Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chế định Nội quy lao động

Một phần của tài liệu Nội quy lao động theo Bộ luật Lao động 2019 (Trang 30 - 64)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chế định Nội quy lao động

2.2.1. Trong việc xây dựng Nội quy lao động

Từ những phân tích về thực tiễn đã được đề cập ở mục trên về việc xây dựng Nội quy lao động, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật như sau:

32 Điều 121 Bộ luật lao động 2019

Thứ nhất, pháp luật cần mở rộng thêm các đối tượng phải ban hành Nội quy lao động bằng văn bản.

Pháp luật có thể quy định mở rộng phạm vi ban hành Nội quy lao động để có thể ràng buộc trách nhiệm đối với những đơn vị sử dụng lao động có dưới 10 người lao động trọng việc thiết lập, duy trì kỷ luật lao động, vừa tăng cường sự quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động trong đơn vị, phù hợp với thực tiễn sử dụng lao động ở Việt Nam. Từ đó, giảm các tình trạng người sử dụng lao động xử lý kỷ luật trái pháp luật, nâng cao khả năng quản lý của nguồi sử dụng lao động và trật tự tại nơi làm việc.

Tham khảo, Luật Lao động Trung Quốc, chúng ta thấy mặc dù không quy định cụ thể hình thức của nội quy lao động nhưng tại Điều 4 của Luật này thì người sử dụng lao động phải thiết lập và hoàn thiện nội quy cho phù hợp với pháp luật và đảm bảo được quyền và lợi ích cho người lao động. Từ đó có thể thấy rằng, chỉ có hình thức nội quy bằng văn bản mới đảm bảo được nguyên tắc trên.34

Thứ hai, pháp luật cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và xử lý vi phạm kỷ luật về Nội quy lao động; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ của các cán bộ chuyên trách.

Để đạm bảo được các Đơn vị sử dụng lao động có một bản Nôi quy lao động đảm bảo được cả mặt nội dung lẫn hình thức. Pháp luật cần tăng cường công tác quản lý, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung của Nội quy lao động và khen thưởng đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,… Từ đó, mới có thể có những cán bộ chuyên trách và giàu chuyên môn trong quá trình thẩm định Nội quy lao động có đáp ứng đủ những nội dung cốt lõi theo pháp luật.

Thứ ba, cần ban hành ra Nghị định quy định chi tiết về Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào. Vì đây là một quy định mới nên rất nhiều

34 Kỳ Tân – Duy Quang – CLC38B (2016), [SV&KHPL] Một số vấn đề về Nội quy lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, Nguồn: http://web.hcmulaw.edu.vn/doantruong/index.php/ho-tro-sinh- vien/khac/60-sv-khpl-m-t-s-v-n-d-v-n-i-quy-lao-d-ng-theo-phap-lu-t-lao-d-ng-vi-t-nam-hi-n-hanh, Download ngày: 15/01/2021

doanh nghiệp vấn đang trong giai đoạn vướng mắc trong giai đoạn xây dựng Nội quy lao động mới, không thể quy định chi tiết hành vi này trong Nội quy lao động.

Thứ tư, về việc người sử dụng lao động phải quy định rõ các trường hợp người sử dụng lao động được chuyển người lao động, làm việc khác so với hợp đồng lao động trong Nội quy lao động.

Điều này đã làm giảm tính linh động trong doanh nghiệp, và giảm quyền hạn của người lao động. Trong trường hợp này, tác giả kiến nghị pháp luật nên giới hạn lại quy định này để vừa bảo đảm được lợi ích của người lao động, vừa đảm bảo người sử dụng lao động không lợi dụng quyền hạn của mình vượt mức cho phép và tăng tính linh hoạt trong mội trường doanh nghiệp.

2.2.2. Trong việc ban hành, đăng ký Nội quy lao động

Để giải quyết các trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra liên quan đến hiệu lực nội quy lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải làm như thế nào. Bộ luật lao động 2019 vẫn chưa quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp nội quy đã có hiệu lực nhưng sau đó phát hiện ra nội quy trái luật.

Theo nguyên tắc, Đơn vị sử dụng lao động khi ban hành nội quy cũng phải tuân thủ pháp luật về lao động và pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, nếu loại trừ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này thì quả thực không công bằng cho các Đơn vị này. Vì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền xem xét và kiểm tra tính hợp pháp của nội quy nên bản thân cơ quan này cũng phải chịu một phần trách nhiệm cho hành vi của mình. Tác giả có hai đề xuất như sau:

Thứ nhất, về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký Nội quy lao động. Như đã đề cập ở các mục trên, nhu cầu đăng ký Nội quy ngày càng tăng, chính vì thế thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ nên được chuyển xuống cho cơ quan quản lý về lao động cấp dưới trực tiếp là Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội để giảm áp lực cho cơ quan cấp tỉnh đồng thời kéo dài thời hạn xem xét lên 15 ngày làm việc để việc kiểm tra tính hợp pháp của Nội quy lao động về mặt nội dung và hình thức được kỹ lưỡng và chính xác hơn, hạn chế những sai sót không đáng có. Điều này cũng đã được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp trong khu công

nghiệp thực hiện việc đăng ký nội quy lao động. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện việc đăng ký nôị quy lao động35

Thứ hai, về trách nhiệm của cơ quan quản lý lao động trong việc xem xét tính hợp pháp của Nội quy lao động. Trong trường hợp nội quy đã được xem xét hợp pháp và có hiệu lực thi hành mà sau đó phát hiện có điều khoản trái luật thì Đơn vị sử dụng lao động và cơ quan có thẩm quyền đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra trên nguyên tắc thỏa thuận tùy theo mức độ sai sót của nội quy. Quy định như vậy nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của người sử dụng lao động trong các Đơn vị này trong việc ban hành nội quy, đồng thời đảm bảo cơ quan quản lý lao động các cấp có trách nhiệm hơn trong việc kiểm tra, xem xét tính hợp pháp của Nội quy lao động đó.

KẾT LUẬN

Nội quy lao động là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu trong bất kỳ một Đơn vị sử dụng lao động nào để giúp người sử dụng lao động thực hiện được quyền quản lý lao động của mình. Không một Đơn vị nào có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của Nội quy lao động trong việc thiết lập, duy trì trật tự trong doanh nghiệp. Nội quy lao động chính là cách thức tốt nhất để người sử dụng lao động thực hiện có hiệu quả quyền quản lý la động của mình trên thực tế, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói chung và của quan hệ lao động nói riêng.

Với đề tài “Nội quy lao động của doanh nghiệp theo Bộ luật lao động 2019”, bài báo cáo đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn quy định của Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung thêm các hướng dẫn của Bộ luật lao động 2019 về Nội quy lao động trong giai đoạn đầu khi có hiệu lực. Qua đó rút ra được những kết luận sau đây:

Thứ nhất, Nội quy lao động là văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự do người sử dụng lao động ban hành giữa trên quy định của pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Nội quy lao động không chỉ có vai trò quan trọng trong Đơn vị sử dụng lao động mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước và xã hội. Đây là một văn bản nội bộ của doanh nghiệp nhằm bảo vệ người lao động và thể hiện sử quản lý của người sử dụng lao động, đồng thời thể hiện sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động nói chung và quản lý Nội quy lao động nói riêng. Pháp luật về Nội quy lao động bao gồm các nội dung cơ bản như: Chủ thể, phạm vi ban hành Nội quy lao động; các nội dung chủ yếu cần có trong Nội quy lao động, trình tự, thủ tục ban hành Nội quy lao động; và hiệu lực của Nội quy lao động.

Đặc biệt về phần nội dung chủ yếu trong Nội quy lao động, Bộ luật lao động 2019 đã có sự cập nhật mới mà tất cả người sử dụng lao động, cơ quan ban hành ra Nội quy lao động cần chú ý tới đó chính là: (i) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; (ii) Các trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động; và cuối cùng (iii) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động. Đây

là những bổ sung mới của pháp luật đáng để cân nhắc trong quá trình xây dựng Nội quy lao động.

Đồng thời, Nội quy lao động lao có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. So với quy định về Nội quy lao động ở các quốc gia khác, nhìn chung pháp luật về Nội quy lao động cũng có những điểm tương đồng và khác biệt, những thay đổi để phù hợp hơn với những Điều khoản tiên tiến của pháp luật nước ngoài.

Thứ hai, so với Bộ luật lao động 2012, thì Bộ luật lao động 2019 đã có những quy định tiến bộ hơn, khắc phục được một số tồn tại trong Bộ luật cũ.

So với trước đây, pháp luật hiện hành đã có những tiến bộ hơn về Nội quy lao động. Hầu hết các quy định về Nội quy lao động của Bộ luật cũ đã được điều chỉnh lại, nhằm đảm bảo quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động và của nhà nước, kéo theo đó sẽ là phù hợp với thực tiễn đối với các Đơn vị sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Pháp luật lao động hiện hành đã cải cách để đảm bảo quy định Nội quy lao động theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động so với Bộ luật trước kia, đồng thời cũng đảm bảo quyền quản lý của người sử dụng lao động và sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động. Bên cạnh những điểm tiến bộ tích cực, Pháp luật về Nội quy lao động vẫn còn tồn tại một số bất cập, dù ở những mức độ khác nhau nhưng vẫn tồn tại nhiều trong các doanh nghiệp.

