Rủi ro trong hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0355 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Trong thực tế, hoạt động đầu tu chịu ảnh huởng của rất nhiều yếu tố và những yếu tố này đều có thể làm thay đổi mức lãi thu đuợc từ các chứng khoán

cũng như giá của các chứng khoán so với dự kiến ban đầu của ngân hàng, dẫn đến sự biến động mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư của ngân hàng, hay nói cách khác là gây nên rủi ro đầu tư cho ngân hàng. Các yếu tố gây nên rủi ro đầu tư bao gồm các loại cơ bản sau:

1.1.4.1. Rủi ro vỡ nợ

Rủi ro này gắn liền với khả năng mà việc thanh toán nợ gốc và lãi của các chứng khoán không được thực hiện theo đúng thời hạn đã cam kết. Khi có rủi ro này xảy ra, lập tức giá của các chứng khoán sẽ sụt giảm nhanh chóng trên thị trường, thậm chí chứng khoán có thể trở thành vô giá trị, điều này sẽ gây nên tổn thất thiệt hại cho ngân hàng đã đầu tư vào các chứng khoán đó. Nhìn chung các loại chứng khoán công ty có rủi ro tín dụng cao hơn so với các chứng khoán chính phủ.

Việc xếp hạng các chứng khoán cung cấp cho các ngân hàng những nguyên tắc chỉ đạo chung trong việc đánh giá rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng phải quyết định lựa chọn giữa các chứng khoán giữa ba công ty có cùng xếp hạng tín dụng thì việc phân tích tình hình tài chính của các công ty sẽ trở nên cần thiết. Cụ thể, ngân hàng cần tính toán một loạt các chỉ tiêu tài chính cho các công ty trên cơ sở các báo cáo kế toán. Những chỉ tiêu này cần được tính toán liên tục trong một khoảng thời gian nhằm giúp cho ngân hàng c ó sự đánh giá về xu hướng phát triển của công ty. Ngoài ra ngân hàng cần so sánh các chỉ tiêu của công ty với chỉ tiêu chung của toàn ngành và của nhóm các công ty có cùng đặc điểm kinh doanh.

Tổn thất của những người nắm giữ các chứng khoán trong trường hợp vỡ nợ:

Cần phải nhận thức rằng cả việc xếp hạng các chứng khoán và việc thực hiện phân tích tài chính chỉ giúp cho ngân hàng đánh giá khả năng rủi ro vỡ nợ chứ không phải xác định những tổn thất tiềm tàng mà người nắm giữ chứng khoán phải chịu trong trường hợp xảy ra vỡ nợ thực sự. Những tổn thất này phát sinh từ hai

nguồn: trật tự ưu tiên trong việc đòi nợ và các chi phí phá sản. Trong những vụ kiện tụng tại các phiên tòa phá sản, việc người nắm giữ các chứng khoán nhận được các khoản thanh toán từ tài sản của công ty phụ thuộc vào trật tự ưu tiên của họ trong việc đòi nợ. Số tiền thực tế phải trả cho người nắm giữ các chứng khoán phụ thuộc phần lớn vào các chi phí phá sản như án phí, chi phí kế toán, các chi phí có liên quan đến việc đánh giá giá trị tài sản của công ty... Nếu tòa án bán một phần tài sản của công ty, sát nhập nó với một công ty khác hoặc bán toàn bộ tài sản, số tiền thu hồi của người nắm giữ chứng khoán phụ thuộc vào thu nhập từ việc bán tài sản tịch biên (thường có giá trị thấp). Trường hợp tài sản của cồn ty dễ dàng được chuyển nhượng cho công ty khác và được định giá cao do nhu cầu thị trường, những người nắm giữ chứng khoán sẽ phải chịu tổn thất thấp hơn. Do vậy việc xã định tổn thất vỡ nợ tiềm tàng là thực sự cần thiết đối với các ngân hàng trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Giá trái phiếu và rủi ro vỡ nợ:

Giá trái phiếu có quan hệ nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là những trái phiếu có chất lượng thấp thường có lợi tức trung bình cao hơn những trái phiếu có chất lượng cao. Sự khác nhau về lợi tức giữa các trái phiếu chất lượng thấp và trái phiếu chất lượng cao (chênh lệch lợi tức) dường như khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy thoái, khi mà khả năng vỡ nợ dễ xảy ra thì chênh lệch lợi tức thường cao hơn trong những thời kỳ hưng thịnh. Đối với những nhà quản lý ngân hàng, biểu hiện của chu kỳ lợi tức ngụ ý rằng trái phiếu chất lượng thấp mang lại mức lợi nhuận tương đối hứa hẹn trên một đơn vị rủi ro trong thời kỳ suy thoái (khi nhu cầu vay giảm thấp và ngân hàng có nhiều dự trữ dư thừa hơn để đầu tư). Mặc dù lãi suất thường tăng lên sau thời kỳ suy thoái và do đó sẽ làm giảm giá trái phiếu, nhưng trái phiếu được mua vào trong suốt thời gian kinh tế đi xuống có th ể được định kỳ hạn ở những thời điểm khác nhau trong tương lai để vừa tránh được lỗ về vốn vừa tạo khả năng thanh khoản trong giai đoạn nền kinh tế phát triển.

1.1.4.2. Rủi ro về giá

Rủi ro này đề cập đến mối quan hệ nghịch giữa sự biến động lãi suất và giá trái phiếu. Khi lãi suất thi truờng tăng lên sẽ làm cho giá thị truờng của trái phiếu (đuợc tính theo giá trị hiện tại) giảm xuống, kéo theo sự sụt giảm mức lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động đầu tu trái phiếu. Ở truờng hợp này ngân hàng gặp rủi ro về giá.

Mối quan hệ này đặc biệt thích hợp đối với các nhà quản lý chứng khoán đầu tu của ngân hàng, vì ngân hàng thuờng mua chứng khoán khi nhu cầu vay chùng xuống và lãi suất tuơng đối thấp nhung rồi có thể cần phải bán lỗ sau này (để đáp ứng nhu cầu vay) trong điều kiện lãi suất cao hơn. Truớc nguy cơ tiềm tàng này, ngân hàng nên xem xét mua những chứng khoán sẽ đến hạn đúng vào thời kỳ nhu cầu vay tăng lên trong chu kỳ kinh doanh tuơng lai đuợc dự đoán. Những trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm thuờng nằm ngoài phạm vi thời gian này nên thuờng không đuợc chú trọng trong danh mục đầu tu. Hơn nữa, vì đuờng cong lợi tức có xu huớng dốc lên trên và thoải dần sau khoảng thời gian 5 năm nên ngân hàng có rất ít động cơ về thu nhập để mua các chứng khoán có thời hạn trên 5 năm.

Khi lãi suất đang tuơng đối cao và thời kỳ mở rộng chu kỳ kinh doanh đang ở mức cao nhất, việc mua các chứng khoán có thời hạn trên 5 năm có thể đuợc cho là đúng. Tại những thời điểm đó nhu cầu vay bắt đầu giảm vì các hãng kinh doanh quyết định là mức lãi suất cao nhu vậy thì việc đi vay không thể mang lại lợi nhuận. Một sự lựa chọn khác mang lại thu nhập cao là mua các chứng khoán dài hạn. Kiếm đuợc mức lợi tức cao trong thời gian dài rõ ràng là một lợi ích của việc làm này là vì lãi suất có thể giảm khi nền kinh tế có chiều huớng đi xuống. Một lợi ích khác là nếu sau đó phải bán các chứng khoán dài hạn này để đáp ứng nhu cầu vay thì ngân hàng sẽ đuợc huởng một khoản thu nhập về vốn vì lãi suất có thể sẽ thấp hơn mức tại đó ngân hàng mua các chứng khoán. Thời hạn còn lại của chứng khoán bán đi càng dài thì khoản thu nhập về vốn càng lớn. Tuy nhiên việc làm này không phải là không có những nguy cơ tiềm tàng, do có sự không chắc chắn trong dự báo cả về mức lãi suất trong tuơng lai lẫn những thay đổi của chu kỳ kinh doanh. Trong

trường hợp này, ngân hàng cần cân nhắc so sánh giữa mức sinh lời với mức rủi ro kỳ vọng để có thể đánh giá đầy đủ rủi ro về giá.

Để đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu, cần phải xem xét không chỉ sự thay đổi dự tính của lãi suất mà còn cả thời lượng của trái phiếu. Thời lượng chính là thước đo thời gian tồn tại các luồng tiền của trái phiếu

1.1.4.3. Rủi ro về tính thị trường

Rủi ro này là sự biến động lợi nhuận thu được từ các chứng khoán do những chi phí phải thực hiện cho việc bán chứng khoán. Trên thực tế, không phải trái phiếu nào cũng bán được một cách nhanh chóng và không lỗ vốn. Nếu ngân hàng bán các chứng khoán đầu tư để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, ngân hàng sẽ bán các chứng khoán chính phủ trước khi bán các trái phiếu c ông ty vì thị trường thứ cấp cho các chứng khoán chính phủ sâu và rộng hơn cho các loại trái phiếu khác.

Để phòng ngừa rủi ro loại này các nhà quản lý đầu tư cần đánh giá khả năng mà nhu cầu thanh khoản có thể lớn hơn dự trữ của ngân hàng để sau đó việc quyết định mua các chứng khoán đầu tư sẽ phải tính đến nhu cầu thanh khoản tăng thêm tiềm năng này.

Đối với các chứng khoán công ty, khối lượng chứng khoán đang lưu hành của một nhà phát hành cụ thể sẽ có ảnh hưởng đánh kể đến tính thị trường của chứng khoán. Các chứng khoán được phát hành với quy mô nhỏ thường có tính thị trường thấp hơn do nhiều nhà đầu tư không biết đến việc phát hành đó. Do vậy bằng việc mua các chứng khoán được phát hành rộng rãi ngân hàng có thể giảm bớt rủi ro về tính thị trường.

1.1.4.4. Rủi ro mua lại

Các trái phiếu công ty được phát hành khi lãi suất ở mức tương đối cao thường có một điều khoản mua lại trong các hợp đồng giao kèo. Điều khoản này cho phép công ty hoặc tổ chức phát hành trái phiếu có quyền mua lại trái phiếu trước kỳ hạn. Trái phiếu có thể được mua lại chỉ khi đã đến hạn thỏa

thuận về việc mua bán lại và giá trái phiếu hiện thời tăng lên ít nhất phải bằng giá mua lại, tức là cao hơn giá ban đầu của trái phiếu. Khi lãi suất liên tục giảm xuống, giá trái phiếu tăng lên đến giá mua lại. Các tổ chức phát hành trái phiếu có thể mua lại trái phiếu nếu đã đến hạn thỏa thuận. Đối với ngân hàng nắm giữ trái phiếu, trong truờng hợp này có thể gặp rủi ro mua lại; tức là rủi ro khi phải tái đầu tu số tiền thu hồi vào những trái phiếu có mức lợi tức thấp hơn. Để bù đắp cho rủi ro từ việc tái đầu tu này, trong hợp đồng giao kèo thuờng có mục quy định về phần thuởng mua lại (tức là một khoản tiền trả thêm cho nguời nắm giữ trái phiếu). Khi trái phiếu đuợc mua lại sớm, mức phần thuởng mua lại cao hơn có thể bù đắp một phần hoặc toàn bộ rủi ro mua lại.

Trong truờng hợp các ngân hàng cố gắng mua trái phiếu trong thời kỳ lãi suất cao và dự kiến sau đó bán đi để kiếm đuợc các khoản thu nhập về vốn khi lãi suất hạ thì việc đánh giá rủi ro mua lại rất cần đuợc thực hiện. Do các trái phiếu có thể mua lại có thêm phần không chắc chắn nên chúng thuờng có mức lợi tức cao hơn các trái phiếu khác.

1.1.5. Quy trình quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng thương mại Sơ đồ 1.1: Các bước quản lý danh mục đầu tư

Giám sát, đo luờng và đánh giá kết quả hoạt động

Thiết lập mục tiêu đầu tư: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước có ý nghĩa quyết định đến các khâu tiếp theo. Thông thường, mục tiêu đầu tư bao gồm: mức sinh lời kỳ vọng trong một thời kỳ nhất định; mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận được; thời gian đầu tư làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư.

Như vậy, hai khía cạnh quan trọng nhất của mục tiêu đầu tư là lợi nhuận và rủi ro.

