Các công trình liên quan đến đánh giá về tư tưởng triết học giáo dục của

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng triết học giáo dục của J.J.Rousseau (Trang 30 - 34)

của J.J.Rousseau

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu, đánh giá về những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng triết học giáo dục J.J.Rousseau. Tác giả kế thừa những luận điểm đó để làm rõ hơn những giá trị, hạn chế trong tư tưởng triết học giáo dục của ông, từ đó, đề xuất một số gợi mở đối với giáo dục Việt Nam.

Lịch sử giáo dục học thế giới [23], Nguyễn Lân (1958) đã luận bàn và

đưa ra những nhận định, đánh giá sâu sắc về tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau. Tác giả cho rằng, tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau có nhiều điểm mới lạ và tiến bộ so với thời đại của ông. Đặc biệt, phương pháp giáo dục của ông đề cao tính khác biệt của người học. Đây là tư tưởng thể hiện việc tôn trọng quyền và giá trị của con người và đặt người học vào trung tâm của giáo dục. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tư tưởng giáo dục J.J.Rousseau tất yếu còn một số hạn chế. Mặc dù còn thiếu sót, nhưng những kiến giải của J.J.Rousseau về giáo dục cũng đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến các nhà giáo dục trong thời kỳ Cách mạng tư sản Pháp.

Nguyễn Mạnh Tường (1994) trong cuốn Lý luận giáo dục Châu Âu [59] đã đánh giá những tiến bộ ông đạt được trong quan điểm mới về đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Tác giả cho rằng, J.J.Rousseau đã luận giải thành công trong việc coi đối tượng giáo dục là trẻ em, không phải người lớn. Khi xác định đúng được đối tượng giáo dục mới có thể tìm ra những phương pháp phù hợp với người học. Tác giả cũng cho rằng, J.J.Rousseau đã thành công trong phương pháp quan sát để giáo dục trẻ, trẻ phải quan sát tự nhiên, cuộc sống, từ đó mới hiểu được bản chất của sự việc và tìm cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá cao công lao của J.J.Rousseau đã tạo nguồn cảm hứng cho người học khi sử dụng lý trí và óc xét đoán, những lợi ích mà trẻ đạt được, cũng như việc học tập phải

27

đi liền với thực tế. Nhìn chung, những đánh giá của Nguyễn Mạnh Tường vẫn giữ nguyên được những giá trị mà luận án có thể tiếp tục phân tích và luận giải.

Bài viết Giáo dục tự nhiên: ưu và khuyết [47] của Bùi Văn Nam Sơn (2014) cho rằng, giáo dục khai minh không phải là hoài cổ hay bảo thủ. Trái lại, nó có tính tiến bộ: cần phải phát hiện những quy luật tự nhiên, tức phát hiện lôgíc của sự phát triển và tăng trưởng để có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống cá nhân và cộng đồng. Tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau hoàn toàn có thể mang tính khoa học, nếu được triển khai theo hướng mô tả và giải thích những gì được gọi là “tự nhiên”. Trong tinh thần ấy, tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau theo đuổi mục đích vun bồi lòng yêu chính mình có tính tự nhiên và căn nguyên, đồng thời điều tiết óc vị kỷ và những thứ phản tự nhiên. Một mặt, J.J.Rousseau phát hiện và nhìn nhận tính riêng biệt và tính khác biệt của từng đứa trẻ. Đặt ý tưởng về sự phát triển vào trung tâm của tư duy giáo dục, qua đó, tạo cơ sở cho giáo dục phát triển. Từ định hướng theo nhu cầu và sự phát triển, xác định và tôn trọng những quyền hạn của trẻ em trong tiến trình hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng không thể không thấy rằng: tư tưởng giáo dục của ông dễ biến “bản tính tự nhiên” thành cái gì khá mơ hồ và huyền hoặc, có khi đi ngược lại nhu cầu đích thực của trẻ em. Dễ phạm sai lầm về phương pháp: biến những nhận định có tính mô tả thành những mệnh lệnh có tính quy phạm. Sự ngộ nhận này rất nguy hiểm, vì không phải cái gì “hợp tự nhiên” cũng là tốt và quên rằng nhiều giá trị nhân văn hình thành từ nỗ lực “chống” lại tự nhiên.

Nguyễn Khánh Trung (2014) với bài viết Từ tư tưởng giáo dục của

Rousseau, nghĩ về giáo dục Việt Nam [55] đã tìm hiểu về giáo dục trẻ em Việt

Nam hiện tại và cho rằng giáo dục chúng ta cách xa so với các tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau. Giáo dục Việt Nam chưa đặt ra mục tiêu đào tạo con người “tự do”, “tự chủ” như tư tưởng của J.J.Rousseau mà muốn tạo ra con

