ấy thường bị bạn trai bạo hành và những mối quan hệ trước đây của cô cũng tương tự như thế. Tại sao cô ấy hay quan hệ với những người đàn ông như thế? Sao cô không chịu thoát ra khỏi tình trạng đó? Tại sao con người lại chọn khổ đau?
Tôi biết “chọn lựa” là một từ của thời đại mới, nó không hoàn toàn chính xác trong hoàn cảnh này. Khi nói rằng ai đó “chọn” một quan hệ trái chiều hay bất cứ tình huống tiêu cực nào khác trong đời họ là ta có thể gây hiểu lầm. Vì chọn lựa có nghĩa là nhận thức, là cấp độ rất cao của nhận thức. Không có nhận thức thì không có chọn lựa. Chọn lựa bắt đầu khi bạn tách ly mình ra khỏi sự kiềm tỏa của lý trí và những mô thức bó buộc của nó. Chọn lựa chỉ bắt đầu khi bạn biết sống một cách an nhiên tự tại. Trước khi bạn có thể đạt đến trạng thái đó, bạn vẫn còn mê lầm. Có nghĩa là bạn vẫn còn buộc phải suy tưởng, cảm nhận, hành động theo một khuôn cách nào đó phù hợp với điều kiện của lý trí. Chúa Jesus từng nói: “Xin Cha hãy tha thứ cho họ, vì họ không biết họ đang làm gì”. Điều này không liên quan đến sự thông minh theo nghĩa thường tình của nó. Tôi gặp nhiều người rất thông minh và có giáo dục nhưng hoàn toàn rất mê mờ, tức là hoàn toàn đồng nhất họ với những suy nghĩ hay lo lắng của họ. Thực ra, nếu sự phát triển về mặt trí năng và kiến thức không cân xứng với một mức độ tỉnh thức và phát triển tâm linh tương ứng thì sự phát triển phiến diện đó có tiềm năng trở thành một tai họa và bất hạnh rất lớn.
Người phụ nữ bạn của anh bị người bạn trai chị ấy bạo hành và đó không phải lần duy nhất, vì sao? Đây không phải là một chọn lựa của chị ấy. Tâm thức(19) của chị ấy, bị điều kiện hóa bởi quá khứ, đã luôn tìm cách tái tạo lại những hoàn cảnh quen thuộc, những tình huống chị đã từng trải qua. Ngay cả khi điều đó có thể gây nên cho chị nhiều đớn đau, thì ít ra thì đối với chị, đó cũng là một điều rất quen thuộc. Trí năng của ta luôn bám víu vào những cái nó đã biết. Nó luôn muốn kiểm soát tình
thế nên cảm thấy rất nguy hiểm trước những cái nó chưa biết vì đó là điều nó không kiểm soát được.
Đó là lý do tại sao lý trí không thích và hay khước từ phút giây hiện tại. Vì nhận thức về giây phút hiện tại sẽ tạo ra một khe hở, không những trong dòng suy tư, mà còn cả trong chuỗi quá khứ – tương lai. Không một cái gì thực sự mới mẻ và sáng tạo có thể đi vào thế giới này mà không đi qua khe hở đó, phút giây hiện tại – một lỗ hổng rất khoáng đạt cho sự biểu hiện của những khả năng bất tận.
Có thể người phụ nữ bạn của anh bị đồng nhất mình với lý trí nên cô đang lặp lại một vết xe cũ, một khuôn mẫu cư xử(20) sai lầm mà cô đã học được trong quá khứ: đó là trong mối quan hệ với một người đàn ông, sự luyến ái và bạo hành là hai lối cư xử được cô ấy thừa nhận một cách vô ý thức. Hay cô ấy có thể đang cố tái tạo lại một mô hình cũ trong tâm thức mà cô đã học được từ thời bé và trong đó, cô luôn cảm thấy rằng mình không xứng đáng được yêu thương(21) và luôn cảm thấy mình rất đáng bị trừng phạt(22).
Cũng có thể là phần lớn cuộc đời cô luôn đắm chìm trong một khối khổ đau dày đặc của quá khứ, nên cô luôn cần tạo thêm khổ đau(23) để làm thức ăn nuôi dưỡng khối khổ đau ấy được sống mãi. Người bạn trai của cô cũng có một khối khổ đau của anh ta, có một lối sống và cư xử rất mê mờ của mình. Nhưng sự mê lầm và khổ đau của cả hai lại rất tương ứng và bổ sung cho nhau. Dĩ nhiên hoàn cảnh khốn đốn của cô ấy chính là do cô ấy đã tạo ra, nhưng cái gì trong đời cô là nguyên nhân đã tạo ra hoàn cảnh khốn đốn đó? Tôi thấy nguyên nhân chính là vì một khuôn mẫu cư xử tình cảm rất bó buộc và thiếu hiểu biết, một thói quen hành xử rất tiêu cực và đầy chịu đựng của cô ta trong quá khứ. Nếu ta là một người như thế thì ta đã đủ khổ thân rồi. Tại sao ta, vì không ý thức, lại tạo ra thêm “một nhân diện, một cái tôi chịu đau khổ” giả tạo nữa để làm gì? Nếu bạn bảo rằng cô ta đã chọn lựa hoàn cảnh đó thì bạn càng khuyến khích cho cô ấy củng cố thểm sự đồng nhất bản thân cô ta với lý trí của cô.
Nhưng cô ấy đâu phải chỉ là một khuôn mẫu hành xử gò bó, mô thức của trí năng cô? Đó có phải là cô ấy không? Cô ta đâu thể tìm ra con người đích thực của cô từ những gì đã xảy ra trong quá khứ? Hãy chỉ cho cô bạn của anh học cách trở thành một chứng nhân im lặng, quan sát hiện hữu và quan sát dòng suy tư và cảm xúc liên miên ở trong cô. Hãy giúp cho cô biết về sự có mặt của khối khổ đau lớn ở trong cô và cách cô có thể thoát ly nó. Hãy chỉ cho cô nghệ thuật nhận thức, quan sát nội tâm mình trong tĩnh lặng. Hãy minh họa cho cô ý nghĩa của sự Hiện Hữu. Sau khi cô có thể tiếp xúc với năng lực của phút giây hiện tại, cô ta có thể đoạn tuyệt với quá khứ, cô sẽ có khả năng chọn lựa cho mình.
Không ai muốn chọn cho mình sự băng hoại, xung đột, và đớn đau. Không ai lại đi chọn sự cuồng điên. Chúng xảy ra vì bạn không có đủ sự hiện diện rất ung dung nhưng đầy ý thức ở trong bạn để hóa giải quá khứ. Chúng xảy ra vì bạn không đủ ánh sáng của ý thức để xua đi bóng đêm của mê mờ. Thông thường bạn không hoàn
toàn có mặt. Thông thường bạn chưa tỉnh thức hoàn toàn. Hiện thời, bạn hay để cho lý trí định đoạt và điều khiển cuộc đời của bạn.
Tương tự như thế, nếu bạn là một trong số đông người vẫn còn vấn đề với bố mẹ, nếu bạn vẫn còn nuôi trong lòng nỗi oán hận về những gì cha, mẹ của bạn đã làm hay không làm cho bạn, tức là bạn vẫn còn tin rằng cha mẹ mình đã có sự chọn lựa, rằng lẽ ra họ có thể hành động khác đi... Thường thì mỗi người chúng ta luôn có quyền chọn lựa, nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Khi nào lý trí của bạn với những mô thức bó buộc, và ước định nghiêm khắc của nó còn điều khiển bạn, khi nào bạn vẫn còn bị sai sử bởi trí năng của bạn, thì bạn làm gì có sự chọn lựa? Không bao giờ. Bạn đã không có mặt, không hiện diện ở đó nữa kia mà! Tình trạng đồng nhất mình với lý trí là một tình trạng băng hoại rất nghiêm trọng. Đó là một biểu hiện của sự điên rồ. Hầu hết mọi người đều chịu chứng bệnh điên rồ này ở nhiều mức độ khác nhau. Khi bạn nhận chân được điều này, bạn sẽ không còn cảm thấy oán hận cha, mẹ mình nữa. Làm sao mà chúng ta có thể bất mãn, oán hận một người đang mắc bệnh? Phản ứng thích hợp nhất chỉ có thể là lòng xót thương.
Như thế có nghĩa là không ai chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình? Tôi không đồng ý.
Nếu bạn đang bị lý trí điều khiển, mặc dầu bạn không có sự chọn lựa ở đây, nhưng bạn vẫn phải gánh chịu hậu quả của sự mê mờ của mình, và bạn sẽ tạo thêm khổ đau cho mình nữa. Bạn sẽ gánh chịu sợ hãi, xung khắc, rắc rối và đớn đau. Nhưng nhờ gánh chịu khổ đau như thế thì cuối cùng nỗi khổ ấy mới đưa bạn ra khỏi mê lầm.
Những gì ông nói về sự chọn lựa cũng áp dụng cho lòng tha thứ, đúng không? Chúng ta cần phải khá tỉnh thức và chấp nhận hoàn cảnh sống của chúng ta một cách vô điều kiện trước khi chúng ta có thể khoan dung.
“Tha thứ” là từ được dùng hai ngàn năm nay nhưng hầu hết chúng ta đều có một cái nhìn rất hạn chế về ý nghĩa của từ này. Bạn không thực sự khoan dung với chính mình hay với người khác khi mà bạn vẫn còn mong tìm một căn cước, một cái tôi
từ quá khứ. Chỉ qua sự tiếp cận năng lực của phút giây hiện tại, cũng chính là năng lực của chính bạn, bạn mới có thực sự có lòng khoan dung. Điều này làm cho Quá Khứ trở nên không đáng kể và bạn nhận thức sâu sắc rằng những gì bạn đã làm hay người khác đã làm trong quá khứ, những thứ đó không thể động đến cái bản chất sáng ngời của bản thể bạn. Lúc đó toàn bộ khái niệm về lòng khoan dung sẽ trở nên không còn cần thiết nữa.
Khi bạn có sự chấp nhận hoàn cảnh sống của bạn một cách vô điều kiện và vì vậy bạn sẽ có mặt một cách hoàn toàn. Quá khứ sẽ không còn uy lực đối với bạn. Bạn sẽ không cần nó nữa. Hiện Hữu trở thành chính yếu. Phút giây hiện tại là chính yếu.
Làm sao tôi biết là mình đã chấp nhận một cáchhoàn toàn?
Phụ Đính