Thông số kỹ thuật

Một phần của tài liệu Mđ16Mig,MagCoBan (Trang 55 - 67)

4. Hướng dẫn sử dụng máy hàn SMARTMIG T

4.2 Thông số kỹ thuật

Thông số kĩ thuật chung của hệ thống được tổng kết trong bảng 1.

Bảng 1

Model SMARTMIG T25

Nguồn 3 pha 50/60Hz V 230/400

Dải dòng A 25250

Công suất lắp đặt kVA 6

Cầu chì A 16 (230V) 10 (400V) Hệ số Cos 0,97 Điện áp hở mạch V 1738 Dòng hàn cho phép 100% 120 60% A 160 35% A 210 25% A 250 Đường kính dây mm 0,17-1,2 Lớp cách điện H Cấp bảo vệ IP 23 Kích thước S-C-R mm 830-615-400 Trọng lượng Kg 54 Giới hạn sử dụng ( ISO IEC 60974-1)

Thông thường máy hàn làm việc không liên tục, thời gian máy bao gồm thời gian làm việc hữu ích (hàn) và thời gian nghỉ ( để định vị phôi, thay dây...). Máy hàn này được thiết kế để cung cấp dòng danh định I2 lớn nhất (200A) trong

56

thời gian làm việc 25% của tổng thời gian sử dụng. Nếu thời gian sử dụng là 10 phút thì thời gian sử dụng được coi là 25% của thời gian này. Nếu quá thời gian làm việc cho phép thì Rơle nhiệt làm việc để bảo vệ các thiết bị xung quanh máy hàn. Bộ bảo vệ nhiệt được kí hiệu bằng đèn cảnh báo mầu vàng trên bộ ổn nhiệt. Sau vài phút thì Rơle nhiệt tự động ngắt (và đèn hiệu mầu vàng tự động tắt) và máy hàn sẵn sàng làm việc trở lại. Máy được chế tạo phù hợp với cấp độ bảo vệ IP23.

Hệ thống nâng.

Dây đai được cột chặt và an toàn từ dưới sau đó thì nâng thiết bị lên khỏi mặt đất.

Bộ cấp dây có một tay xách để có thể móc vào đó và nâng nó lên.  Lắp ráp máy hàn.

Quá trình lắp đặt các chi tiết của máy hàn bao gồm: Nguồn hàn SMARTMIG T21.

Mỏ hàn MIG-MAG: dài 3 mét. Dây tiếp mát nối với máy dài 3 m.

Các thiết bị tiêu chuẩn bao gồm các bánh xe chuyển động trước và sau có kích thước khác nhau, và giá để chai khí. Thực hiện các bước như dưới đây trước khi vận hành máy.

- Lấy nguồn hàn và các thiết bị ra khỏi tùng.

- Kiểm tra toàn bộ các chi tiết và thông báo ngay nhưng hỏng hóc có thể cho nhà - cung cấp hoặc nhà chế tạo.

- Kiểm tra hệ thống thông gió có tốt không.

- Lắp các bánh xe và giá lắp chai khí sau đó lắp mỏ hàn như miêu tả ở hình sau.

57

Hình 17.49 Trình tự lắp bánh xe

Lắp đặt

Nơi lắp đặt thiết bị được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về an toàn lao động. Người dùng chịu trách nhiệm lắp đặt và vận hành thiết bị theo hướng dẫn được nhà sản xuất cung cấp.

Trước khi lắp máy người dùng cần lưu tâm đến vấn đề điện từ ở vùng làm việc. Đặc biệt, chúng tôi khuyến cáo rằng không nên lắp thiết bị trong các vùng phụ cận:

- Tín hiệu, điều khiển và cáp điện thoại.. - Trạm phát thanh truyền hình

- Máy tính hoặc thiết bị điều khiển và dụng cụ đo lường. - Thiết bị bảo hộ và an toàn.

