Nam
1.3.3.1. Quy định về phân loại nợ
Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định luợng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng đuợc quy định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể:
+ Thông tu số 02/2013/TT-NHNN của Thống Đốc Ngân hàng nhà nuớc ban hành ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.
Văn bản trên quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đuợc thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tuợng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phuơng pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro.
Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tu số 02/2013/TT-NHNN về đối tuợng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc là:
a) Tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thuơng mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng
b) Chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài
Ngoài ra, truờng hợp chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nuớc ngoài, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nuớc chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nuớc ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài chỉ đuợc phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nuớc ngoài sau khi đuợc Ngân hàng Nhà nuớc
chấp thuận bằng văn bản.
Phương pháp phân loại nợ
Theo khoản 1, Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:
“a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ gốc trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn
còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Nợ gia hạn lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ thuộc một trong các trường hợp theo quy định;
- Các khoản nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại nhóm 3 quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chua thu hồi được;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại nhóm 3 quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chua thu hồi được;
- Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài
bị phong toả vốn và tài sản;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
e) Nhóm 6 (Nợ vay chờ xử lý) f) Nhóm 7 (Khoanh nợ):
Khoanh nợ là tuyên bố của chủ nợ (thường là một tài khoản thẻ tín dụng)
rằng
một tuyên bố như vậy là để cung cấp cho các ngân hàng một miễn trừ thuế trên khoản
nợ. Nợ xấu và thậm chí lừa đảo chỉ đơn giản là một phần của chi phí tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, khoanh nợ không giải phóng con nợ khỏi nghĩa vụ phải trả nợ.Một
khoanh nợ là một trong những yếu tố bất lợi có thể được liệt kê trên một báo cáo tín dụng.Sau đó nó sẽ được liệt kê như vậy trên báo cáo thông tin tín dụng của con nợ
(Equifax, ví dụ, danh sách "R9" trong cột "tình trạng" để biểu thị một khoanh nợ). Các
mục sẽ bao gồm ngày tháng liên quan, và số lượng tiền nợ xấu.
Trong khi một khoanh nợ được coi là "được xóa bỏ như một khoản không có khả năng thu hồi" của các ngân hàng, các khoản nợ này vẫn có giá trị pháp lý, và vẫn như vậy sau thực tế này. Chủ nợ có quyền thu hồi hợp pháp toàn bộ số tiền này trong khoảng thời gian cho phép của các đạo luật hạn chế dựa trên vị trí của các ngân hàng và nơi cư trú của người tiêu dùng. Tùy thuộc vào vị trí, khoảng thời gian này có thể là một số năm nhất định (ví dụ 3-7 năm), hoặc ở một số nơi là vô thời hạn. Phương pháp thu hồi có thể được sử dụng bao gồm các tiếp xúc từ nhân viên bộ phận thu nợ nội bộ, các cơ quan thu nợ bên ngoài, hoặc nếu số tiền lớn (thường trên 1.500 - 2.000 USD), là khả năng của một vụ kiện hoặc trọng tài.
1.3.3.2. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro
Theo khoản 3 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là : “Dựphòng rủi ro” là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”. Cụ thể:
+ "Dựphòng cụ thể" là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể và được tính theo công thức sau:
- Σ Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng
- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:
- Ai: Số dư nợ gốc thứ i
- Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i
- r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm. Trường hợp Ci> Ai thì Ri
được tính bằng 0
+ "Dự phòng chung" là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể, được xác định bằng
0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây: a) Tiền gửi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 1 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam
Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đựơc hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xẩy rado khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau: a) Nhóm 1: 0%
b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50%
dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
-Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừcủa tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
- Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.
Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
a) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách
hàng và
theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
c) Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.
Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là
xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.
Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
1.3.4. Bảo đảm tín dụng ngân hàng
Khái niệm:
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng. Trong khi đó bất kì một khoản cho vay nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định. Một khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải chịu tổn thất. Để hạn chế rủi ro thì ngay từ đầu tất cả các khoản cho vay phải có ít nhất hai nguồn trả nợ tách biệt. Do đó bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi.
Mục đích:
- Nếu người vay không trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ.
- Nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý so với người vay bởi
vì một tài sản khi đã là vật đảm bảo thì buộc người đi vay phải có trách nhiệm
nhiều hơn
trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình.
Các hình thức của bảo đảm tín dụng bằng tài sản: - Hình thức thế chấp
Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn thu nợ thứ nhất bị mất. Có các loại thế chấp:
- Căn cứ theo tính chất pháp lý:
+ Thế chấp pháp lý: là phương thức thế chấp mà khách hàng lập sẵn một giấy sang nhượng chủ quyền để khi không có tiền trả nợ, ngân hàng có quyền bán hay quản lý tài sản đó.
sở hữu tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do đó ngân hàng muốn phát mãi tài sản phải chờ qua phán quyết của tòa án.
- Căn cứ vào số lần thế chấp:
+ Thế chấp thứ nhất: Là tài sản đang thế chấp cho một món vay.
+ Thếchấp thứ hai: tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất nhung giá trị thế chấp còn thừa ra khách hàng đang thế chấp cho ngân hàng khác (hay ngân hàng đó) để vay thêm một món nợ nữa.
- Hình thức cầm cố
Cầm cố là việc nguời đi vay tiến hành chuyển giao tài sản (động sản) thuộc sở hữu của mình cho nguời cho vay cất giữ để làm vật bảo đảm cho số nợ vay trong thời gian nhất định. Trong nghiệp vụ cho vay cầm cốgồm các bên: Bên cầm cố (Là các pháp nhân hay thể nhân khi vay vốn ngân hàng buộc phải có tài sản cầm cố). Bên nhận cầm cố (Là bên cho vay, có thể là ngân hàng thuơng mại, công ty tài chính hay hợp tác xã tín dụng). Có các loại cầm cố:
(1) Cầm cố hàng hóa: Là hình thức đảm bảo có uu thế hơn đảm bảo bằng bất động sản bởi nó giúp ngân hàng dễ bán để thu nợ hơn khi khách hàng vay
không trả
đuợc nợ. NgoàI ra, nó giúp khách hàng vay dự trữ vật tu hàng hoá đảm bảo
ổn định
sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị truờng. Điều kiện cầm cố hàng hoá là hàng
hoá có
giá trị ổn định, dễ tiêu thụ ở hiện tại và tuơng lai, và là hàng hoá đuợc phép luu
thông và khách hàng đuợc phép kinh doanh hàng hoá đó. Việc quản lý hàng hoá
cầm cố thuờng đuợc thực hiện theo các cách sau:
+ Quản lý tại kho ngân hàng: Khách hàng chuyển giao tài sản cho ngân hàng, ngân hàng lập giấy biên nhận cho khách hàng và thực hiện quản lý, bảo quản hàng hoá không bị hu hại cho đến khi khách hàng trả xong nợ thì ngân hàng trả lại cho khách hàng. Cách này ít đuợc áp dụng hiện nay.
phong kho mang tên ngân hàng.
+ Quản lý tại kho của bên thứ ba: Người thứ ba là người nhận ký thác đơn thuần
hay người nhận ký gởi để bán hàng hoá hộ hay là người nhận gia công. trong trường