28

người công cụ theo một khuôn mẫu đã được định sẵn. Tác giả bình luận, thay vì dạy cho học sinh phương pháp, chúng ta lại dạy kiến thức theo những nội dung chương trình được soạn sẵn một cách chi tiết và nặng nề. Cách giáo dục như vậy không thể làm cho học sinh trưởng thành độc lập trong tư duy, trong phán đoán, có thói quen sáng tạo, phát minh, phát kiến nhằm thúc đẩy sự thay đổi xã hội. Ngoài ra, Nguyễn Khánh Trung nhận định rằng, thời đại ngày nay cũng có quá nhiều thứ cám dỗ so với thời của J.J.Rousseau, dễ làm cho giới trẻ rơi vào tình trạng lệ thuộc, trở thành những nô lệ mới (nô lệ cho game, cho thế giới ảo, cho các trào lưu ăn chơi, cho các thành kiến định kiến của người lớn, cho dư luận, v.v). Vì vậy, tư tưởng triết học giáo dục của J.J.Rousseau có giá trị lớn trong việc gợi mở, chỉ ra những ý nghĩa đối với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Bài viết Tư tưởng của Jean Jacques Rousseau về giáo dục [5] của Phạm Văn Chung (2018) đã luận bàn và chỉ ra một số ý nghĩa cơ bản trong tư tưởng giáo dục của J.J.Rousseau. Trước tiên, tư tưởng hiểu người học của J.J.Rousseau là tư tưởng đặc sắc về giáo dục. J.J.Rousseau nhận thấy lâu nay người ta đã không biết đặt mình vào địa vị trẻ em; không thâm nhập các ý tưởng của chúng; trái lại gán cho chúng các ý tưởng của mình. Theo ông, người học phải là người chủ, chủ thể của quá trình giáo dục; người học phải học tập một cách tích cực, chủ động; người thầy phải thấy rõ công việc hướng dẫn của mình như một “nghệ thuật”. Đây quả thực là điều rất đặc sắc của tư tưởng giáo dục J.J.Rousseau. Tư tưởng của J.J.Rousseau về hiểu người học cho phép ta hiểu rằng, hiểu người học có nghĩa là phải đặt người học vào trung tâm của sự quan tâm của chúng ta, cụ thể là của những người thầy, cả trong xây dựng tư tưởng, lý thuyết và thực tiễn giáo dục. Ngoài ra, một trong những điều ta không thể không quan tâm ở đây là tư tưởng của J.J.Rousseau cho rằng, người thầy phải là một con người lý tưởng. Đối với ông, người thầy không thể không có tư tưởng giáo dục. Đó là hình mẫu người thầy lý

29

tưởng. Ông đã cho ta một ý nghĩa giá trị rất lớn lao dựa trên truyền thống phương Tây và từ chính kinh nghiệm của ông. Ông cho thấy rằng, không thể hiểu người học, kể cả trẻ thơ, nếu không hiểu con người và bản chất con người nói chung.

Trong các tư liệu bằng tiếng Anh phải kể đến: Rousseau và triết học giáo dục (Rousseau and his educational philosophy) [67] của tác giả B.Jamwal (2017). Bài viết đã phân tích triết học giáo dục của J.J.Rousseau nói chung, đặc biệt, tác giả đã đưa ra những nhận xét về triết học giáo dục và phân tích những giá trị và hạn chế về triết học giáo dục của J.J.Rousseau. Tác giả đã đánh giá cao những đóng góp của J.J.Rousseau đối với nền giáo dục đương thời. Ông đã đưa ra phương pháp đề cao thí nghiệm thực hành, chống lại những lý luận xuông với trẻ em và đặc biệt quan điểm đặt trẻ em làm trung tâm trong quá trình dạy học. Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế mà J.J.Rousseau mắc phải, trong đó, phải kể đến hai hạn chế mà B.Jamwal đưa ra: thứ nhất, J.J.Rousseau đã quá đề cao nền giáo dục phòng vệ, thứ hai J.J.Rousseau đã có quan điểm sai lầm về giáo dục nữ giới.

Ngoài ra, một số công trình bằng tiếng Anh khác đã phân tích vai trò và đánh giá triết học Khai sáng Pháp nói chung cũng như tư tưởng triết học và triết học giáo dục của J.J.Rousseau nói riêng. Điển hình như: Gill.N (2013) trong cuốn sách Triết học giáo dục trong triết học Khai sáng Pháp

(Educational philosophy in the French Enlightenment) [66]; Sweeman.J (1998) trong cuốn sách The Enlightenment and the age of revolution [81]; Vyverberg.H (1989) trong cuốn sách Bản chất con người, sự đa dạng văn hoá

và Khai sáng Pháp (Human Nature, cultural diversity and the French

Enlightenment) [82]. Về cơ bản, các công trình trên, đã đánh giá lại triết học Khai sáng Pháp và tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp, trong đó có J.J.Rousseau. Giá trị và ảnh hưởng của triết học, giáo dục trong trào lưu Khai sáng Pháp đối với cuộc cách mạng tư sản Pháp. Tư tưởng về quyền con người được tự do, bình đẳng cũng như về tư tưởng giáo dục Khai sáng không chỉ là

30

cốt lõi trong cuộc cách mạng tư sản Pháp mà còn là cơ sở lý luận cho nhiều cuộc cách mạng khác trên thế giới.

Như vậy, thông qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả, đã phần nào chỉ ra được những giá trị, hạn chế trong tư tưởng triết học giáo dục của J.J.Rousseau. Đặc biệt, có tác giả đã bước đầu đề xuất một số gợi mở đối với nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ phác hoạ một phần trong các công trình nghiên cứu đó, mà chưa bàn đến một cách đầy đủ. Đây cũng là khoảng trống để tác giả tiếp tục bổ sung, nghiên cứu trong luận án của mình.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng triết học giáo dục của J.J.Rousseau (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)