KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu 0307 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện xuân trường tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 123)

TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Trường

2.1.1.1. Một số nét cơ bản về Agribank Xuân Trường

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Trường là chi nhánh loại 3 trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định. Tiền thân là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Thuỷ, được tái lập vào tháng 04 năm 1997 khi huyện Xuân Thuỷ chia tách địa bàn hành chính thành 02 huyện là Giao Thuỷ và Xuân Trường. Từ ngày đầu chia tách với 18 tỷ nguồn vốn và trên 30 tỷ dư nợ cho vay trong đó cho vay hộ sản xuất là 23,4 tỷ đồng với hơn 2.750 hộ vay vốn bao gồm cả cho vay hộ nghèo, dư nợ cho vay công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã là 6,6 tỷ đồng. Toàn chi nhánh có trên 20 cán bộ công nhân viên,

cơ sở vật chất còn thiếu thốn, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với một số ngành nghề thủ công, làng nghề truyền thống vì thế hoạt động kinh doanh của Agribank Xuân Trường trong thời gian này gặp không ít khó khăn.

Trải qua 17 năm hoạt động, với những thuận lợi nhất định, Agribank Xuân Trường đã đạt được một số kết quả tương đối khích lệ:

- Lực lượng lao động: Tính thời điểm hiện nay có 39 cán bộ công nhân viên, trong đó có trình độ Đại học 30 cán bộ, chiếm tỷ lệ 76,9%, cán bộ có trình độ trung cấp 9 cán bộ, chiếm tỷ lệ 23,1%.

- Cơ sở vật chất: Trụ sở giao dịch tại trung tâm và các Phòng giao dịch được xây dựng khang trang, kiến trúc hiện đại, được đặt tại các tụ điểm dân cư tiện ích

33

trong giao dịch. Hạ tầng và trang thiết bị được hiện đại hoá theo mô hình ngân hàng hiện đại: Hệ thống đường truyền, phần mềm hạch toán, hệ thống máy tính, máy ATM ... đảm bảo hoạt động thông suốt.

- Lực lượng lao động:

Thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, tổ chức tập huấn kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp nhằm thực hiện tốt quy chế văn hoá Doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng trong giao tiếp và tư vấn hướng dẫn khách hàng khi giao dịch, tạo môi trường thân thiện với khách hàng. Thực hiện xã hội hoá công tác ngân hàng thông qua hoạt động tổ vay vốn, qua đó lãi suất tiền vay, tiền gửi, thủ tục hồ sơ đều được công khai hoá dân chủ và minh bạch.

- Hiện đại hoá trang thiết bị: Hệ thống máy tính, đường truyền, máy ATM .., ứng dụng và khai thác hiệu quả chương trình hạch toán IPCAS, đảm bảo hạch toán chính xác thông suốt ở mọi thời điểm, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi cho khách hàng.

Trong hoạt động đầu tư tín dụng tại Agribank Xuân Trường chủ yếu đầu tư tín dụng thông qua mô hình tổ nhóm. Tổ vay vốn được thành lập theo Quyết định số 67 của Chính phủ năm 1999 và được thay thế bằng Nghị định 41 năm 2010 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay đối với hộ gia đình tới 50 triệu đồng người vay không cần thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Trong quá trình thực hiện hoạt động mô hình tổ vay vốn và tiết kiệm đến nay trên địa bàn huyện Agribank Xuân Trường đã thành lập được 302 tổ vay vốn - tiết kiệm, hoạt động trên tất cả các xóm đội. Việc triển khai cho vay thông qua tổ vay vốn đến nay thực sự đi vào hoạt động, kinh tế xã hội nông thôn đã và đang thể hiện xã hội hoá hoạt động tín dụng, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, của các cấp chính quyền địa phương thu hút được số hộ vay thông qua tổ nhóm ngày càng cao.

Với sự đóng góp tích cực đối với ngành và địa phương, Ngân hàng nông nghiệp huyện Xuân Trường đã được các cấp các ngành đánh giá cao: Nhiều năm liền được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng bằng khen, năm 2010 và 2011 được

34

Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định công nhận là tập thể lao động xuất sắc.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Agribank Xuân Trường

So với ngày đầu tái lập quy mô nhân sự của Agribank Xuân Trường chỉ gồm 3 Phòng với 20 cán bộ nhân viên (CBNV). Đến cuối năm 2014, Agribank Xuân Trường đã có 03 Phòng nghiệp vụ, 3 Phòng giao dịch với 39 CBCNV.

Chức năng nhiệm vụ: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện đầu tư tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Xuân Trường: Cho vay các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình cá nhân ... dưới hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Thực hiện các dịch vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn: Mở L/C, bảo lãnh tín dụng, chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo hiểm ... và các sản phẩm dịch vụ tiên tiến hiện đại khác.

Cơ cấu tổ chức và quản lý bộ máy của Agribank Xuân Trường:

Tính đến cuối năm 2014, Agribank Xuân Trường có các phòng ban cùng các chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

- Ban Giám đốc: Gồm có 03 người.

Việc phân công phối hợp công tác của Ban Giám đốc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuân Trường, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng, đồng thời phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên trong Ban lãnh đạo Agribank Xuân Trườngđối với nhiệm vụ được phân công.

+ Giám đốc

Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc có quyền ra quyết định trong phạm vi được phân cấp ủy quyền theo quy định của Agribank và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc Agribank Nam Định, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật Nhà nước. Quản lý trực tiếp các bộ phận sau: Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Hành chính nhân sự và 03 Phòng giao dịch.

35

Là người giúp việc cho Giám đốc, theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền; trực tiếp quản lý Phòng Ke hoạch kinh doanh và công tác tín dụng, kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh.

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách Kế toán ngân quỹ

Là người giúp việc cho Giám đốc, theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền; trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động Phòng Kế toán Ngân quỹ và mọi hoạt động mảng Kế toán Ngân quỹ tại các Phòng giao dịch.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng, tài khoản nội bộ chi nhánh.

Thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi việc sử dụng vốn của chi nhánh.

Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ; Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ; Đảm bảo lưu trữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn; Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong Quy trình tín dụng.

Kiểm soát tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng quy trình. Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi.

Bộ phận Hậu kiểm (Thuộc Phòng Kế toán Ngân quỹ):

Kiểm tra, đối chiếu lại tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, tính chính xác của các bút toán hạch toán đã hoàn thành tại các phân hệ nghiệp vụ trên hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng nhằm kịp thời phát hiện các sai sót phát sinh, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng và Agribank.

- Phòng Kế hoạch Kinh doanh

Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc để xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng các kế hoạch vốn, tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất. Phối hợp với các phòng ban liên quan lập và

36

theo dõi, đánh giá kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

Là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt đuợc mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và mở rộng thị phần của Agribank Xuân Truờng.

Trực tiếp thẩm định đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: chấm điểm tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch tín dụng, hồ sơ tín

dụng, hiệu quả từng khoản cấp tín dụng, thẩm định dự án đánh giá TSBĐ, thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, đề xuất tín dụng cho từng nhóm khách hàng.

- Các Phòng Giao dịch: Gồm 03 Phòng giao dịch

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, và thanh toán thẻ; Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nuớc.

Mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối.

Nghiệp vụ chuyển tiền và quản lý tài khoản.

Trực tiếp thẩm định đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: chấm điểm tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch tín dụng, hồ sơ tín

dụng, hiệu quả từng khoản cấp tín dụng, thẩm định dự án đánh giá TSBĐ, thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, đề xuất tín dụng cho từng nhóm khách hàng theo quyền phán quyết đối với các Phòng giao dịch (mức phán quyết cho vay tại Phòng giao dịch là: 500.000.000đ/khách hàng).

Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ; Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ; Đảm bảo luu trữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn; Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các buớc quy định trong Quy trình tín dụng.

Kiểm soát tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng quy trình.

Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi đối với các món vay tại Phòng giao dịch đó. - Phòng Hành chính - Nhân sự

37

công việc từng cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ.

Các công tác hành chính phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.2. Ket quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank Xuân Trường

Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận và lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động của các tổ chức kinh tế. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... nên trong những năm qua Agribank Xuân Trường đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

- Tổng nguồn vốn (cả ngoại tệ quy đổi) đến 31/12/2014: 624,166 tỷ đồng.

+ So với 31/12/2012: Tăng 257,068 tỷ đồng (Năm 2011 tổng nguồn là 367,098 tỷ đồng).

+ So với 31/12/2014: Tăng 120,003 tỷ đồng (Năm 2012 tổng nguồn là 504,163 tỷ đồng).

Agribank Xuân Trường luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt. Ngay từ đầu năm căn cứ vào định hướng của Agribank Nam Định, Agribank Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những thuận lợi khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn và thực tế hoạt động kinh doanh qua các năm, Agribank Xuân Trường đã xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết phù hợp với hoạt động của chi nhánh trên địa bàn. Một mặt tuân thủ các quy định của NHNN, mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như: chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm huy động ... bên cạnh đó còn chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn ngoài địa phương.

Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm: năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 137,065 tỷ đồng tỷ lệ tăng trưởng 37,3%, năm

2014 tăng hơn so với năm 2013 là 120,033 tỷ đồng tỷ lệ tăng trưởng 23,8%. Phân tích số liệu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có mức tăng trưởng

38

khá, tuy có sự chênh lệch giữa các năm (năm 2013 tăng so với năm 2012 37,3% và năm 2014 tăng 23,8% so với năm 2013) nhưng đây vẫn là cơ sở vững chắc cho việc mở rộng đầu tư, mở rộng qui mô tín dụng của ngân hàng.

- Tổng dư nợ nền kinh tế:

Hoạt động tín dụng trong mấy năm trở lại đây bị ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều khó khăn, chính sách kiểm soát tín dụng của Ngân hàng nhà nước... Trong bối cảnh đó Agribank Xuân Trường đã chủ động cơ cấu danh mục tín dụng, giảm nợ ở các ngành không hiệu quả và khó khăn, tăng cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay đối tượng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, đối tượng cho vay nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, kiểm soát tăng trưởng dư nợ đối với ngành rủi ro cao và cho vay trung dài hạn, hạn chế cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất.

Đến 31/12/2014 số khách hàng còn dư nợ là 6.788 khách hàng, dư nợ tín dụng đạt 520,913 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 87,925 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng 20,3%, hoàn thành 132% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì được thị phần Ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn huyện.

* So với 31/12/2012: Tăng 124,124 tỷ đồng. * So với 31/12/2014: Tăng 87,925 tỷ đồng. * Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

+ Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân: 6.770 hộ với số tiền là 498,455 tỷ đồng, tăng 93,455 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng 23%.

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp là 18 đơn vị với số tiền là 22,458 tỷ đồng. * Dư nợ phân theo ngành kinh tế:

+ Dư nợ cho vay nông nghiệp: 5.346 khách hàng = 203,731 tỷ đồng.

Trong đó: - Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo QĐ 63/2012 là: 133,6 triệu đồng.

+ Dư nợ cho vay thuỷ sản: 3 khách hàng = 620 triệu đồng.

+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi: 727 khách hàng = 188,925 tỷ đồng.

39

+ Ngành thương mại, dịch vụ: 293 khách hàng = 69,925 tỷ đồng. + Hoạt động tiêu dùng: 404 khách hàng = 42,656 tỷ đồng.

+ Khác: 15 khách hàng = 15,056 tỷ đồng. * Dư nợ phân theo thời gian cho vay:

+ Dư nợ ngắn hạn: 295.128 tỷ đồng chiếm 58,7% trong tổng dư nợ. + Dư nợ trung hạn: 225,785 tỷ đồng chiếm 41,3% trong tổng dư nợ. * Ket quả cho vay nông nghiệp, nông thôn:

- Dư nợ cho vay NNNT: 449,299 tỷ đồng * So với 31/12/2011: Tăng 433,666 tỷ đồng. * So với 31/12/2012: Tăng 157,411 tỷ đồng. * So với 31/12/2013: Tăng 63,769 tỷ đồng.

- Tỷ trọng dư nợ NNNT/Tổng dư nợ nền kinh tế: 92,4%. * So với 31/12/2011: Tăng 88,41%.

* So với 31/12/2012: Tăng 18,84%. * So với 31/12/2013: Tăng 3,36%. - Tình hình nợ xấu:

Trong điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, đối tượng đầu tư trước đây của Agriank Xuân Trường chiếm tỷ trọng lớn đối tượng vận tải thủy, tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối tượng này chịu ảnh hưởng rất lớn, cước vận chuyển thấp, không có hàng hoá vận chuyển, chí phí tăng cao vì thế nhiều khách

Một phần của tài liệu 0307 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện xuân trường tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w