Thiết lập chiến lược đầu tư: Việc thiết lập chiến lược đầu tư nhằm đáp ứng cao nhất những mục tiêu đầu tư đã đặt ra. Để làm được điều này nhà quản lý danh mục đầu tư phải tìm hiểu kỹ các điều kiện kinh tế, tài chính hiện tại và dự báo được những xu thế sẽ diễn ra trong tương lai, từ đó kết hợp những dự báo về thị trường với nhu cầu đầu tư để lập ra chiến lược thích hợp. Thông thường các nhà quản lý danh mục đầu tư sẽ lựa chọn giữa chiến lược quản lý danh mục chủ động và chiến lược quản lý danh mục thụ động hoặc là kết hợp giữa các chiến lược này.

Xây dựng danh mục: Căn cứ vào chiến lược đầu tư đã được thiết lập, người quản lý danh mục sẽ cụ thể hoá chiến lược đó, đưa ra quyết định về việc phân bổ cho các chứng khoán khác nhau, theo đó sẽ đưa ra quyết định cụ thể là sẽ đầu tư vào những loại chứng khoán nào, tỷ trọng của mỗi loại trong danh mục đầu tư.

Giám sát, đo lường và đánh giá kết quả hoạt động đầu tư: Nhà quản lý danh mục đầu tư cần liên tục theo dõi những biến động của thị trường để có những điều chỉnh kịp thời và thích hợp về chiến lược đầu tư, mà cụ thể hơn là bản thân danh mục đầu tư. Việc đánh giá kết quả của danh mục đầu tư thường được đánh giá trên hai khía cạnh: người quản lý và bản thân danh mục. Người quản lý danh mục tốt đáp ứng được hai yêu cầu: có khả năng kiếm được mức lợi nhuận cao hơn trung bình ứng với một loại rủi ro nhất định; có khả năng đa dạng hoá danh mục hoàn toàn để loại bỏ tất cả các rủi ro không hệ thống so với chuẩn của danh mục.

Kết quả của danh mục đầu tu hay mức sinh lời tổng thể của danh mục thuờng đuợc đem so sánh với kết quả của một danh mục đầu tu chuẩn.

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1. Tính cấp thiết của hoạt động đầu tư 1.2.1. Tính cấp thiết của hoạt động đầu tư

Có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh chủ yếu và mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng là hoạt động kinh doanh tín dụng, tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các nhu cầu trong đời sống sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế không phải toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng đuợc sử dụng để cho vay. Truớc hết là do đặc tính thanh khoản thấp của các khoản cho vay, có thể nói hầu hết các khoản vay đều không thể mang bán trong những truờng hợp ngân hàng có nhu cầu gấp về thanh khoản. Để giải quyết vấn đề trên, bên cạnh hoạt động tín dụng các ngân hàng còn sử dụng một phần vốn của mình để tham gia hoạt động đầu tu. Cùng với đó trong nền kinh tế thị truờng, sự phát triển mạnh mẽ của thị truờng tiền tệ, thị truờng vốn khiến các ngân hàng không thể đứng ngoài với đơn thuần là hoạt động truyền thống nhu huy động vốn và cấp tín dụng mà nguợc lại, các ngân hàng ngày càng trở thành thành viên tích cực của thị truờng không chỉ với vai trò trung gian, môi giới mà các ngân hàng tham gia trực tiếp vào các hoạt động đầu tu, kinh doanh chứng khoán, góp vốn liên doanh... Đầu tu ngày càng phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của các ngân hàng thuơng mại và các tổ chức tín dụng, danh mục đầu tu của các ngân hàng ngày càng đuợc mở rộng với nhiều hình thức đầu tu khác nhau. Ngân hàng có thể đầu tu vào Trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu công ty để thu lợi tức đầu tu, do đó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Ngiệp vụ này cung nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ, đặc biệt khi đầu tu vào chứng khoán Chính phủ vì loại chứng khoán này có tính lỏng rất cao. Nhu vậy từ một số hoạt động đầu tu nêu trên có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động đầu tu của các ngân hàng thuơng mại hiện nay. Hoạt động này góp phần hạn chế rủi ro thuờng tập trung vào hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần

thiết. Đồng thời nó còn làm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0355 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w