HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0355 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33)

1.2.1. Tính cấp thiết của hoạt động đầu tư

Có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh chủ yếu và mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng là hoạt động kinh doanh tín dụng, tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các nhu cầu trong đời sống sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế không phải toàn bộ vốn kinh doanh của ngân hàng đuợc sử dụng để cho vay. Truớc hết là do đặc tính thanh khoản thấp của các khoản cho vay, có thể nói hầu hết các khoản vay đều không thể mang bán trong những truờng hợp ngân hàng có nhu cầu gấp về thanh khoản. Để giải quyết vấn đề trên, bên cạnh hoạt động tín dụng các ngân hàng còn sử dụng một phần vốn của mình để tham gia hoạt động đầu tu. Cùng với đó trong nền kinh tế thị truờng, sự phát triển mạnh mẽ của thị truờng tiền tệ, thị truờng vốn khiến các ngân hàng không thể đứng ngoài với đơn thuần là hoạt động truyền thống nhu huy động vốn và cấp tín dụng mà nguợc lại, các ngân hàng ngày càng trở thành thành viên tích cực của thị truờng không chỉ với vai trò trung gian, môi giới mà các ngân hàng tham gia trực tiếp vào các hoạt động đầu tu, kinh doanh chứng khoán, góp vốn liên doanh... Đầu tu ngày càng phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của các ngân hàng thuơng mại và các tổ chức tín dụng, danh mục đầu tu của các ngân hàng ngày càng đuợc mở rộng với nhiều hình thức đầu tu khác nhau. Ngân hàng có thể đầu tu vào Trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu công ty để thu lợi tức đầu tu, do đó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Ngiệp vụ này cung nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ, đặc biệt khi đầu tu vào chứng khoán Chính phủ vì loại chứng khoán này có tính lỏng rất cao. Nhu vậy từ một số hoạt động đầu tu nêu trên có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động đầu tu của các ngân hàng thuơng mại hiện nay. Hoạt động này góp phần hạn chế rủi ro thuờng tập trung vào hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần

thiết. Đồng thời nó còn làm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng thuơng mại với vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế cũng đang thúc đẩy hoạt động đầu tu.

1.2.2. Quan niệm về hiệu quả hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tu của ngân hàng đuợc xem là hiệu quả khi nó mang lại thu nhập và tỷ lệ sinh lời lớn nhất ứng với mức độ rủi ro chấp nhận của ngân hàng trong quá trình thực hiện đầu tu và phục vụ mục tiêu phát triển của từng ngân hàng trong từng giai đoạn.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

a) Tỷ trọng đầu tu: Phản ánh tỷ trọng của hoạt động đầu tu trên tổng tài sản có. Việc phân tích tỷ trọng hoạt động đầu tu giúp chúng ta biết đuợc mức độ quan tâm của ngân hàng về hoạt động đầu tu.

Tổ n g tài S ản đầu tu

1 , , ɪ 100% ổ à ả ó

b) Tốc độ tăng truởng đầu tu:

Tài S ản đầu tu kỳ n ày

≡--r , ■ , ɪ 100% à ả đầ u ỳ uớ

c) Cơ cấu hoạt động đầu tu: Phản ánh tỷ trọng của các loại hình đầu tu. Phân tích cơ cấu hoạt động đầu tu sẽ giúp ngân hàng biết đuợc ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động đầu tu theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Chỉ tiêu này đuợc tính theo công thức sau:

Tài S ản của từ n g 1 O ại h O ạt độ n g đầu tu ---Ξ- -■ ổ à ả đầ u7 .---X 100% d) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động đầu tu:

26

Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động đầu tu không những phụ thuộc vào sự tăng truởng của tài sản đầu tu mà còn phụ thuộc vào chất luợng các khoản đầu tu đó. Vì vậy, đây là những chỉ tiêu tài chính khá quan trọng.

Th U n h ập từ h O ạt độ n g đầu tu kỳ n ày V---, . ʌ ,— λ VA ■ , .—— X 100% Th U n h ập từ h O ạt độ n g đầu tu kỳ truớc ậ ừ ạ độ đầ u ---7⅛----. , --- X 100% To n g th U n h ập

e) Chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro hoạt động đầu tu: Tỷ lệ dự phòng rủi ro đầu tu:

D ự p h ò n g rủi r O đầu tu đuợc trí ch 1 ập

— ɪv ι ---, . L L .—— X 100% o u ợ ạ độ đầ u

Dự phòng rủi ro hoạt động đầu tu là số tiền đuợc trích lập và hạch toán vào chi phí để dự phòng cho những tổn thất xảy ra với hoạt động đầu tu. Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Trong quá trình đánh giá chất luợng hoạt động đầu tu ngoài những chỉ tiêu có thể luợng hoá đuợc thì còn có rất nhiều yếu tố mà không thể luợng hoá đuợc. Các chỉ tiêu định tính đuợc thể hiện qua quy chế, thể lệ, quy trình hoạt động đầu tu, độ tín nhiệm của đối tác đầu tu đối với ngân hàng, tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ của cán bộ đầu tu, cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng.

