THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng (Trang 57 - 86)

20685 22797 26182 28499 30702 35893 43802 84695 115304 105412 103795 Kinh tế ngoài Nhà nước263352924135134428445353562842 7290392517 89324 92801 12

2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HẢI PHÒNG

2.2.1 Một số nét về kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Nam, đây là một thành phố cảng và công nghiệp lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Thành phố nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ và là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại một trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%.

Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc và nằm trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong hai trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Kinh tế Hải Phòng giai đoạn từ 2006 trở lại đây phát triển nhanh, liên tục và ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2006 – 2010 là 11,32%,

60

cao gấp 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân trung của cả nước. So với năm 2005 quy mô kinh tế của thành phố tăng đáng kể, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2010 đạt 1.742USD/người); tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,4% (năm 2005 là 3,6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiên tiến, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 lên 90% năm 2010 (trong đó dịch vụ tăng từ 50,8% lên 53%).

Sản xuất luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) ước tăng 14,93%/năm. Ngành công nghiệp luôn giữ vai trò chủ lực, năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón…

Nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm từ 2006 – 2010 tăng 4,56%/năm. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo đảm an ninh lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân 5 năm 2006-2010 ước tăng 7,99%/năm; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ. Phát triển nuôi trồng ở cả ba khu vực; đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển nuôi trên biển, nuôi nước ngọt. Tiếp tục khuyến khích khai thác đánh bắt hải sản xa bờ; phát triển nhanh đội tàu với kỹ thuật, thiết bị được đầu tư mới, đủ năng lực vươn khơi

61

và mang lại hiệu quả. Mở rộng liên kết, hợp tác trong nuôi trồng, khai thác, xuất hiện mô hình mới. Hệ thống dịch vụ hậu cần thuỷ sản được tổ chức tốt hơn, phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng, khai thác. Hạ tầng nghề cá đã được quan tâm đầu tư, từng bước được hiện đại hoá. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt kết quả tích cực hơn. Ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, GDP ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của thành phố, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 12,41%/năm. Thương mại phát triển khá toàn diện; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 24,13%/năm. Về kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm 2010 ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng bình quân 18,93%/năm.

Thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh chung của thành phố và của nhiều doanh nghiệp được nâng lên. Thực hiện đơn giản hoá, cắt giảm trên 30% thủ tục hành chính; hầu hết các sở, ngành, quận, huyện đã thực hiện cơ chế “một cửa” theo hướng độc lập chuyên trách, “một cửa” liên thông, hiện đại. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết thủ tục hành chính có chuyển biến tích cực. Các thành phần kinh tế ở thành phố phát triển nhanh, số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Công tác phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 65% , trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 43%. Quá trình tạo việc làm mới cho người lao động bình quân đạt 4,46 vạn lượt người/năm; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng đáng kể. Công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội được tăng cường. Công tác chăm sóc thương

62

binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công; đảm bảo an sinh xã hội được triển khai tích cực, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, đạt hiệu quả rõ. Bảo hiểm xã hội có tiến bộ rõ nét. Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao, số hộ nghèo đến năm 2010 giảm còn 3,86% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010) hỗ trợ, giúp đỡ trên 4.000 hộ nghèo xóa nhà tranh, nhà tạm.

Bảng 2.3 Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 T ỷ đ ồ n g Tổng số 5236.3 6036.3 7196.3 8851.4 11263.8 12705.5 14825.9 20055.1 24800.2 27039 31653.6 35031.6 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 702.3 646.9 656 1103.4 1365.3 1951.1 2523 3023.7 3865.3 3824.4 4254 4951.6 Kinh tế ngoài nhà nước 1406 2243.9 2838.4 3610 4703.1 5698.9 5778.7 8425.5 12328.2 16021.6 19431.9 18934.4 Kinh tế nhà nước 3128 3145.5 3701.9 4138 5195.4 5055.5 6524.2 8605.9 8606.7 7193 7967.7 11145.6

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng, niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2011.

Hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2006 -2010 ước đạt 119.268,24 tỷ đồng, tăng bình quân 20,42%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh từ năm 2006 đến 2010 ước đạt thu hút được 2.671 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; huy động trên 500 triệu USD từ nguồn vốn tài trợ chính thức của các quốc

63

gia, vùng lãnh thổ (ODA) trong đó năm 2006: 197,8 triệu USD; năm 2007: 431,37 triệu USD năm 2008: 1.615,45 triệu USD tuy nhiên từ năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên chỉ đạt 125,9 triệu USD.

2.2.2 Thực tế hoạt động giám sát tài chính đối với chi đầu tư công tại Hải Phòng

Từ năm 2006 đến năm 2010 nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hải Phòng luôn tăng trưởng khá, đạt 119,27 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước giảm dần; vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ dân cư đang có xu hướng tăng cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội; vốn đầu tư nước ngoài vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển chung; tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng so với cả nước ngày càng tăng. Cơ cấu đầu tư đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, vốn nhà nước tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực hạ tầng giao thông, hạ tầng cảng biển; vốn ngoài ngân sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; tỷ trong đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng được tăng cao. Hiệu quả đầu tư có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn trước, hệ số ICOR (tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng trưởng GDP) giai đoạn 2006 - 2010 của thành phố là 5,08 thấp hơn 5,14 của giai đoạn 2001 – 2005.

Trên cơ sở áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công từ ngân sách địa phương. Thực tiễn hoạt động động giám sát tài chính trong lĩnh vực này ở Hải Phòng thể hiện như sau:

Hoạt động giám sát tài chính của các cơ quan Trung ương tại Hải Phòng chủ yếu là giám sát tài chính đối với các dự án trọng điểm, còn giám sát với các dự án của thành phố thì hầu hết các hoạt động giám sát là thông qua các báo cáo, đôi khi cũng có hoạt động giám sát của các đoàn giám sát

64

của Quốc hội; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Kiểm toán nhà nước. Song hoạt động giám sát của các đoàn là không nhiều, vẫn chủ yếu là hoạt động giám sát của các cơ quan tại địa phương.

Hoạt động giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công tại Hải Phòng của các cơ quan tại thành phố như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính, Thanh tra và cộng đồng nhưng hoạt động giám sát trên tập trung vào hai cơ quan chính đó là Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố: chủ yếu là

xem xét các báo cáo và thông qua hoạt động chất vấn. Các cơ quan của Hội đồng nhân dân thành phố như Thường trực hội đồng nhân dân và Ban kinh tế ngân sách của thành phố thì thường có các hoạt động giám sát trực tiếp. Ban kinh tế ngân sách là cơ quan tham mưu giúp việc cho Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân, hàng năm cơ quan này thực hiện hoạt động giám sát trên toàn địa bàn thành phố về việc thực hiện ngân sách của thành phố. Theo báo cáo của Ban kinh tế-ngân sách thì năm 2011 có 26 buổi làm việc, kiểm tra, giám sát các đơn vị, tổ chức của thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2012 cơ quan này đã tiến hành 12 cuộc kiểm tra giám sát các đơn vị có sử dụng ngân sách địa phương trong hoạt động đầu tư. Các cuộc kiểm tra này vẫn dựa trên hoạt động xem xét các báo cáo của các đơn vị.

Hoạt động giám sát của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng:

Theo quyết định số 372/2007/QĐ-UB ngày 13/03/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng thì Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh

65

tế - xã hội và đầu tư; Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; Đầu tư trong nước, ngoài nước ở thành phố; quản lý các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi Chính phủ, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi thành phố; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. Cũng theo quyết định này thì Sở kế hoạch và đầu tư thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do thành phố quản lý.

Sở kế hoạch đầu tư thành phố luôn giám sát thường xuyên tình hình đầu tư nói chung của thành phố và tình hình đầu tư công nói riêng để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng nhân dân. Mảng giám sát tài chính đối với đầu tư công từ ngân sách thành phố được sở chú trọng. Năm 2009 sở kế hoạch đầu tư đã giám sát tổng số dự án và công trình là 1.415 trong đó :

+ 05 dự án nhóm A ; + 77 dự án nhóm B ;

+ 346 dự án do Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt;

+ 965 dự án do cấp quận, huyện quyết định đầu tư theo phân cấp; + 22 chương trình hỗ trợ .

Tổng mức đầu tư của 1.415 dự án là 30.288,644 tỷ đồng, tổng mức đầu tư ngân sách là 22.769,279 tỷ đồng (tăng 2.813,175 tỷ đồng vốn ngân sách so với năm 2008), trong đó:

+ Ngân sách Trung ương là: 11.088,629 tỷ đồng + Ngân sách Thành phố là: 10.447,945 tỷ đồng + Ngân sách quận, huyện: 1.232,705 tỷ đồng

66

Trong năm 2010 Sở kế hoạch và đầu tư giám sát thêm 90 dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (01 dự án nhóm A, 29 dự án nhóm B và 61 dự án nhóm C) với tổng mức đầu tư: 5.409,016 tỷ đồng và 439 dự án và chương trình đầu tư còn hiệu lực thực hiện, trong đó 90 dự án mới có mức đầu tư từ:

+ Ngân sách trung ương: 4.059,292 tỷ đồng (chiếm 75,05%); + Ngân sách thành phố: 1.229,965 tỷ đồng (22,74%);

+ Nguồn vốn khác: 119,76 tỷ đồng (chiếm 2,21%).

Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và củng cố - nâng cấp các tuyến đê biển. Tổng mức đầu tư của 439 dự án và chương trình đầu tư là 36.125,428 tỷ đồng (tăng 5.926,784 tỷ đồng so với năm 2009), tổng mức đầu tư ngân sách là 28.876,002 tỷ đồng (tăng 6.106,723 tỷ đồng vốn ngân sách so với năm 2009), trong đó:

+ 101 dự án và chương trình đầu tư có sử dụng ngân sách Trung ương, có tổng giá trị là 17.448,717 tỷ đồng (tăng 6.360,088 tỷ đồng so với năm 2009);

+ 338 dự án có sử dụng ngân sách Thành phố có tổng giá trị là 11.427,286 tỷ đồng (tăng 979,341 tỷ đồng so với năm 2009).

Năm 2011 Sở kế hoạch và đầu tư thành phố tiếp tục giám sát thêm 50 dự án mới được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, trong đó có 23 dự án nhóm B và 27 dự án nhóm C; tổng mức đầu tư được phê duyệt là 4.466,505 tỷ đồng, trong đó giá trị: vốn ngân sách trung ương, thành phố là 4.307,661 tỷ đồng và nguồn vốn khác là 158,844 tỷ đồng; lĩnh vực được tập trung đầu tư là: giao thông, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, đê điều trọng điểm của thành phố. Hoạt động giám sát tài chính đầu tư công từ ngân sách thành phố của Sở kế hoạch và đầu tư được tiến hành từ khâu triển khai kế hoạch đầu tư, sở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng (Trang 57 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)