Máy hàn không được đặt trên nền có độ nghiêng lớn hơn 100. Các loại máy hàn này được làm mát bằng khí tuần hoàn cưỡng bức. Bởi vậy nen sử dụng các tấm lưới thông gió để thuận tiện cho quá trình thông gió thông qua các lỗ hổng tạo bởi các khung.

Nguồn hàn được phải thoả mãn các điều kiện dưới đây:

- Trong và ngoài nguồn hàn đều được sử dụng cấp bảo vệ IP23. - Lớp cách điện "S".

Kết nối với nguồn điện

Quá trình đấu nối máy với nguồn (dòng điện) phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm.

Toàn bộ quá trình đấu nối phải được thực hiện phù hợp với yêu cầu chung của luật lao động.

Trước khi nối máy hàn với nguồn chính, kiểm tra xem dữ liệu trên nhãn máy có phù hợp với điện áp nguồn và tần số không và công tắc chính ở vị trí "0".

Máy hàn này có thể làm việc ở các điện áp khác nhau và thông thường máy được cung cấp để làm việc ở điện áp cao nhất như ghi trên nhãn máy. Kiểm tra điện áp này có phù hợp với điện áp nguồn hay không. Nếu không thì tháo nắp

58

máy kết nối phù hợp dây xanh hoặc dây đỏ với điện áp nguồn như miêu tả ở hình B. Quá trình kết nối với nguồn phải được thực hiện với 4 dây cáp trong đó:

Cần 3 dây dẫn để nối máy với nguồn.

Dây thứ tư có màu Vàng Xanh được dùng để nối mát. Nối một ổ cắm phù hợp (3p+t) với cáp nguồn và cố

định nó ở một ổ cắm thích hợp với cầu chì hoặc công tắc tự động. Đầu nối mát phải được nối với dây mát ( vàng-xanh) của bộ cấp nguồn chính. Bảng 2 đưa các cầu chì phù hợp với dòng điện tối đa cấp vào máy hàn và điện áp danh nghĩa.

Bảng 2

Model SMARTMIG T21

I2 max danh định (25%)* A 250

Công suất kVA 6

Cầu chì loại "gl" U1=220V - 230V - 240V A 10/16 Cáp nối nguồn Chiều dài Tiết diện m mm2 3,5 4x2,5 Kết nối khí.

Hình 17.50 van giảm áp và lưu lượng kế

Hệ thống khí này được cung cấp với một đồng hồ đo áp và bộ giảm áp để phục vụ cho quá trình điều chỉnh áp suất khi hàn. Chai khí (chiều cao lớn nhất là 1200mm) phải được đặt trên giá đỡ chai khí ở phía sau máy hàn. Hệ thống khí phải được lắp đặt đúng vị trí để đảm bảo không làm cản trở độ ổn định vận hành của máy hàn. Quá trình kết nối giữa chai khí, bộ giảm áp và ống dẫn khí với tấm sau của máy nguồn hàn được thực hiện như hình C.

59

Nguyên tắc sử dụng

Các công cụđiều khiển (hình A)

Vị trí 1 Kết nối mỏ theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Vị trí 2 Chiết áp điều chỉnh thời gian hàn điểm

Vị trí 3 Công tắc ON/OFF

Vị trí 4 Đèn báo bảo vệ quá nhiệt. Khi đèn được bật sáng thì thiết bị bảo vệ quá nhiệt đang làm việc. Khi máy làm việc vượt quá chu kỳ làm việc thì rơle

nhiệt sẽ làm việc(xem phần giới hạn sử dụng) chờ một vài phút trước khi vận hành lại.

Vị trí 5 Công tắc điều chỉnh điện áp hàn

Vị trí 6 Chiết áp điều chỉnh tốc độ cấp dây

Lắp dây hàn.

Hình 17.51 mặt trước của máy và bảng điều khiển

Nâng các chốt trên tấm phía bên trái và lắp tang dây hàn (sử dụng loại tang dây Max 300mm và 20kg) phù hợp với vật liệu được hàn. Lắp tang dây hàn lên giá đỡ dây sao cho dây hàn theo chiều kim đồng hồ và đóng chốt vào lỗ của tang dây.

60

hình E) như mô tả trên hình vẽ. Hình 17.52 Cơ cấu đẩy dây

Nâng con lăn tĩnh (vị trí 1 hình E) để giảm áp lực giữa các con lăn (vị trí 6 hình E). Kiểm tra con lăn dẫn động (vị trí 4 hình E) có thích hợp đường kính dây hàn được sử dụng không.

Luồn dây hàn vào đúng tâm của ống dẫn dây và dãn đến tâm của ống dẫn đầu bên kia (vị trí 3 hình E) và thừa đầu ra khoảng vài centimét. Hạ thấp con lăn bị động để luồn dây vào rãnh của con lăn dẫn động. Nếu cần thiết thì điều chỉnh áp lực giữa các con lăn bằng vít điều chỉnh áp lực (vị trí 5 hình E). Điều chỉnh vượt quá áp lực cho phép sẽ gây ra biến dạng dây hàn, còn áp lực không đủ có thể gây ra quá trình hàn không đều.

Cụm con lăn dẫn động

Các chỉ dẫn dưới đây sẽ hướng dẫn lắp các con lăn. - Tháo vít (vị trí số 5 hình E).

- Nâng cần điều khiển con lăn bị động (vị trí số 2 hình E).

- Mỗi con lăn sẽ mô tả loại dây và đường kính dây hànở hai cạnh ngoài của con lăn.

- Lắp con lăn thích hợp (vị trí 4 hình E) đảm bảo rãnh của con lăn thích hợp với đường kính dây đang sử dụng.

- Xiết chặt vít (vị trí 5 hình E).  Vận hành.

Quan trọng: Trước khi hàn nên kiểm tra các thông số trên nhãn máy có phù hợp với điện áp nguồn và tần số không.

61

- Bật nguồn hàn và xoay chiết áp điều chỉnh điện áp hàn (vị trí 3 hình D) tới vị trí thích hợp cho quá trình hàn.

- Mở van khí và ống dẫn dây, quá trình này cho phép dây được cấp tự do trong suốt quá trình hàn. Nhớ rằng bép hàn được sử dụng phải phù hợp với đường kính dây.

- Điều chỉnh chiết áp điều chỉnh tốc độ cấp dây tới vị trí 3

- Nhấn công tắc mỏ hoặc nhấn công tắc kiểm tra động cơ cho tới khi đầu dây thò ra từ mỏ hàn.

- Vặn chặt bép hàn trên mỏ hàn. - Lắp đúng chụp dẫn khí hàn.

- Bảo vệ chụp dẫn khí và ống dẫn dây của mỏ khỏi các tia bắn toé. - Nối kẹp mát với phôi để hàn (hình G).

- Máy hàn đã sẵn sàng để hàn.

- Để bắt đầu quá trình hàn thì đưa mỏ hàn lại gần điểm cần hàn và nhấn công tắc mỏ.

- Khi kết thúc quá trình hàn thì tháo vật liệu còn thừa trong mỏ, tắt nguồn hàn và đóng chai khí.

Quá trình hàn liên tục.

Điều chỉnh lực căng dây và tốc độ cấp dây phù hợp nhất, sử dụng nút điều khiển tương ứng. Nhấn công tắc mỏ hàn để khởi động dòng hàn, cấp dây và thực hiện quá trình hàn. Sau khi hoàn thành quá trình hàn thì nhả công tắc mỏ để dừng cấp dây và ngừng khẩn cấp động cơ. Nguồn hàn vẫn được cấp nguồn trong vài giây, đủ để gây cháy phần đầu dây hàn còn lại thò ra ở mỏ hàn. Van khí vẫn được mỏ để cung cấp lượng khí duy trì áp suất xung quanh vũng hàn. Chức năng này được gọi là cháy ngược "burn-back" và có thể được điều chỉnh. Mạch điều khiển được cấp nguồn sẵn sàng cho chu kỳ hàn tiếp theo.

