7. Cấu trúc của Luận án
4.3. Tƣ tƣởng viết sử của các sử gia thời Lê Trung hƣng
Trong Đại Việt sử kí Toàn thư, Phạm Công Trứ ghi rằng: Đặc mệnh cho thần cùng Tả thị lang Dương Hạo, Hữu thị lang Hồ Sĩ Dương, bề tôi Nguyễn Quốc Khôi, bề tôi Đặng Công Chất, cùng các bề tôi gồm Tự khanh Nguyễn Công Bích, Đông các Bùi Đình Viên, Thị thư Đào Công Chính, Đãi chế Ngô Khuê, Phủ doãn Nguyễn Đình Chính, Cấp sự trung Nguyễn Công Bật, Hàn lâm Nguyễn Viết Thứ, bề tôi Vũ
Duy Đoán, hiệu chỉnh quốc sử từ Hồng Bàng thị đến Cung Hoàng kỉ. Lại mệnh cho biên soạn từ Trang Tông Dụ Đế đến khoảng niên hiệu Vạn Khánh [1662] đời Thần Tông Uyên Hoàng Đế, thuật thành sách, cho khắc in để ban hành. [37, tr.97]①
Nhƣ vậy, theo nội dung đoạn văn trên cho thấy Phạm Công Trứ đƣợc vua giao cho cùng các đồng nghiệp biên soạn các sự kiện từ Hồng Bàng thị đến Lê Cung Hoàng. Có lẽ, Phạm Công Trứ đã theo bộ Đại Việt thông giám Thông khảo soạn các sự kiện bắt đầu từ Lê Thái Tổ “Đại định năm xưa” đến Lê Thái Tông và Lê Cung Hoàng. Thực tế cho thấy, từ niên hiệu Thuận Thiên thứ 1 (1428) đến Lê Cung Hoàng của ĐVSKTT, là một chỉnh thể. Ngoài ra, phần chính văn ở bộ phận này còn có lời bình của nhiều sử gia khác, gọi là Luận và Tán. Ví dụ Luận viết論曰, Sử thần
luận viết史臣論曰, Phan Phu Tiên luận viết潘孚先論曰;Vũ Quỳnh tán viết武瓊 贊曰,Tán viết贊曰. Đặc biệt có một lời Tán viết贊曰ghi rõ tác giả là Thân Nhân Trung và một người khác soạn申仁忠等撰 để chú thích.
Ngô Sĩ Liên lấy lời bình của Phan Phu Tiên để soạn vào ĐVSKTT, 15 quyển trƣớc năm 1427. Phan Phu Tiên luận viết潘孚先論曰 đối với giai đoạn sau 1428, có lẽ Phạm Công Trứ lấy nội dung của Phan Phu Tiên.
Luận và Tán là phƣơng thức lời bình của sử học Trung Quốc, đƣợc xuất hiện đầu tiên từ Tƣ Mã Thiên, để thể hiện ý kiến đánh giá của mình Lê Văn Hƣu dùng Lê Văn Hưu viết và điều này có ảnh hƣởng khá lớn đối với các sử gia đời sau. Phạm Công Trứ đã tiếp thu phƣơng pháp lời bình của Trung Quốc cũng nhƣ các sử gia Việt Nam đời trƣớc để làm Luận và Tán, bên cạnh đó còn thể hiện quan điểm và đánh giá của các sử gia khác nhƣ Phan Phu Tiên, Vũ Quỳnh hay Thân Nhân Trung.
Phạm Công Trứ tiếp tục biên soạn giai đoạn về nhà Mạc và Lê Trung hƣng. Nhà Mạc, Lê Trung hƣng đánh nhau từ năm 1533 đến năm 1592, trong quá trình lịch sử đó chúa Trịnh nắm quyền bính của nhà Lê, thế lực em trai vợ là Nguyễn Hoàng phát triển mạnh ở Thuận Hóa và Quảng Nam, cuối năm 1627 chúa Nguyễn
① 特命臣與左侍郎臣楊㵆、右侍郎臣胡士揚、臣阮國櫆、臣鄧公瓆、寺卿臣阮公壁、東各神裴廷貟侍
書臣陶公正、待制臣吳珪、府尹臣阮廷正、給事中臣阮公弼、翰林臣阮曰庶、臣武惟斷等訂改國史,
và chúa Trịnh đánh nhau, sau đó kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt. Các sử gia thời Lê Trung hƣng phần lớn theo tƣ tƣởng Tư trị thông giám Cương mục của Chu Hy để biên soạn sách sử, tập trung đƣa ra tƣ tƣởng ―trung quân‖,―cƣơng thƣờng‖… Vì tình hình chính trị thời điểm này rất phức tạp, các sử gia Lê Trung hƣng phải tập trung giải quyết một số vấn đề quan trọng nhƣ đánh giá nhà Mạc, nhà Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Cụ thể là Hồ Sĩ Dƣơng đã xác định tiêu chuẩn đánh giá trong bộ Đại Việt Lê triều đế vương Trung hưng công nghiệp thực lục, hoặc Phạm Công Trứ thể hiện ở bộ ĐVSKTT.
Đối với nhà Lê Trung hƣng, thì nhà Mạc là kẻ phản nghịch, đây là nguyên tắc chính trị cũng là cơ sở để đánh giá của nhà Lê Trung hƣng, Hồ Sĩ Dƣơng đã thể hiện rõ nguyên tắc đó trong bộ sử của mình. Hồ Sĩ Dƣơng chủ yếu ghi chép các sự kiện liên quan đến chúa Trịnh đi đánh nhà Mạc. Phạm Công Trứ dẫn dụng lời bình của Đặng Bính phê phán Mạc Đăng Dung cƣớp ngôi vua phải chịu tiếng ―nghịch thần tặc tử‖. Tiếp đó, Phạm Công Trứ cũng thể hiện quan điểm coi nhà Mạc là ―nghịch thần‖, nhƣng cũng ghi chép khá cụ thể các sự kiện chính trị liên quan đến nhà Mạc, cùng những điểm tốt mà nhà Mạc làm đƣợc nhƣ sau: Họ Mạc ra lệnh cấm người các xứ trong, ngoài không được cầm giáo mác và dao nhọn, can qua, cùng những binh khí khác đi lại trên đường. Ai vi phạm thì cho phép ty bắt giữ. Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên. [39, tr.115]①
Nội dung đoạn văn trên cho thấy Phạm Công Trứ không đƣa ra lời đánh giá nào, mà chỉ cho ngƣời đọc thấy chính trị nhà Mạc có nhiều điều khả thủ, tốt đẹp. Chúa Trịnh cầm quyền bính, đánh nhau với chúa Nguyễn do đó thiên hạ quy tâm về nhà Lê, lúc này chúa Trịnh không dám tiếm ngôi mà giữ bổn phận làm tôi thần để
① 莫令禁內外各處,不得持槍劍及尖刀干戈兵器,橫衡道路,違者許法司捕捉。於是商賈及行人,皆
空手而行,夜無盜劫,放牧不收,每一月一點視。或有生產,不能識其家物。數年之間,道不拾遺,
giúp cho cháu là nhà Lê lên ngôi. Chúa Trịnh xƣng vƣơng và truyền đời cho con cháu. Sử gia Lê Trung hƣng phải giải quyết vấn đề chúa Trịnh hay là Lê Hoàng, điều này vô cùng quan trọng và có ý nghĩa cho đời sau.
Hồ Sĩ Dƣơng trong Đại Việt Lê triều đế vương Trung hưng công nghiệp thực lục, xác định chúa Trịnh là ngƣời có công lớn nhất, trung hƣng phục quốc lớn nhất, có công lớn trong việc tôn phù nhà Lê. Chúa Trịnh khôi phục quốc gia và trị quốc:
Khi chưa yên định, thì đem thân mình gánh lấy trách nhiệm chinh phạt, mà không ngại vất vả ruổi rong. Khi đã yên định, thì đem thân mình gánh vác gánh nặng của thiên hạ, mà lại càng ra sức khuông phù, đời đời truyền nối, đều một lòng tôn quân, công đức cực kỳ lớn lao, có lẽ xưa nay chưa từng có vậy. 時乎未定,則以身任征 伐之責,而靡憚驅馳之勞,時乎既定,則以身任天下之重,而益篤匡扶之力
,世代相傳,一以尊君為念,功德極其隆盛,盖古今所未有也.[49]
Tuy công tích của chúa Trịnh khá lớn, nhƣng vẫn giữ phận bề tôi phó giúp nhà Lê, ra lệnh cho các sử quan soạn sử, xác định rõ những vấn đề quan trọng của quốc gia: Cho tên sách là Trung hưng thục lục, liền sai khắc in và ban hành trong thiên hạ. Cho người dân biết cơ nghiệp chính thống của nhà Lê lưu truyền đến chục vạn năm, phần lớn là nhờ sức giúp rập trung trinh của các đời chúa Trịnh. 天語鼎裁 ,賜名中興實錄,即命鋟梓,頒布天下,使人知黎家億年基業正統之傳,多 鄭王世代忠貞翊扶之力 [49]. Thực tế, chúa Trịnh đã nhiều đời gắng hết sức phò giúp nhà Lê, lƣu truyền sự nghiệp chính thống. Thánh đế minh vƣơng vua Lê, chúa Trịnh truyền đời lâu dài, Hồ Sĩ Dƣơng ghi nhận công tích của chúa Trịnh. Nhƣ vậy, ngƣời có vai trò quan trọng trong thời điểm này là chúa Trịnh mà không phải Lê triều hoàng đế. Quan điểm quan trọng nhất trong ĐVSKTT là tôn quý Lê hoàng. Theo nội dung bộ sử này, ghi niên hiệu nhà Lê cho thấy tập trung đánh giá công đức Lê hoàng dƣới thời Lê Trung hƣng. ĐVSKTT cũng ghi chép các sự kiện liên quan và vai trò to lớn của chúa Trịnh, nhƣng ghi chép đơn giản hơn của Hồ Sĩ Dƣơng. Hồ Sĩ Dƣơng phê phán chúa Nguyễn là ―nghịch thần‖ và gọi là ―TẶC‖. Tổ tiên của chúa Nguyễn là Nguyễn Kim阮淦tức là bố vợ của Trịnh Kiểm. Hồ Sĩ Dƣơng cho
rằng Nguyễn Kim là ngƣời có công trong cuộc khởi nghĩa và lập dựng Lê Trang Tông, nhƣng sau đó Nguyễn Kim bị sát hại. Trịnh Kiểm鄭檢 lên nắm quyền bính
nhà Lê, lấy danh nghĩa ―phù Lê diệt Mạc‖, lập công lớn. Chúa Trịnh là công thần thứ nhất trong quá trình phục quốc. Hồ Sĩ Dƣơng nêu cao vai trò của chúa Trịnh mà hạ thấp họ Nguyễn.
Nhƣng trong ĐVSKTT, Phạm Công Trứ lần đầu tiên nêu lên công tích của Nguyễn Kim là giúp Lê Trang Tông lên ngôi, rồi ghi rõ quá trình diệt nhà Mạc nhƣ thế nào. Sau khi Trịnh Kiểm chết, con trai Trịnh Tùng鄭松 lên nắm quyền bính đánh nhau với nhà Mạc, cuối cùng diệt đƣợc nhà Mạc, trung hƣng nhà Lê. ĐVSKTT
đánh giá Trịnh Tùng là bậc nhất công thần: Trước kia, Chiêu Huân Tĩnh công Nguyễn Kim biết Thượng tướng tài lược hơn người, yêu quý như con, đem con gái thứ là Ngọc Bảo gả cho. Ngọc Bảo là chị ruột của Hoàng. Đến khi Kim chết, vua trao cho Thượng tướng trông coi việc nước, nên sai Hoàng làm trấn thủ Thuận Hoá, thu nộp tô thuế để chi dùng vào việc nước. Đến đây vào chầu. Ngọc Bảo sinh con là Trịnh Tùng, tài đức hơn người, anh hùng nhất đời, có thể nối được chí cha, giúp nên nghiệp đế. Công trung hưng của triều Lê thực dựng nền từ đấy. [39, tr.139]①
Nội dung đoạn văn trên cho thấy hai họ Nguyễn và Trịnh đều là bậc công thần của nhà Lê, đều đƣợc Phạm Công Trứ coi trọng. Năm 1627, Trịnh - Nguyễn bắt đầu đánh nhau, trong sách sử của Hồ Sĩ Dƣơng và Phạm Công Trứ gọi chúa Nguyễn là ―Tặc賊‖ và phê phán nhà Nguyễn không theo nghi lễ thần tử. Lê Hy soạn thêm một quyển nữa, kế thừa tƣ tƣởng của Phạm Công Trứ mà không đƣa ra quan niệm mới.
① 初昭勳靖公阮淦知上相才識過人,愛重如子,以次女玉寳妻之,玉寶乃潢之姊也。及淦卒,帝委上
相鄭檢總裁國家事務,故令潢鎭守順化,徴納租税,以供國用,至是入朝。玉寶生子鄭松,才德超群,
Tiểu kết chƣơng 4:
Nội dung ĐVSKTT đã thể hiện tƣ tƣởng của nhiều thế hệ sử gia. Trƣớc tiên Lê Văn Hƣu theo tƣ tƣởng Khổng Tử mà đánh giá sử Việt, đồng thời xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc trong các bộ sử, quan niệm quốc thống có ảnh hƣởng khá sâu sắc đến đời sau. Ngô Sĩ Liên đã biên soạn một bộ ĐVSKTT trên cơ sở kế thừa, tiếp nhận tƣ tƣởng của hai sử gia đời trƣớc là Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên, trong đó soạn thêm một quyển riêng là Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ, để thể hiện nền văn hiến tốt đẹp của đất Việt. Đây chính là phần quan trọng và có ý nghĩa nhất trong bộ
ĐVSKTT do Ngô Sĩ Liên soạn. Ngô Sĩ Liên biên soạn Hồng Bàng kỷ này là dựa trên tƣ tƣởng của tƣ Mã Thiên khi soạn về thời viễn cổ Đƣờng Ngu, do sử liệu khiếm khuyế nên đã chắp nhặt nhiều huyền thoại, truyện ký, chí quái… để ―dĩ nghi truyền nghi‖. Phần biên soạn về Bản kỷ thể hiện tƣ tƣởng quốc thống, nhằm chứng minh sự hƣng thịnh của nƣớc Việt, công lao thiết lập chế độ nhà nƣớc theo mô hình Nho giáo, tƣ tƣởng đức trị.
Có lẽ Phạm Công Trứ đã đƣợc tham khảo Đại Việt thông giám Thông khảo
của Vũ Quỳnh, rồi lấy quan điểm ―đại nhất thống‖ để chia bộ của Ngô Sĩ Liên thành các chƣơng. Mặt khác, Phạm Công Trứ cũng tham khảo Đại Việt thông giám thông khảo của Phan Phu Tiên, biên chép từ ―đại định năm xưa‖ của Lê Thái Tổ, kéo dài tới thời điểm của Ngô Sĩ Liên đã xác định. Phạm Công Trứ còn dẫn dụng phần Luận và Tán của các sử gia các đời trƣớc để thể hiện quan điểm viết sử của mình. Lê Hy kế thừa công trình của Phạm Công Trứ mà soạn thêm một quyển, nhƣng nội dung theo tƣ tƣởng của Phạm Công Trứ. Nhƣ vậy, trong bản Nội các quan bản ĐVSKTT chúng ta thấy có nhiều tƣ tƣởng, nhiều quan điểm của sử gia các đời, nhƣng tựu chung đều thể hiện thống nhất ở bộ sử do Phạm Công Trứ biên soạn.
KẾT LUẬN
1. Sau khi Việt Nam giành đƣợc độc lập, việc biên soạn lịch sử nƣớc nhà đã đƣợc các sử gia và các chính trị gia dành cho sự quan tâm từ khá sớm. Trong các cuốn sử đó, ý thức quốc gia đã đƣợc chú ý và có tầm ảnh hƣởng khá lớn đến đời sau. Đầu tiên là Lê Văn Hƣu soạn bộ sử biên niên Đại Việt sử ký có 30 quyển vào năm 1270 thời Trần, ghi chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Thứ hai là Phan Phu Tiên thời Lê Thái Tông soạn sử về sử thời nhà Trần vẫn gọi tên là Đại Việt sử ký hoặc gọi Việt sử tục biên. Thứ ba là Ngô Sĩ Liên soạn sách thông sử biên niên
ĐVSKTT 15 quyển từ Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ vào năm 1479 thời Lê sơ. Thứ tƣ là Vũ Quỳnh soạn sử Đại Việt thông giám thông khảo 26 quyển hoàn thành năm 1511 và sau đó Lê Tung theo sách này soạn bài sử luận Việt giám thông khảo tổng luận ở năm 1514. Thứ năm là ở năm 1665, Phạm Công Trứ hợp quan điểm và nội dung của Vũ Quỳnh vào ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên và soạn tiếp thêm 8 quyển về sử Lê sơ và Lê Trung hƣng, vẫn gọi bộ sách sử là ĐVSKTT. Năm 1697 Lê Hy soạn một quyển và hợp với ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, tiếp theo khắc in lƣu trữ trong nƣớc, tức là ĐVSKTT 24 quyển bản Chính Hoà. Sau đó, công trình của Lê Văn Hƣu, Phan Phu Tiên, Vũ Quỳnh đều thất truyền. Bộ sử ĐVSKTT là bộ sử tổng hợp thể hiện quan điểm và ý thức quốc gia của các sử gia qua các giai đoạn lịch sử. Bộ sử ĐVSKTT này đƣợc khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) là bộ quốc sử thời Lê hoàn chỉnh, quý giá nhất. Vì thế đƣợc lƣu truyền, chỉnh lý và in lại nhiều lần từ cuối thời Lê đến thời Nguyễn. Điều đó đã để lại không ít vấn đề nảy sinh từ những lần khắc ván và in ấn bộ ĐVSKTT này.
Bản in ĐVSKTT NCQB bản Démiville có dòng niên đại Chính Hòa thứ 18 (1697) lƣu giữ tại Pháp đƣợc nghiên cứu, dịch chú, giới thiệu phổ biến ở Việt Nam. Bộ sử này đƣợc đánh giá cao, nhƣng cũng gây nhiều tranh luận về năm khắc in bản NCQB này hoặc thuộc thời Lê trung hƣng, hoặc thuộc thời Nguyễn.
2. Qua khảo sát các phƣơng pháp biên soạn bộ sử ĐVSKTT, cũng nhƣ khảo sát văn bản ĐVSKTT hiện còn, chúng tôi cho rằng bản Démiville tức là bản NCQB, đồng thời cũng là bản sớm nhất và quan trọng nhất hiện đƣợc lƣu trữ, nội dung của
nó đƣợc hợp thành từ Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử, vì thiên chƣơng và bố cục của bản Démiville khác với Phàm lệ tục biên của Lê Hy. Đặng gia phả hệ tục biên
鄧家譜系續編 của Đặng Đình Quỳnh soạn năm 1763 cho thấy nội dung biên chép
về Đặng Huấn giống với trong ĐVSKTT bản NCQB nên chúng tôi nhận định rằng bản NCQB khắc in sớm hơn năm 1763. Sau khi bản Démiville đƣợc hoàn thành, không biết nhân vật nào ở thời Lê Trung hƣng đã theo bản Démiville tổ chức tiêu khắc lại bản mới và in ra là bản Việt sử, bản mới vẫn duy trì thiên chƣơng bố cục của bản Démiville, bản in tức là VHhv.2330-2336 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Thời Nguyễn tiếp in lại và thay đổi bia sách và chữ huý nhà Nguyễn tức là bản quốc tử giám ĐVSKTT.
3. Khi sử học Việt Nam bắt đầu phát triển từ thời Trần, Lê Văn Hƣu soạn Đại Việt sử ký là thể biên niên và sáng tạo phƣơng pháp soạn sử của mình, soạn Kỷ và theo tƣ tƣởng của Khổng Tử bình luận Việt sử. Phan Phu Tiên tiếp theo soạn sử về thời Trần, cùng lời bình của Lê Văn Hƣu. Ngô Sĩ Liên soạn thành ĐVSKTT 15 quyển vào năm 1479, theo tƣ tƣởng soạn sử của Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ sáng tạo
Kỷ, Bản kỷ, Ngoại kỷ, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên, và theo tƣ tƣởng soạn sử của Chu Hy và công trình Tư trị thông giám cương mục soạn thành Phàm Lệ và bố cục sách. Ông đã bình luận Việt sử bằng tƣ tƣởng của Chu Hy. Phạm Công Trứ và Lê Hy kế thừa phƣơng pháp biên soạn và tƣ tƣởng của Ngô Sĩ Liên, biên thành bộ sách sử ĐVSKTT 24 quyển và khắc in lƣu trữ vào năm 1697. Trong quá trình đó, các sử gia cổ đại Việt Nam vận dụng nhiều thể tài của nhiều công trình sử học vào một bộ quốc sử,.
4. Nội dung ĐVSKTT đã thể hiện tƣ tƣởng của nhiều thế hệ sử gia. Lê Văn Hƣu theo tƣ tƣởng Khổng Tử mà đánh giá sử Việt, xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc trong các bộ sử, quan niệm quốc thống có ảnh hƣởng khá sâu sắc đến đời