Có một thực tế hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong CCN đang tạo ra các chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại Việc

Một phần của tài liệu MTCN-Xanh-so1_compressed (Trang 27)

đang tạo ra các chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại… Việc nhanh chóng có biện pháp bảo vệ, xử lý hợp lý, các chất thải này sẽ giúp hoạt động của các Cụm Công nghiệp (CCN) bền vững hơn và bảo vệ môi trường.

NGUY CƠ Ô NHIỄM HIỆN HỮU TỪ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Theo số liệu của Cục Công Thương địa phương - Bộ Công Thương (tổng hợp từ Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước), tính đến hết năm 2020, cả nước đã thành lập 968 CCN với tổng diện tích trên 30.912 ha; trong đó, có 730 CCN với tổng diện tích khoảng 22.336,3 ha đi vào hoạt động, thu hút gần 12.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy bình quân 65%; tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động.

Tuy nhiên, việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN tại các địa phương, đặc biệt hạ tầng bảo vệ môi trường (BVMT) còn nhiều khó khăn; công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại nhiều CCN chưa đúng quy định pháp luật môi trường. Có tới 730 CCN với tổng diện tích 22.336 ha, đi vào hoạt động (trong đó có 9.363 cơ sở đang hoạt động trong cụm). Tuy nhiên, số lượng CCN có biện pháp BVMT, công trình xử lý chất thải chỉ chiếm số lượng nhỏ.

Đến hết năm 2020, cả nước mới chỉ có 141 CCN (chiếm 19,3% so với các CCN đã hoạt động) có hệ thống XLNT tập trung đi vào hoạt động. Đa số các CCN còn lại chưa có hệ thống XLNT tập trung (chủ yếu những CCN hình thành trước Quyết định 105/2009/QĐ-TTg) tại các CCN này các doanh nghiệp thứ cấp tự XLNT hoặc thải trực tiếp ra môi trường nên không đạt hiệu quả hoặc chưa đáp ứng được QCVN về nước thải; Việc thiếu trang thiết bị quan trắc để kết nối, truyền dữ liệu tự động đến cơ quan quản lý môi trường cũng là vấn đề gây khó khăn cho cơ quan quản lý môi trường ở nhiều địa phương. Các địa phương đa phần nhận thức rõ vấn đề này, tuy nhiên do ngân sách hạn chế nên chưa xử lý dứt điểm những tồn tại.

Dù hệ thống văn bản pháp luật về BVMT khá đầy đủ, tuy nhiên tình trạng phát triển CCN thiếu quy hoạch đồng bộ, nôn nóng, nhiều CCN không xác định rõ chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT tối thiểu trước khi chấp thuận cho doanh nghiệp

vào đầu tư đã dẫn tới tình trạng cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, không hấp dẫn các nhà đầu tư và gây ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CCN tại các địa phương, đặc biệt hạ tầng bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tại nhiều CCN, công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn chưa được thực hiện nghiêm túc; Việc thiếu trang thiết bị quan trắc để kết nối, truyền dữ liệu tự động đến cơ quan quản lý môi trường cũng là vấn đề gây khó khăn cho cơ quan quản lý môi trường ở nhiều địa phương.

Bên cạnh công tác quản lý môi trường tại các CCN chưa thường xuyên, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, ý thức chấp hành các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với CCN của chủ đầu tư hạ tầng CCN và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại đa số các CCN chưa cao (do phần lớn các chủ đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có năng lực tài chính thấp, thiếu am hiểu, nắm rõ quy định về môi trường,…

Một phần của tài liệu MTCN-Xanh-so1_compressed (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)