Cùng với đó là Bộ luật mới vẫn chưa sửa đổi một số Điều ở Bộ luật cũ mà vẫn kế thừa lại những Điều khoản không cụ thể, chi tiết, chặt chẽ ở một số thuật ngữ, vẫn còn tồn tại vướng mắc từ phạm vi ban hành Nội quy lao động, nội dung chủ yếu của Nội quy lao động đến trình tự- thủ tục đăng ký Nội quy lao động, hiệu lực của Nội quy lao động.

Thứ ba, Thực tiễn việc thực hiện pháp luật về Nội quy lao động cho thấy, người sử dụng lao động và người lao động đã cơ bản có ý thức trong việc chấp hành các quy định của Pháp luật về Nội quy lao động; Cơ quan lao động cấp tỉnh đã có sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật về Nội quy lao động. Điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép các Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký Nội quy lao động trực tuyến trên Interne, cắt bớt các thủ tục không cần thiết và

tăng khả năng rà soát, thẩm định Nội quy lao động cho cơ quan có thẩm quyền được nhanh chóng hơn.

Thư tư, hoàn thiệt pháp luật về Nội quy lao động trước hết cần phải khắc phục ở những điểm bất hợp lý ở Bộ luật cũ, bảo đảm được tính khả thi, tính thực tế khi áp dụng nhằm đảm bảo được tính quản lý lao động của người sử dụng lao động. Nhà nước cần phải nhanh chóng trong việc ban hành các văn bản hương dẫn các quy định của Bộ luật lao động 2019 về Nội quy lao động. Đối với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp Luật về Nội quy lao động, cần thiết phải bổ sung các chế tài đối với sai phạm trong quá trình áp dụng pháp luật về Nội quy lao động đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cuối cùng, đó chính là bên cạnh các vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật lao động nói chung và về pháp luật của Nội quy lao động nói riêng, Nhà nước cũng cần phải nâng cao hiểu quả công tác tổ chức, thực hiện pháp luật về Nội quy lao động một cách thực tế, áp dụng các hình thức điện tử hóa thủ tục,… Có như vậy, pháp luật về Nội quy lao động mới được thực thi một cách có hiểu quả về mặt lý thuyết và thực tiễn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bạch Đằng (2016), Đừng xem Nội quy lao động là chuyện nhỏ, Nguồn:

https://nld.com.vn/cong-doan/dung-xem-noi-quy-lao-dong-la-chuyen- nho20160914221110423.htm, download ngày 18/01/2021

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư số Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 về Hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao. Nguồn: http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban- goc.aspx?ItemID=122986

3. Cục An toàn lao động (2013), Tra cứu thụật ngữ về An toàn vệ sinh lao động, Nguồn: http://antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?idnews=884, download ngày 29/12/2020

4. Cục An toàn lao động (2013), Tra cứu thụật ngữ về An toàn vệ sinh lao động, Nguồn: http://antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?idnews=831, download ngày 29/12/2020

5. Đỗ Hải Hà (2020), “Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất” trong Giáo trình Luật Lao động, Trần Hải Hoàng (Chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

6. Đỗ Thị Anh (2019), “Nội quy lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật

7. Kỳ Tân – Duy Quang – CLC38B (2016), [SV&KHPL] Một số vấn đề về Nội quy lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, Nguồn:

http://web.hcmulaw.edu.vn/doantruong/index.php/ho-tro-sinh-vien/khac/60-sv- khpl-m-t-s-v-n-d-v-n-i-quy-lao-d-ng-theo-phap-lu-t-lao-d-ng-vi-t-nam-hi-n-hanh, Download ngày: 15/01/2021

8. Liên Đoàn Luật sư Việt Nam (2020), Nguồn:

vụ-luật-sư-tổ-chức-tại-thành-phố-hồ-chí-minh-tháng-6-2020, download ngày: 05/01/2021

9. Nguyễn Hoàng Anh (2014), “Nội quy lao động theo Pháp luật Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật

10. Th.s Hoàng Thị Thanh Hoa và Th.s Lê Đăng Đào (2018), Nghiên cứu Nội quy lao động, Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=2278, download ngày 21/12/2020

11. Uỷ ban Quan hệ lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động năm 2012, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13. Quốc hội (2019), Bộ Luật Lao động năm 2019, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

Một phần của tài liệu Nội quy lao động theo Bộ luật Lao động 2019 (Trang 30 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)