8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Cơ hội tối ưu hóa chi phí sản xuất và kinhdoanh hơn so với các hình
thức thâm nhập thị trường nước ngoài khác
Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường mới và khách hàng mới, việc trực tiếp thiết lập hoạt động tại nước ngoài cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất và chi phí giao dịch.
Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và văn hóa của người dân địa phương bằng việc rút ngắn thời gian nghiên cứu thị trường, tập quán và quy trình kinh doanh, cũng như các thủ tục pháp luật của nước sở tại.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một lượng lớn chi phí vận tải hàng hóa bằng việc đặt cơ sở sản xuất nằm ngay gần thị trường tiêu thụ.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ không phải chịu sức ép của các quy định và rào cản hạn chế nhập khẩu của chính phủ nước sở tại mà ngược lại có thể còn được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của chính phủ như cắt giảm thuế thu nhập, trợ cấp lao động và vốn.
Như vậy, có thể thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chỉ có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc cung ứng hàng hóa từ một nơi xa xôi nào đó mà còn không bị nằm ở thế bất lợi so với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong nước. Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành kinh doanh hàng hóa tiêu dùng như máy giặt, thiết bị điện tử, thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống.
Từ lý thuyết trên, bài nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ ba là: Viettel có cơ hội tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh khi đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh.