Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hiệu quả công tác đổi mớ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN (Trang 31 - 37)

6. Kết cấu tiểu luận

3.2Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hiệu quả công tác đổi mớ

mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn thị trấn Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

Trên cơ sở các giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của CQĐP cấp xã ở Việt Nam nói chung thị xã Đông Hòa cần chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể trong phạm vi thẩm quyền; đồng thời tham mưu, đề xuất HĐND, UBND tỉnh Phú Yên ban hành các quy định, chính sách tạo cơ sở để thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của CQĐP cấp xã trên địa bàn tỉnh nói chung, chính quyền xã của thị xã Đông Hòa nói riêng trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc pháp chế, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Trong thời gian tới, để trực tiếp thúc đẩy hiệu quả hoạt động và tổ chức của CQĐP cấp xã thuộc thị trấn Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cầm chủ động thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các xã

HĐND các xã, phường thuộc thị xã Đông Hòa thường chịu sự tác động, chi phối rất lớn của UBND cùng cấp. Do đó trong giai đoạn hiện nay, cần chủ động nghiện cứu, thí điểm, tù đó áp dụng mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã. Việc thực hiện mô hình này sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã, sẽ gắn được chức năng kiểm tra, kiểm soát của Đảng và chức năng giám sát của HĐND xã. Từ đó thúc đẩy tổ chức và hoạt động HĐND trên địa bàn xã.

Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND các xã

Xây dựng UBND xã trở thành một cơ quan phối hợp hành động đa chức năng, nhiều tác dụng, vừa là cơ quan quyết định những vấn đề thuộc đơn vị xã, đồng thời là cơ quan chấp hành của các cơ quan nhà nước cấp trên và cũng là cơ quan HCNN điều hành các công việc trên phạm vi địa phương của mình,…

Những nội dung này có tính phức tạp cần nghiên cứu một cách chính xác, xuất phát từ các nguyên nhân về điều kiện kinh tế, các tập quán sản xuất, tập quán về văn hóa, xã hội của từng xã cũng tồn tại những khoảng cách nhất

định. Từ đó, đặt ra những mức độ khác nhau về yêu cầu thực hiện các hoạt động quản lý.

Thứ ba, nâng cao năng lực đội ngũ công chức xã

Công chức các xã thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên chủ yếu xuất thân từ nông dân, lớn lên và trưởng thành trong môi trường nông thôn, nên năng lực và trình độ còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo bồi dưỡng, đào tạo công chức xã, đặc biệt kỹ năng thực hành có tính nghề nghiệp lại chưa đúng chú ý đúng mức.

Trong điều kiện trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao, tính chất quản lí ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lí nhà nước cần phải có khoa học, bài bản, nên công chức xã cần phải có trình độ, nhất là kĩ năng thực hành tổng hợp. Do vậy, thị xã Đông Hòa cần nghiên cứu các giải pháp, chủ động đề xuất phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ về quản lí nhà nước nói chung, quản lí nhà nước trong từng lĩnh vực nói riêng và các kiến thức liên quan cho đội ngũ công chức các xã, đặc biệt là các chức danh công chức chuyên môn./.

KẾT LUẬN

Mặc dù là cấp thấp nhất trong các cấp ở CQĐP nhưng CQĐP cấp xã luôn có vai trò quan trọng. Cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã luôn là vấn đề phức tạp bởi tính chất, vị trí, ở mỗi vùng miền thì các xã, thị trấn có những đặc điểm riêng có của mình đòi hỏi tổ chức và hoạt động của chính quyền phải có sự phù hợp. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước, nhất là trong thời kì đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế hiện nay. Để thực hiện tốt việc đó, căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mỗi địa phương đều cần phải xây dựng cho mình những chủ trương và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã một cách phù hợp với thực tiễn.

Đông Hòa nổi tiếng với ngành khai thác và đánh bắt thủy sản, có Khu công nghiệp lớn, là nơi nhiều danh lam thắng cảnh, nguồn lao động dồi dào, … là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như xây dựng thị xã phát triển vững mạnh về mọi mặt. Sau gần 15 năm phấn đấu từ một huyện thiếu thốn trăm bề, vượt qua khó khăn, Đông Hòa đã ngoạn mục vươn lên đô thị loại 4. Để đạt được điều đó thì bên cạnh những giải pháp về mặt kinh tế- xã hội thì việc xây dựng hệ thống CQĐP cấp xã vững mạnh, đội

ngũ cán bộ cơ sở vững vàng, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng vai trò không nhỏ bởi đây là nơi tổ chức triển khai thực hiện mọi chủ trương giải pháp của các cấp về mọi lĩnh vực, biến thành những việc làm, hành động và kết quả cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi sự thận trọng, hợp lí nhưng cũng là một yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta có những quy định mới của Hiến pháp cũng như những điều kiện kinh tế, nhân lực, hạ tầng của cấp xã và có những bước tiến rõ nét trong thời gian qua.

Hi vọng từ những sự phân tích về cơ sở lý luận, thực trạng về tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình nghiên cứu hoặc kiến nghị với các cấp chính quyền, nhất là HĐND và UBND thị xã Đông Hòa đề ra các chính sách và giải pháp phù hợp đẩy mạnh cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2013), Luật Hiến Pháp.

2. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

3. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2020), Nghị quyết 931/NQ- UBTVQH 14 Về việc thành lập thị xã Đông Hòa và các phường thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

4. Trần Xuân Cường (2014), Tổ chức và hoạt động về chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Trần Công Dũng ( 2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

6. TS. Trần Thị Diệu Oanh ( 2013), Về tác động của phân cấp quản lý đến địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong đổi mới tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia.

7. PGS. TS. Nguyễn Minh Phương ( 2017), Vai trò của chính quyền xã đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia sự thật.

- Các website

1. Quốc hội (2019 ), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương,

https://thuvienphapluat.vn/ van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-To-chuc- chinh-phu-va-Luat-To-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-sua-doi-2019- 411945.aspx

2. Vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN (Trang 31 - 37)