn phân Urea trị giá 1.451.935,75 USD cho Chi nhánh Centrimex đã cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 02/10/2000 SGD I nhận được bộ chứng từ đòi tiền 1.451.935,75 USD do Ngân hàng BHF (Đức) gửi đến. Khi kiểm tra bộ chứng từ, Sở Giao dịch I cho rằng bộ chứng từ sai sót so với qui định của UCP 500 nên đã thông báo gửi Chi nhánh Centrimex về 03 lỗi gồm:

- Không ghi ngày xếp hàng lên tàu (trên vận đơn) - Trên hối phiếu khơng có tên Ngân hàng trả tiền - Sai số tiền bằng chữ trên hối phiếu

và đề nghị Chi nhánh cho biết ý kiến về những sai sót này trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

58

Ngày 03/10/2000, Chi nhánh Cơng ty Centrimex có cơng văn gửi SGD I thơng báo ngồi 03 sai biệt như Ngân hàng thông báo,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 47 - 86)