a) Quy chế, thể lệ, quy trình hoạt động đầu tu:

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tu, chúng ta cần tìm hiểu về quy chế, thể lệ hoạt động đầu tu để từ đó đua ra nhận xét về quy trình hoạt động đầu tu có giúp ích cho hiệu quả hoạt động đầu tu của ngân hàng và đua ra các đề xuất để ngày càng hoàn thiện quy chế của hoạt động đầu tu.

b) Độ tín nhiệm của đối tác đầu tu với ngân hàng:

cũng thể hiện chất lượng hoạt động đầu tư của ngân hàng. NHTM có mức độ uy tín

cao sẽ dễ dàng trong việc hợp tác đầu tư với các đối tác mà ngân hàng mong muốn

và có khả năng nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư của ngân hàng. c) Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ của cán bộ đầu tư:

Hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng cũng được thể hiện qua tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ của cán bộ đầu tư. Neu cán bộ đầu tư của ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt và trình độ cao thì sẽ đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, có hiệu quả.

d) Cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng:

Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, đối tác đầu tư của ngân hàng, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, sẽ tạo hứng khởi cho chính cán bộ đầu tư thực hiện tốt công việc của mình.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận những thông tin phục vụ cho công tác tìm kiếm đối tác đầu tư hiệu quả. Độ tin cậy của thông tin này là yếu tố quan trọng để cán bộ đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư.

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

NHTM là một chủ thể trong nền kinh tế và có quan hệ mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế. NHTM có quan hệ rất rộng với nền kinh tế, do đó để đánh giá chất lượng đầu tư của ngân hàng thì chúng ta phải hiểu biết về những nhân tố tác động đến nó. Những nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động đầu tư ngân hàng bao gồm những nhân tố chủ quan và những nhân tố khách quan. Các nhân tố này được chia thành 2 nhóm:

1.3.1. Nhân tố khách quan

a) Nhóm nhân tố thuộc đối tác kinh doanh:

Chất lượng hoạt động đầu tư phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh đối tác đầu tư. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh

hàng vào doanh nghiệp đó. Neu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,.. .thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng thu lỗ của ngân hàng khi đầu tư vào doanh nghiệp.

b) Nhóm nhân tố thuộc môi trường - Môi trường kinh tế

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao trùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

- Môi trường chính trị

Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,...có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ,.). Và như vậy, việc đầu tư của ngân hàng vào các doanh nghiệp không thu được lợi nhuân mong đợi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động đầu tư.

- Môi trường pháp lý

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp

luật. Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các có quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

- Môi trường cạnh tranh

Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện đầu tư cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng hoạt động đầu tư. - Môi trường tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,... có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho đối tác đầu tư và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

a) Chất lượng cán bộ đầu tư:

Để đảm bảo chất lượng hoạt động đầu tư được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng cũng càng ngày càng tinh vi và phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa

học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ đầu tu có ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng của hoạt động đầu tu. Hoạt động đầu tu của ngân hàng rất đa dạng do đó trình độ cán bộ đâu tu phải cao và hiểu biết phong phú để thực hiện hoạt động đầu tu cho ngân hàng hiệu quả.

b) Vấn đề thông tin:

Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là một kho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin càng cực kỳ quan trọng. Đối với nghiệp vụ đầu tu, ngân hàng thuờng không đủ về thông tin. Việc thiếu thông tin tạo ra sự lựa chọn đầu tu sai lầm. Do vậy nắm bắt không đầy đủ chính xác về thông tin sẽ ảnh huởng đến chất luợng hoạt động đầu tu.

c) Kiểm soát nội bộ:

Các quy chế, thể lệ đầu tu và các nguyên tắc đầu tu nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất, ảnh huởng tới chất luợng hoạt động đầu tu. Do đó, công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt khác nắm đuợc sai sót lệch lạc trong hoạt động đầu tu có biện pháp khắc phục kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động đầu tu của ngân hàng thuơng mại, Chuơng 1 đã khái quát đuợc những vấn đề nghiên cứu trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, trình bày một số khái niệm cơ bản, những vấn đề chung của hoạt động đầu tu của NHTM.

Thứ hai, hệ thống hóa các nội dung cơ bản về hiệu quả hoạt động đầu tu của NHTM bao gồm quan niệm về hiệu quả hoạt động đầu tu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tu.

Thứ ba, phân tích các nhân tố ảnh huởng đến hoạt động đầu tu của NHTM.

Đây là những nội dung cơ bản mang tính lý luận, là cơ sở để phân tích và đánh giá đối với thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tu của Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt nam. Qua đó có thể đánh giá những kết quả đạt đuợc, phân tích những uu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tu của ngân hàng trong thời gian tới.

Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 30/6/2016 T ổng tài sản Tỷ đồng 548.386 650.340 850.670 930.458

Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 32.040 33.606 42.335 44.421

Vốn điều lệ Tỷ đồng 28.112 28.112 34.187 34.187

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0355 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w