Bảng 2.3. Tình hình tăng truởng du nợ các PGD của PGBank Thăng Long

Một phần của tài liệu 0291 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 59)

40

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng ban

a) Ban Giám đốc Chi nhánh

Ban Giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý các phòng ban, nguời quản lý cao nhất là Giám đốc. Mô hình quản lý

này đã đảm bảo chế độ một thủ truởng trong quản trị, cho phép tổ chức sử dụng hợp lý

nguồn lực, giao những quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên,

đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tính tối uu, tính linh hoạt và có độ tin cậy cao.

Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Giám đốc là nguời quyết định kinh doanh, kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động của đơn vị mình. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc kí duyệt một số văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị trong một phạm vi nhất định.

b) Phòng tín dụng

Phòng tín dụng gồm 2 bộ phận là Bộ phận tín dụng và Bộ phận hỗ trợ tín dụng:

- Bộ phận tín dụng

Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động đuợc để cho vay và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay. Tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình kinh doanh của Ngân hàng và đồng thời cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn đuợc Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Đứng đầu bộ phận tín dụng là truởng bộ phận tín dụng. Truởng bộ phận

tín dụng quản lý các nhân viên của bộ phận mình, chịu trách nhiệm truớc cấp trên về trách nhiệm công việc đuợc giao. Bộ phận tín dụng thực hiện nhiệm vụ chính là: Tìm

kiếm các hợp đồng tín dụng; xây dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng; thẩm định các hồ sơ tín dụng xin vay vốn, giúp khách hàng thực hiện quy trình xin

- Bộ phận hỗ trợ tín dụng

Bộ phận hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát lại các điều kiện cho vay trong Hồ sơ giải ngân của cán bộ tín dụng sau khi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khi nhận được Hồ sơ giải ngân, các cán bộ của bộ phận sẽ kiểm tra các điều kiện trong phê duyệt để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình các nghiệp vụ liên quan của PG Bank đã được ban hành và có hiệu lực.

Một nhiệm vụ quan trọng của Bộ phận hỗ trợ tín dụng là thẩm định tài sản đảm bảo. Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiền hành kiểm tra tài sản đảm bảo theo quy định về nhận từng loại tài sản đảm bảo của PGBank ... sau đó làm hồ sơ để hoàn thiện thủ tục định giá và làm thủ tục thế chấp tài sản nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho PGBank. Bộ phận hỗ trợ tín dụng thường xuyên làm các báo cáo phát sinh cho Ban Giám đốc, lãnh đạo Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động thực tế của PGBank để có những đánh giá nhận xét và bài học rút ra kịp thời để điều chỉnh, sửa đổi khi phát sinh sai sót liên quan đến các nghiệp vụ Ngân hàng.

c) Phòng Kế toán và Kho quỹ

Phòng Kế toán và Kho quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với khách hàng như sau: bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. Ngoài những nhiệm vụ mang tính chất đặc thù chuyên môn thì phòng Kế toán và Kho quỹ còn phải thực hiện những nhiệm vụ do ban Giám đốc Ngân hàng giao.

- Bộ phận Kế toán tổng hợp

Nhiệm vụ chính của Bộ phận Kế toán tổng hợp là:

Tổ chức hạch toán,phân tích tổng hợp các loại tài khoản như tài khoản thanh toán,tài khoản nguồn vốn,.

Hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ, theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng theo nguyên tắc kế toán chung và theo quy định của ngành.

Tính lãi tiền gửi ,tiền vay,thu các khoản phí dịch vụ.

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 42

của Chi nhánh. Từ đó thực hiện các báo cáo phân tích, đưa ra các dự báo và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp.

Quản lý và giám sát việc mua sắm. Làm các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. - Bộ phận quỹ

Bộ phận quỹ thu nhận các chứng từ thu chi tiền mặt từ bộ phận giao dịch và yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại tiền thu chi.

Đầu ngày làm việc bộ phận Ngân quỹ sẽ xuất tiền từ kho tiền - quỹ nghiệp vụ, lập bảng kê và ghi chép số liệu vào sổ nhập xuất kho trước khi thực hiện giao dịch chi trả tiền mặt cho khách hàng. Tùy theo dự kiến chi trả trong ngày và số tiền đã mua bảo hiểm nghiệp vụ cho quỹ nghiệp vụ ngoài kho tiền, bộ phận kho quỹ sẽ xuất kho số tiền hợp lý, đảm bảo việc giao dịch với Khách hàng.

Cuối ngày làm việc toàn bộ số tiền trong quỹ nghiệp vụ sẽ được mang hết vào kho, thủ quỹ lập bảng kê nhập kho, dựa trên số liệu đã ghi chép để xác định tồn quỹ, kết số quỹ, làm thủ tục kết thúc các giao dịch trong ngày.