62

Hàn điểm

Kiểu hàn này được khuyên dùng trong các xưởng sửa chữa thân ô tô. - Thay chụp dẫn khí loại đặc biệt thích hợp

cho quá trình hàn điểm (hình H).

- Đặt thời gian hàn điểm bằng chiết áo (vị trí 2 hình D).

- Lựa chọn lực căng dây và tốc độ cấp dây thích hợp nhất, sử dụng các nút điều khiển tương ứng. để điều chỉnh quá trình hàn.

- Đặt chụp dẫn khí vuông góc với chi tiết được hàn. - Nhấn công tắc mỏ để khởi động dòng hàn và cấp dây. ở cuối thời gian hàn điểm thì dây sẽ tự động ngừng cấp dây.

- Nhấn lại công tắc mỏ để bắt đầu một chu hàn mới . - Nhả công tắc mỏ.

Điều chỉnh bảng mạch điện.

Rơle RT1: Chống cháy ngược.

Rơ le RT2: Giảm tốc độ quay của động cơ. Chú ý: Các rơ le này có thể được điều chỉnh đơn giản từ bên ngoàinbằng cách tháo vỏ chi tiết khi máy hàn không vận hành.

Hình 17.54 Cơ cấu điều khiển tốc độ dây

Bảo dưỡng

Quan trọng: Quá trinh bảo dưỡng phải được thực hiện bởi các chuyên gia, hoặc những người có kinh ngiệm đối với máy. Chúng tôi sẽ không đảm bảo an toàn nếu người sử dụng cố gắng tự sửa chữa những hỏng hóc.

Cảnh báo: Trước khi tiến hành kiểm tra bên trong máy, phải ngắt nguồn khỏi hệ thống.

Nguồn hàn

Quá trình bảo dưỡng nguồn hàn thực hiện làm sạch bên trong máy và kiểm tra định kỳ độ mòn của cáp và những chỗ nối bị lỏng. Ngắt nguồn hàn ra khỏi lưới điện, tháo vỏ máy và sử dụng khí nén khô để làm sạch những bụi bẩn tích tụ trong máy. Trong suốt quá trình làm sạch không được hướng vòi phun khí nén vào các chi tiết điện tử. Kiểm tra đường dẫn khí để đảm bảo khí không bị rò rỉ , tuần hoàn tốt, các chỗ nối không bị lỏng. Kiểm tra cẩn thận các van điện tử. Kiểm tra định kỳ các con lăn của bộ cấp dây và thay nếu các con lăn bị mòn, khi các con lăn quá mòn thì sẽ ảnh hưởng tới tốc độ cấp dây (do dây bị trượt).

63

Mỏ hàn

Mỏ hàn được thiết kế thích hợp làm việc ở nhiệt độ cao và chịu được ứng suất kéo/ xoắn lớn. Chúng tôi khuyên rằng không nên vặn xoắn dây cáp và không nên sử dụng mỏ hàn để kéo máy hàn. Bởi vậy mỏ cần được bảo dưỡng như sau.

- Làm sạch các đường dẫn khí để đảm bảo khí tuần hoàn tốt. - Thay điểm tiếp xúc khi ổ cắm bị biến dạng.

- Làm sạch ống dẫn dây bằng chất tricloêtylen hoặc dung dịch đặc biệt khác.

- Kiểm tra lớp cách điện của cáp nguồn, các chỗ nối phải có điều kiện cơ khí và điện tử tốt.

Thay thếcard điện tử.

Cảnh báo: Sựtích điện có thể gây nguy hiểm cho bảng mạch điều khiển.

 Nên mặc quần áo bảo hộ chống tĩnh điện khi làm việc với bảng mạch hoặc các chi tiết của chúng.

 Sử dụng túi hoặc hộp chống tĩnh điện để đóng gói và vận chuyển bảng mạch.

