Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII xác định: “Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, coi trọng cả phát triển sản xuất và dịch vụ. Kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ với phân
bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình thành các cụm kinh tế-kỹ thuật-dịch vụ nhỏ ở nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động. Đa dạng hoá việc làm và thu nhập để thu hút lao động của mọi thành phần kinh tế. Giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, của từng gia đình, từng người, với sự đầu tư của Nhà nước, các đơn vị kinh tế và nhân dân. Có chương trình đồng bộ giải quyết việc làm. Sớm ban hành Luật Lao động và các quy chế cụ thể để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động"
Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Nhà nước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển, tạo ra nhiều chỗ việc làm mới; phát triển các cơ sở dạy nghề và dịch vụ về việc làm; mở rộng quỹ quốc gia giải quyết việc làm và huy động các nguồn khác để trợ giúp ban đầu cho người lao động tự tạo việc làm có thu nhập”, "… nhanh chóng triển khai Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho mọi người lao động tự tạo, tự tìm việc làm. Mỗi năm thu hút thêm 1,3 -1,4 triệu lao động làm việc. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75%".
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định rõ các mục tiêu về việc làm: “Tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo và việc làm cho mỗi công dân, khuyến khích người lao động học tập, đào tạo và tự kiếm việc làm…”
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 trong định hướng phát triển về văn hóa, xã hội tiếp tục khẳng định: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống dưới 50% vào năm 2010. Tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là lao động ở khu vực dịch vụ trong tổng lao động xã hội. Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa”
lao động nông- lâm- thuỷ sản năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội...”. Trong đó, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định lao động, việc làm và thu nhập cho người dân là trụ cột quan trọng của chính sách xã hội, từ đó xác định mục tiêu “Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%”
Báo cáo chính trị Đại hội XIII bổ sung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở chú trọng nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.