- Bộ phận giao dịch

Bộ phận giao dịch bao gồm đội ngũ nữ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm và chu đáo trong việc giao dịch với Khách hàng.

Công việc ở bộ phận này đòi hỏi các nhân viên phải có hình thức, cách ứng xử linh hoạt hơn so với các bộ phận khác, bởi họ là đại diện của Ngân hàng. Nhiệm vụ chính của bộ phận giao dịch: Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng; phối hợp với các phòng ban khác thực hiện công tác chăm sóc khách; hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan, triển khai các chiến dịch mới về huy động vốn, cho vay, ... của Ngân hàng.

d) Phòng hành chính

Phòng hành chính không thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, trực tiếp kinh doanh của Ngân hàng mà làm những công việc để cho chi nhánh có thể hoạt động có hiệu quả. Phòng hành chính gồm hai bộ phận là bộ phận kho, quản lý tài sản và bộ phận bảo vệ, tạp vụ.

- Bộ phận kho, quản lý tài sản

Nhiệm vụ chính của bộ phận kho, quản lý tài sản quản lý tài sản về mặt

43

hiện vật của chi nhánh, bao gồm thống kê, bảo quản và sửa chữa những tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh. Bên cạnh đó, bộ phận này có nhiệm vụ hoàn thành tốt những công việc khác khi đuợc ban Giám đốc chi nhánh giao cho.

- Bộ phận bảo vệ, tạp vụ

Bộ phận bảo vệ, tạp vụ làm công việc quét dọn văn phòng, trông xe của khách hàng cũng nhu nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chi nhánh, tránh các truờng hợp gây mất trật tự trị an nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của Ngân hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phuơng tiện vận chuyển phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh.

Trong quá trình hoạt động, các phòng ban sẽ phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đoàn kết trong công việc để bộ máy làm việc của chi nhánh đuợc hoạt động thông suốt và đạt hiệu quả cao.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù là chi nhánh mới thành lập với 10 năm xây dựng và truởng thành, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex-CN Thăng Long đã luôn phấn đấu vuơn lên bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, năng động sáng tạo đổi mới toàn diện trên mọi phuơng diện hoạt động nên hàng năm các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đều đạt mức tăng truởng khá ổn định, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đuợc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex giao.

Bảng 2.1. Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh

- Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân

hàng thuơng mại bởi vì đó là buớc khởi đầu, là cơ sở cho các hoạt động khác. Do đó, công tác huy động vốn luôn đuợc Chi nhánh chú trọng và xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong những năm qua mặc dù hoạt động trên địa bàn có nhiều sự cạnh tranh, các ngân hàng thuơng mại đã tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo nên một cuộc đua về lãi suất và các chính sách khuyến mại giữa các NHTM. Trong bối cảnh mặc dù là một chi nhánh non trẻ nhung PGBank Thăng Long đã có những biện pháp sử dụng linh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp với việc nghiên cứu, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn để thích ứng với nhu cầu của khách hàng; tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính trong và ngoài địa bàn chính vì vậy, Chi nhánh đã duy trì và đạt đuợc tốc độ tăng truởng huy động vốn cao.Huy động vốn năm 2014 đạt 2.286 tỷ đồng, sang đến năm 2015, PGBank Thăng Long có sự sụt giảm về luợng vốn huy động là 108 tỷ. Tuy nhiên sang đến năm 2016, bằng sự nỗ lực không ngừng của mình, PGBank Thăng Long đã huy động đuợc 2,546 tỷ, gấp 1,169 lần so với 2015 và gấp 1,114 lần so với năm 2014. Có thể thấy rằng công tác huy động vốn của PGBank Thăng Long khá tốt, đáp ứng đủ luợng vốn cần thiết để sử dụng cho vay.

- Hoạt động tín dụng

Trong hoạt động tín dụng Chi nhánh luôn bám sát mục tiêu phát triển phát triển tín dụng bền vững, là cầu nối giữa nguời cần vốn và nguời thừa vốn, từ đó thúc đẩy nền kinh phát triển.

Năm 2014, du nợ cho vay của PGBank Thăng Long đạt 404 tỷ đồng, trong năm 2015, 2016, chi nhánh đầy mạnh hoạt động tín dụng với những chính sách đuợc điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời. Có thể thấy với những nỗ lực không

45

ngừng của mình, PGBank đã đạt được kết quả rất tốt, với mức dư nợ cho vay đạt 1.044 tỷ vào năm 2016, gấp 150,4 lần so với năm 2015, chính thức gia nhập câu lạc bộ cho vay 1000 tỷ, là đơn vị cho vay dẫn đầu toàn hệ thống. Đây là thành tựu vượt bậc của PGBank trong quá trình tái cơ cấu lại. Tuy nhiên so với lượng vốn đầu vào huy động được, trong những năm tới PGBank cần phải thúc đẩy thêm hoạt động tín dụng, để góp phần sử dụng nguồn vốn hiệu quả, do mức chênh lệch giữa nguồn vốn cho vay và nguồn vốn huy động vẫn còn chiếm số lượng lớn. Năm 2014, nguồn vốn huy động được của chi nhánh đạt 2,286 tỷ đồng, trong khi mức dư nợ cho vay đạt 404 tỷ đồng, chỉ chiếm 17.67% tổng nguồn vốn huy động, sang đến năm 2016, tổng mức dư nợ cho vay có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 1,044 tỷ đồng chiếm 41% tổng nguồn vốn huy động, đây là nỗ lực không ngừng của tập thể PGBank Thăng Long trong việc cân đối nguồn vốn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chi nhánh.

- Hoạt động dịch vụ

Trong giai đoạn 2014-2016, trong điều kiện kinh tế đang từng bước phục hồi và phát triểu, Chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc. Thu dịch vụ ròng năm 2016 đạt 1,12 tỷ đồng, tăng 136,9% so với năm 2015. Đây cũng là năm đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, kể cả về doanh thu và chất lượng sản phẩm. Các dịch vụ thế mạnh của Chi nhánh như thanh toán, thẻ xăng dầu, thẻ lương.. .tiếp tục phát huy lợi thế với mức tăng trưởng cao Các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng có bước phát triển với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng.

Có thể thấy trong giai đoạn 2014-2016, PGBank đang từng bước cố gắng, xây dựng thương hiệu của mình, gây dựng lượng khách hàng lớn tin tưởng và sử dụng dịch vụ của PGBank.

1 CN An Giang2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG150 179,4 203,6 119,6 113,4

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX-CHI NHÁNH THĂNG LONG

Năm 2016, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục phát triển ổn định và khởi sắc: tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng tới 45%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng vượt dự kiến, đạt 22%; chỉ số giá tiêu dùng đạt 6,6%, mức khả quan nhất trong vòng 03 năm trở lại đây. Năm 2016 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế và chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Vị thế và tầm vóc của Việt nam được nâng cao trên trường quốc tế; cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã rộng mở đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2016 cũng là một năm đầy sôi động với những thành công ngoài mong đợi của các NHTM. Hàng loạt chủ trương, chính sách mới và linh hoạt nhằm củng cố, hoàn thiện hoạt động của ngành được triển khai. Thế giới đã biết đến một nền kinh tế mới nổi - Việt Nam - mà không thể phủ nhận vai trò của ngành Ngân hàng.

Trong năm 2016, PGBank Thăng Long đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng hoạt động , khẳng định uy tín thương hiệu trên địa bàn hoạt động.

Hoạt động kinh doanh của PGBank trong năm qua cũng đã thực sự chuyển mình theo định hướng đó và đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ đi kèm với cột mốc lớn là chính thức gia nhập câu lạc bộ cho vay 1000 tỷ. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận của PGBank Thăng Long, với gần 10 năm gây dựng và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, PGBank vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề trong hoạt động tín dụng của mình.

2.2.1. Qui mô tín dụng

Tuy hoạt động trên địa bàn còn nhiều khó khăn song quy mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh khá lớn, điều đó thể hiện qua doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng cuối kỳ. Mặc dù trên địa bàn quận Long Biên-Hà Nội có đến khoảng 15 ngân hàng và tổ chức có hoạt động tín dụng , nhưng chi nhánh Thăng Long vẫn luôn đạt trong top những chi nhánh có quy mô tín dụng lớn nhất toàn hệ thống.

Bảng 2.2. Tình hình tăng trưởng dư nợ các chi nhánh của PGBank

2 CN Bắc Ninh 161,2 16,1 267,5 101,7 163,0 3 CN Bình Dương 170 173,4 252,5 102,0 145,6 4 CN Cần Thơ 250,6 253,5 350,9 101,1 138,4 5 CN Chợ Lớn 90,1 94,7 172,7 1051 182,3 6 CN Đà Nang 57,2 59,6 364,1 104,1 610,9 7 CN Đông Đô 400 405,2 445,4 101,3 109,9 8 CN Đồng Nai 119,6 128,9 190,3 107,7 147,6 9 CN Đồng Tháp 700 706,7 736,2 100,9 104,1 10 CN Hà Nội 308,3 314,4 411,1 101,9 130,7 11 CN Hải Dương 55,3 58,3 133,0 105,4 228,1

Một phần của tài liệu 0291 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 59)