NHỮNG QUAN HỆ YÊU/GHÉT TẦM THƯỜNG

Một phần của tài liệu suc-manh-cua-hien-tai-2- (Trang 112 - 113)

thực ở trong bạn, thì tất cả những quan hệ của bạn với người khác, đặc biệt là các quan hệ thân mật giữa nam nữ đều có sẵn nhiều bất toàn và rốt cuộc sẽ dẫn đến sự tha hóa, phân rã. Trên bề mặt, chúng có vẻ hoàn hảo trong một thời gian nào đó, như trong khi bạn “đang yêu”, nhưng cái vẻ hoàn hảo hiển nhiên đó luôn luôn dễ bị phá vỡ khi những tranh cãi, xung đột, bất mãn, thậm chí bạo hành thể xác hoặc tinh thần(4) xảy ra ngày càng nhiều. Dường như là hầu hết những “quan hệ yêu đương” đều nhanh chóng trở thành những quan hệ yêu/ghét tầm thường. Lúc đó tình yêu đã biến thành sự đả kích tàn nhẫn, cảm giác hận thù, hay hoàn toàn dửng dưng chỉ trong một thoáng chốc. Hiện tượng này vẫn được cho là bình thường. Quan hệ lúc đó chỉ dao động trong một thời gian, vài tháng hay vài năm, giữa hai thái cực của “yêu” và “ghét”, và quan hệ đó cho ta nhiều khoái cảm dễ chịu cũng như nhiều hệ lụy, khổ đau. Nhiều cặp thường đâm ra ghiền những quan hệ luẩn quẩn như thế. Vì những bi kịch trong những quan hệ loại ấy có lẽ làm họ cảm thấy như là họ đang thực sự sống. Nhưng sớm muộn gì rồi cũng có lúc sự mất quân bình giữa hai thái cực tích cực

tiêu cực, và khi chu kỳ có tính tiêu cực và hủy hoại xảy ra ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn, lúc đó quan hệ của họ sẽ nhanh chóng đi đến chỗ đổ vỡ.

Thoạt tiên, bạn nghĩ có lẽ ta chỉ cần loại bỏ chu kỳ tiêu cực hay hủy hoại kia thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa thôi và quan hệ đó sẽ mặn nồng trở lại. Nhưng than ôi, điều này không bao giờ xảy ra được vì hai đối cực yêu/ghét kia phụ thuộc lẫn nhau. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Cái tích cực đã chứa đựng sẵn trong nó cái tiêu cực chưa hiển lộ. Cả hai đều là hai khía cạnh của cùng một sự tha hóa trong tự thân. Ở đây tôi đang nói đến loại quan hệ có tính chất lãng mạn thông thường, không phải là thứ tình yêu đích thực, vì tình yêu đích thực không thể có đối nghịch do nó xuất phát từ một chỗ sâu hơn ở trong bạn, vượt lên trên lý trí. Thứ tình yêu lâu bền như thế thường rất hiếm, hiếm hoi như những con người đã có được sự tỉnh thức. Tuy nhiên, những thoáng yêu thương ngắn ngủi như thế cũng có thể xảy ra khi có sự gián đoạn trong dòng suy nghĩ miên man ở trong bạn, nhưng những thoáng yêu thương như thế rất ngắn ngủi và rất khó duy trì.

Dĩ nhiên là trong một mối quan hệ, khía cạnh tiêu cực thường dễ dàng được nhận ra hơn là khía cạnh tích cực. Ta cũng thường dễ dàng nhận ra những tiêu cực xuất phát từ người mình yêu hơn là những tiêu cực có gốc rễ ở trong chính mình. Tiêu cực có thể được thể hiện dưới nhiều dạng: khuynh hướng chiếm hữu, tính ghen tuông, sự lấn quyền, thái độ lạnh nhạt, lòng oán hận không hề nói ra, sự cố chấp, khuynh hướng thích tranh phần đúng về mình, sự thô lỗ, thái độ chỉ biết lo cho riêng mình, thói quen đòi hỏi và toan tính trong tình cảm, thích gây hấn, phê bình, phán xét, đổ lỗi cho người khác, đả kích, giận dữ, báo thù một cách thiếu hiểu biết vì những khổ đau của cha mẹ mình đã gây ra cho mình trong quá khứ, hoặc thịnh nộ và đi đến khuynh hướng bạo hành về thể xác(5).

Về mặt tích cực, đó là cảm giác “đang say đắm trong tình yêu” với người bạn gối chăn của mình. Thoạt đầu, đây là một trạng thái cực kỳ thỏa mãn. Bạn cảm thấy sống động một cách mãnh liệt. Sự có mặt của bạn trên cuộc đời này bỗng nhiên trở nên có ý nghĩa hơn vì có một người đang cần đến bạn, đang ham muốn bạn, và điều này làm bạn cảm thấy mình rất đặc biệt và bạn cũng làm như vậy đối với người kia. Những khi bạn có nhau, bạn cảm thấy như toàn vẹn và đầy đủ hơn. Cảm giác ấy có thể mạnh đến nỗi thế giới lúc ấy đối với bạn không còn quan trọng như trước đây nữa.

Tuy nhiên, hẳn bạn cũng nhận thấy rằng có sự phụ thuộc và đeo cứng lấy nhau trong cơn đắm say đó. Bạn trở nên nghiện người kia. Người ấy tác động đến bạn giống như một chất gây nghiện. Bạn cảm thấy phấn khởi khi bạn có thuốc. Nhưng khi bạn chỉ thoáng nghĩ, hoặc khi có một khả năng là bạn sẽ bị mất người kia thì bạn sẽ trở nên ghen tuông, muốn chiếm hữu, dọa nạt, uy hiếp trong tình cảm, trách móc và tố cáo. Nói chung là vì bạn sợ đánh mất mối quan hệ này. Nếu bạn bị ruồng bỏ, bạn sẽ cảm thấy thù hằn hoặc khổ đau và thất vọng không cùng. Trong phút chốc, tình yêu dịu ngọt bỗng nhiên trở thành một sự công kích không chút xót thương hoặc là nỗi đau buồn kinh khủng. Tình yêu nồng thắm đó bây giờ đi đâu mất? Tình yêu nồng cháy đó có thể nào trong phút chốc trở thành một thái cực đảo ngược? Đó có phải là tình yêu chân chính ngay từ thuở ban đầu, hay chẳng qua đó chỉ là sự vồ vập có tính nghiện ngập và vướng mắc?

LÒNG ĐAM MÊ VÀ SỰ TÌM VỀ TRẠNG THÁI HỢP NHẤT

Một phần của tài liệu suc-manh-cua-hien-tai-2- (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)