Thực hiện như dưới đây.

 Tháo nắp máy hàn.

 Tháo các giắc cắm cung cấp điện từ cho bảng mạch.  Thay card bằng cách xoay kẹp mềm 1/4 vòng ngược chiều

kim đồng hồ.  Tháo card bị hỏng.

 Thao tác ngược lại để lắp card mới.  Các khó khăn có thể xảy ra và biện pháp khắc phục

Dây nguồn được cho là nguyên nhân chính của phần lớn những khó khăn chung. Trong trường hợp bịđứt, tuân theo trình tự sau:

1) Kiểm tra giá trị điện áp nguồn

2) Kiểm tra xem cáp nguồn có được nối hoàn toàn với ổ cắm và công tắc nguồn hay không.

3) Kiểm tra cầu chì nguồn có bị cháy hoặc lỏng không. 4) Kiểm tra xem những ảnh hưởng sau:

 Công tắc được cung cấp với máy

 ổ cắm và cáp nguồn.

64  Bảng xử lý sự cố. Sự cố Nguyên nhân Giải pháp  Cầu chì nguồn cháy và bịđứt mạch.  Đấu nối sai.  Kiểm tra và đấu nối lại theo hướng dẫn sử dụng.

 Ngắn mạch động cơ quạt.  Sửa chữa hoặc thay

động cơ.

 Ngắn mạch biến thế  Kiểm tra và thay biến thế nếu cần thiết.

 Cầu chì nguồn cháy khi nhấn công tắc mỏ.

 Đấu nối ổ cắm chuyển đổi

điện áp bị sai.

 Kiểm tra và thực hiện

đấu nối lại theo hướng dẫn sử dụng.  Ngắn mạch Biến thế  Thay biến thế mới.  Cầu chì nguồn cháy sau một thời gian làm việc.  Mạch bị hỏng.  Thay bang mạch  Cầu chì không đủ công suất.  Sử dụng cầu chì đúng công suất (xem bảng)  Máy hàn không có dòng.  Đấu nối sai.  Kiểm tra và đấu nối lại theo hướng dẫn.

 cầu chì nguồn bị cháy.  Tìm nguyên nhân và thay thế.

 Cáp hàn chưa nối nguồn.  Kiểm tra cáp hàn.

 Dòng hàn không

ổn định.

 Điện áp nguồn không ổn định.  Kiểm tra điện áp nguồn bằng Vôn kế  Tiết diện cáp quá nhỏ.  Thay cáp có tiết diện thích hợp.  Các chõ nối bị lỏng.  Kiểm tra các chỗ nối của cáp nguồn và mạch điện, vặn chặt các chỗ nối nếu cần thiết.  Dòng hàn không đủ.

 Nguồn cấp bị mất pha.  Kiểm tra nguồn.

 Dây hàn không

được cấp.

 Cầu chì bị ngừng làm việc tam thời.

 Mạch điều khiển điện bị

hỏng.

 Bánh răng động cơ bị vỡ.  Các con lăn dẫn động bị

mòn.

 ống dẫn dây bị hỏng  Điểm điều chỉnh dây bị

mòn.

 Thay thế  Thay thế

 Kiểm tra và thay thế.  Thay thế  Kiểm tra và thay thế nếu cần

thiết

65

Các khuyết tật hàn

Sự cố Nguyên nhân Giải pháp

 Bề mặt mối hàn bị rỗ

(trong hoặc ngoài)

 Dây hàn bị hỏng.  Thay dây hàn

 Lượng khí cấp không

đủ.

 Điều chỉnh lưu lượng khí.

 đồng hồđo lưu lượng khí bị hỏng.  Kiểm tra đồng hồđo.  Bộ giảm áp bịđóng băng  Kiểm tra bộ sây.  Van từ bị hỏng.  Kiểm tra.  ống dẫn dây tắc.  Làm sạch ống dẫn dây.

Một phần của tài liệu Mđ16Mig,MagCoBan (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)