- Page Insight là một công cụ giúp phân tích Fanpage giúp thu thập dữ liệu tìm hiểu người dùng về tuổi, giới tính, tình trạng độc thân, học vấn, với các tính
d. Rủi ro từ truyền thông xã hộ
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1.Kiến nghị
Trong thời gian tới, HIV/AIDS vẫn sẽ còn la vân đê sưc khoe công công quan trong, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Mức độ giảm của dịch HIV/AIDS chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát. Hình thái dịch có những diễn biến mới và phức tạp, xuất hiện những hành vi nguy cơ mới như việc sử dụng nhiều loại ma túy khác nhau; sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn là một thách thức lớn. Để thực hiện mục tiêu lớn nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 như cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế, cũng như mục tiêu của Dự án Tuyên truyền về phòng HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội cho giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25 thông qua mạng xã hội trong thời gian tới, cần tập trung vào một số nội dung chính như sau:
Thứ nhất, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đề xuất đối với nhà nước về việc nâng mức đầu tư cho công tác phòng HIV/AIDS, bảo đảm bù đắp nguồn lực thiếu hụt do sự cắt giảm viện trợ của quốc tế. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng HIV/AIDS; huy động, kêu gọi nhằm tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng HIV/AIDS.
Thứ hai, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội tham mưu với Hội đồng nhân dân thành phố để đề xuất với Quốc hội nhằm tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng HIV/AIDS nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan khác. Tạo môi trường chính sách và cơ chế tài chính thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có Dự án này.
Thứ ba, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Y tế thành phố tiếp tục tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS các tuyến cơ sở. Sở Y tế tập trung triển khai các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao. Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV.
Thứ tư, bên cạnh Dự án tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ trong việc phòng HIV/AIDS dưới sự quản lý của Sở thông tin và Truyền thông thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng cần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cả về nội dung và hình thức, bảo đảm bao phủ đối tượng là thanh thiếu niên.
Thứ năm, Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn sẽ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong thời gian tới, không chỉ là nhiệm vụ của riêng Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tuyên truyền, cung cấp thông tin mà đó còn là nhiệm vụ chung của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp thành phố, quận, huyện, thị xã, đến cấp cơ sở cần quan tâm, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác này, hướng tới thực hiện thành công mục
37
tiêu giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào trước năm 2030 nói chung, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
4.2. Kết luận
Với nhận thức HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, nên không chỉ là sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các cơ quản Đảng và nhà nước mà đó còn là công việc, nhiệm vụ của toàn xã hội trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Thông qua những căn cứ về mặt pháp lý cũng như căn cứ về mặt thực tiễn thì Dự án Tuyên truyền về Phòng HIV cho giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25 trên địa bàn Thành phố Hà Nội thông qua mạng xã hội được ra đời với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ và cùng chung tay hành động trong công tác phòng HIV vì mục tiêu công đồng.
Như vậy, qua việc tìm hiểu nội dung cũng như đánh giá tính khả thi của Dự án Tuyên truyền về Phòng HIV cho giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25 thông qua mạng xã hội, nhóm nhận thấy đây là một dự án cần thiết để xây dựng và lên kế hoạch triển khai. Nó giải quyết được mong muốn, nhu cầu từ thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ trong công tác phòng HIV và cùng chung tay hành động vì mục tiêu chung của cộng đồng, hướng đến chiến lược năm 2030, Việt Nam chấm dứt bệnh dịch AIDS. Đó cũng là sự kế thừa các nội dung của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong các giai đoạn trước đây, đồng thời có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những nội dung mới phù hợp với tình hình hiện nay và giai đoạn 2021- 2030.
38