Tuần mang
thai
4 tháng 1 lần
(4,8,12) 4 tháng 1 lần
(3,7,11)
Quy trình phịng bệnh vắc xin luôn được trại thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, chăm sóc ni dưỡng tốt, khơng mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.
3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia và điều trị một số bệnh sau:
Bệnh viêm tử cung:
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.
- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái - Điều trị: có thể dùng:
Thụt rửa tử cung bằng hỗn hợp dung dịch thuốc gymanax 5g/con + amociline F 5g/con, mỗi con thụt tối thiếu 1 lít/con/ngày.
Tiêm oxytocine: 2ml/con/lần ngày 1 lần.
Tiêm amoxykel 15% L.A: 1ml/10 kg TT/con/ngày, tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.
Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
Bệnh viêm vú
- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có
con đến một tháng. Vú sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5°C - 42°C kéo dài trong suốt thời gian viêm. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa lỗng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đơi khi có máu. Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
-Chẩn đoán: Bệnh viêm vú ở lợn nái. -Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị
+ Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.
+ Điều trị toàn thân:
Tiêm amoxykel 15% L.A: 1ml/10kg TT. Tiêm analgin: 1ml/10kg TT.
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Bệnh đẻ khó
- Triệu chứng:
Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà khơng đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thị tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.
-Điều trị:
Khi phát hiện có những biểu hiện chuẩn bị cho việc sinh sản theo dõi trong 3 - 4 giờ lợn mẹ ra sức rặn mạnh mà vẫn không thấy lợn con ra phải tiến hành bằng phương pháp ngoại khoa là dùng tay móc thai ra. Sau khi móc ra ngồi hết, tiêm oxytocin có thành phần oxytetracylin có tác dụng chống viêm nhiễm sau đẻ.
Tiêm oxytocine: 2ml/con/lần ngày 1 lần.
Tiêm amoxykel 15% L.A: 1ml/10 kg TT/con/ngày, tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.
Thụt rửa tử cung bằng hỗn hợp dung dịch thuốc gymanax 5g/con + amociline F 5g/con, mỗi con thụt tối thiếu 1 lít/con/ngày.
3.4.2.5. Chẩn đốn và điều trị bệnh trên đàn lợn con
Viêm rốn
+ Biểu hiện: rốn của con vật bị viêm, sưng và có mủ trắng. + Điều trị: tại trại thường dùng thuốc sau:
Điều trị trong 3 - 7 ngày, giữ sàn chuồng khô ráo, sạch sẽ.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con
+ Triệu chứng: Phân lỏng màu vàng hay trắng đục dính ở hậu mơn, hậu mơn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn. + Điều trị: Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:
Norflox 100: 1 ml/10kg TT. Tiêm bắp.
Atropin: 1 ml/10kg TT. Tiêm bắp hoặc cho uống.
Tiêm trong 3 - 5 ngày, giữ chuồng khơ, thống, ấm. Cho lợn con uống nước điện giải.
Hội chứng hô hấp ở lợn con
+ Triệu chứng: Ở lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn gầy cịm lơng xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh khơng tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.
+ Điều trị: Hội chứng hơ hấp trên lợn có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:
Tylosine 20%: 1ml/30kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Điều trị trong 3 - 5 ngày.
Viêm khớp
+ Triệu chứng: Đặc trưng bởi lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con.
+ Điều trị: Tại trại thường dùng phác đồ sau: Amoxykel 15% L.A: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp.
Hoặc pendistrep L.A: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp .
Điều trị trong 3 - 5 ngày, giữ sàn chuồng khô ráo, sạch sẽ.
3.4.3. Cơng thức tính và phương pháp xử lý số liệu
-Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =
-Tỷ lệ lợn khỏi bệnh: Tỷ lệ khỏi (%) =
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương qua 3 năm từ 2018 - 2020
Tình hình chăn ni của tại trang trại qua 3 năm từ 2018 đến hết năm 2020 đã được thống kê ở bảng 4.1 như sau: