NHÂN
1.4.1. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chính sách cho vay cá nhân của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một chính sách cho vay riêng
phù hợp với từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể. Chính sách cho vay phải thể hiện cuơng lĩnh tài trợ của mỗi ngân hàng, trở thành huớng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng, tăng cuờng tính chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách cho vay phải đuợc lập dựa trên nhu cầu của khách hàng, khả năng sinh lời, rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, quy mô vốn của ngân hàng. Ngoài ra chính sách cho vay của ngân hàng cũng phải đuợc xây dựng trên cơ sở chính sách của chính phủ, của ngân hàng nhà nuớc về
chế độ uu đãi, chính sách lãi suất.. .Nội dung cơ bản của chính sách cho vay là chính sách về khách hàng, chính sách về quy mô và giới hạn cho vay, về thời hạn, kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay, về tài sản bảo đảm.
Thứ hai, chất luợng khoản cho vay.
Chất luợng của khoản vay đuợc đánh giá thông qua khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng. Theo quyết định 493/2005 thì các khoản nợ có thể chia ra làm năm nhóm. Các khoản nợ thuộc nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Đây là các khoản nợ có chất luợng tốt, ngân hàng có thể yên tâm về hiệu quả của khoản cho vay này. Các khoản nợ thuộc nhóm 2 có chất luợng không bằng khoản nợ nhóm 1. Ngân hàng cần chú ý để khoản vay đạt hiệu quả nhu
ngân hàng còn có khả năng mất vốn. Để đảm bảo chất lượng khoản vay tốt điều quan trọng là ngân hàng phải sàng lọc ra được những khách hàng tốt , các phương án sản xuất kinh doanh khả thi và mang lại hiệu quả. Ngân hàng nếu theo đuổi lợi nhuận cao có thể cho vay các khoản có rủi ro lớn, nếu khách hàng không trả được nợ thì khoản vay sẽ là không đảm bảo chất lượng. Nhưng nếu ngân hàng quá thận trọng trong cho vay thì chất lượng hoạt động cho vay cũng không thực sự tốt vì không đảm bảo được mục đích lợi nhuận của ngân hàng. Chất lượng của khoản cho vay phụ thuộc nhiều vào khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng.
Thứ ba, năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng.
Năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện qua các chỉ số tài chính như: ROA, ROE, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ.. .Các ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh có điều kiện để nâng cao hiệu quả cho vay tốt hơn đối với các ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém. Với khả năng vốn lớn, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay thấp là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng lựa chọn được khoản vay có chất lượng tốt. Ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh sẽ không phải bỏ qua những dự án đầu tư tốt, quy mô vốn cao do thiếu vốn. Ngân hàng cũng có thể san sẻ rủi ro do đa dạng hóa các khoản mục cho vay nhờ nguồn vốn lớn. Ngoài ra ngân hàng có khả năng quản lý tốt sẽ giảm thiểu được các rủi ro xảy ra đối với khoản vay xuất phát từ phía ngân hàng. Các lãnh đạo ngân hàng thấy rõ được thực lực và điều kiện cho vay của ngân hàng mình sẽ biết cách phân phối nguồn vốn vay hợp lý cho đối tượng khách hàng, thời hạn vay phù hợp. Tất cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng nói riêng.
Thứ tư, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng.
Trong mọi hoạt động thì con người bao giờ cũng đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt trong hoạt động cho vay thì cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt. Họ sẽ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khoản vay. Mà hiệu quả cho vay phần lớn phụ thuộc vào khâu thẩm định khách hàng và thẩm định dự án trước khi cho vay. Vì vậy đối với một đội ngũ nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với công việc thì hiệu quả khoản vay sẽ được nâng lên rõ rệt. Nếu nhân viên tín dụng, thẩm định không có trình độ chuyên môn sẽ không phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn để đánh giá đúng đắn về khoản vay, thậm chí có thể bỏ qua những khoản vay có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà rủi ro lại ít. Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng, thẩm định cũng phải có đạo đức nghề nghiệp, không được cấu kết với khách hàng nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. Số lượng nhân viên cũng là một nhân tố quan trọng. Một cán bộ không thể làm tốt việc được nếu cùng một lúc phải quản lý nhiều khách hàng vay hay là khoản vay. Nếu gặp áp lực công việc quá lớn thì ngay cả đến nhân viên giỏi cũng sẽ gặp phải sai lầm trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay. Ngân hàng nên xem xét kỹ lưỡng giữa hiệu quả đạt được của việc tăng thêm nhân viên và khoản chi trả lương cho họ. Một ngân hàng sở hữu một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm sẽ là một nhân tố quan trọng quyết định đến tính hiệu quả của khoản vay.
Thứ năm, hoạt động quảng bá của ngân hàng.
Hoạt động này nhằm khuyếch trương tên tuổi của ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ, giúp khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn. Từ đó chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Nó sẽ bớt được chi phí do phải đi tìm kiếm khách hàng. Qua việc marketing, mở rộng mạng lưới phục vụ sẽ ngày càng có nhiều khách hàng biết đến các dịch vụ của ngân
hàng, mở rộng được hoạt động cho vay. Từ đó thu hút được nhiều hơn các khách hàng tốt và những dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả để cho vay.
Thứ sáu, Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng.
Một ngân hàng muốn phát triển tốt để thu hút được khách hàng thì cần phải
nằm ở các vị trí đẹp, trung tâm. Cơ sở hạ tầng tốt để phục vụ khách hàng tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền cũng như vay tiền của ngân hàng. Bên cạnh
đó, sự phát triển của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm thời gian giao dịch, giảm
chi phí... Khách hàng sẽ giao dịch qua tài khoản ở ngân hàng sẽ giúp khách hàng
giảm chi phí đi lại. Ngân hàng qua tài khoản của khách hàng cũng nắm bắt được
tình hình kinh doanh của khách hàng. Sự phát triển của công nghệ trong ngân hàng cho phép xây dựng các chính sách cho vay với từng khách hàng cụ thể, qua
đó giảm thiểu chi phí và thời gian thẩm định, nâng cao độ chính xác của thông tin. Từ đó mà hiệu quả cho vay cũng được nâng cao hơn.
Như vậy, dù là ngân hàng nào thì nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến hiệu quả cho vay của ngân hàng cũng thuộc chính bản thân của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động cho vay hiệu quả sẽ không thể thiếu một chính sách cho vay phù hợp, chất lượng các khoản vay tốt, năng lực tài chính và năng lực quản lý mạnh, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên mônvà tinh thần trách nhiệm cao, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng phát triển, có các hình thức để cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho vay đến gần khách hàng hơn.