Thứ nhất, môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng và khách hàng vay tiền. Khi nền kinh tế mở cửa, các hoạt động kinh doanh phát triển thì khách hàng đến vay ngân hàng nhiều hơn, hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng thuận lợi dẫn đến rủi ro không trả được nợ do kinh doanh thua lỗ giảm đáng kể. Khi khách hàng tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế thì họ sẽ thúc đẩy chi tiêu nhiều hơn, vì vậy các khoản cho vay tiêu dùng cũng phát triển theo. Còn trong điều kiện nền kinh tế đang vào giai đoạn suy thoái, các hoạt động kinh doanh gặp khó khăn người dân tiết kiệm chi tiêu làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Một nhân tố quan trọng nữa là lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lãi thu được của ngân hàng. Nếu lạm phát quá cao, mà ngân hàng cho vay với lãi suất cố định thì khoản vay đó không thể được cho là hiệu quả. Việc lạm phát cao khiến ngân hàng phải huy động vốn với chi phí lớn, vì vậy phải tăng lãi suất cho vay cũng làm giảm khách hàng vay vốn. Môi trường kinh tế toàn cầu và môi trường kinh tế nước ta đang thay đổi từng ngày, các biến động của nó rất khó lường. Vì vậy nó ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả cho vay nói riêng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Thứ hai, môi trường pháp lý.
Các quy định của pháp luật cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả cho vay.
Các quy định về tài sản đảm bảo, trích lập dự phòng, đối tượng cho vay của pháp
luật thay đổi sẽ tác động đến hiệu quả cho vay. Tác động này có thể là tác động
tích cực hoặc tác động tiêu cực đến cho vay. Một hành lang pháp lý chặt chẽ, phù hợp, và thống nhất sẽ tạo điều kiện để ngân hàng hoạt động tốt hơn.
hoạt động cho vay tiêu dùng đối với người miền Nam phát triển khá mạnh.
Thứ tư, đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh là một vấn đề tất yếu để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng việc nghiên cứu và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng.Kết quả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc các NHTM tìm ra các chiến lược kinh doanh cho riêng mình, đưa ra các sản phẩm tín dụng nào phục vụ khách hàng cá nhân là tốt nhất, thời điểm để đưa ra sản phẩm tín dụng ưu việt hơn đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút được lượng khách hàng vay vốn nhiều hơn.
Thứ năm, trình độ học vấn và năng lực tài chính của khách hàng vay. Các khoản vay của khách hàng cá nhân khi thẩm định điều đầu tiên là cần thẩm định ý thức trả nợ của khách hàng và tiếp theo là tình hình tài chính của khách hàng. Khi một khoản vay đã được trao cho khách hàng, điều đó yêu cầu khách hàng phải sử dụng đúng mục đích, có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Làm được những điều đó yêu cầu khách hàng phải có nhận thức, đạo đức tốt và có được năng lực tài chính để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Những khách hàng như vậy sẽ ít đem lại rủi ro cho ngân hàng khi ngân hàng quyết định cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay cá nhân, quy trình cho vay, đặc điểm cho vay, các hình thức cho vay.. .và các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay cá nhân. Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra được sự cần thiết cũng như quan điểm và nội dung để nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân. Để hiểu sâu sắc hơn về thực tế cho vay cá nhân đã được thực hiện như thế nào, ở chương 2, luận văn sẽ đi tìm hiểu và phân tích thực trạng về hiệu quả cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Vinh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VINH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( Agribank ) chính thức được thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Hơn 28 năm qua, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đến nay, agribank đã có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và gần 40.000 cán bộ công nhân viên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vinh, trụ sở chính đặt tại số 364 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, được thành lập theo quyết định số 565/QĐ NHNo ngày 01/12/1995 của TGĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/1996 và từng bước phát triển đến nay. Năm 2013, chi nhánh đã di dời trụ sở chính về số 2 đường Dương Vân Nga, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh. Từ khi thành lập đến nay, NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh đã có những thay đổi cho phù hợp với thực tế tình hình kinh tế xã hội. Là một ngân hàng cấp 2, NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh được giao nhiệm vụ chính là: trực tiếp kinh doanh sinh lời trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán phục vụ cho các ngân hàng cấp 3, các khách hàng đến quan hệ tại trung tâm và các quầy giao dịch của Ngân hàng thành
phố. Hiện nay, NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh đã có đội ngũ nhân viên lên tới hơn 100 người công tác trong các nghiệp vụ chuyên môn và đã mở rộng 08 phòng giao dịch rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến cho từng người dân trên địa bàn thành phố Vinh.
Với ban lãnh đạo công tác lâu năm trong ngành ngân hàng, cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và các nhân viên trẻ năng động, NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh ngày càng được mở rộng và hoàn thiện mạng lưới giao dịch của mình. Bên cạnh đó, việc đưa vào sử dụng dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán ngân hàng (IPCASII) cùng cơ sở vật chất khang trang, đã tạo điều kiện cho công việc của nhân viên cũng như tạo công tác tốt trong việc chăm sóc và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.
Để đạt được thành công như hiện nay ngoài các yếu tố trên thì ngân hàng cũng cần phải có một cơ cấu tổ chức và mạng lưới kinh doanh hợp lý.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn - Chi nhánh Vinh
NHNo&PTNT thành phố Vinh là một NHTM trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An. Bộ máy tổ chức được áp dụng theo phương pháp trực tuyến, tức là Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban, các phòng quản lý về mặt nghiệp vụ và giữa các phòng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Hiện nay, NHNo&PTNT thành phố Vinh có hơn 100 cán bộ công nhân viên (CBCNV), ngoài Ban giám đốc còn có 03 phòng Ban chức năng là phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng Kế toán - Ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự và 08 phòng giao dịch. Hoạt động của ngân hàng nhìn chung có nhiều thuận lợi, ổn định và có hiệu quả. Ban giám đốc gồm có 03 người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý đề ra phương án và chỉ đạo thực hiện.
Căn cứ quyết định số 169/QĐ/HĐQT ngày 07/09/2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc ban
sau đây là chức năng và nhiệm vụ của các Phòng ban thuộc NHNo&PTNT thành phố Vinh.
* Phòng nghiệp vụ kinh doanh
- Nghiên cứu, đề xuất chiến luợc khách hàng, chiến luợc huy động vốn tại địa phuơng.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định huớng
kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Nghiên cứu xây dựng chiến luợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách uu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng theo huớng đầu tu tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất
khẩu và gắn tín dụng sản xuất, luu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
và đề xuất hướng khắc phục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho.
* Phòng kế toán - ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh giao cho.
* Phòng hành chính nhân sự
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám
đốc chi nhánh NHNo&PTNT phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo&PTNT.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp nhân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành
chính liên quan đến cán bộ, nhân viên về tài sản của chi nhánh NHNo&PTNT.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT.
- Đầu mối giao tiếp các khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ, cán bộ, nhân viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao cho.
Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại NHNo&PTNT thành phố Vinh thuộc
phòng hành chính nhân sự. Dưới đây là chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này: - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn
vị trực thuộc theo nghị quyết của HĐQT và chỉ đạo của TGĐ Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và NHNo&PTNT.
- Giám sát việc chấp hành các quy định của ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tê, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán,
việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của
- Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan luật pháp khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT.
- Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT, truởng ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ giao cho.
* Phòng giao dịch: Thực hiện chức năng huy động vốn cho Chi nhánh, phát triển khách hàng cho vay là cá nhân là chủ yếu, ngoài ra thực hiện các nghiệp vụ khác nhu chuyển tiền, mua bán ngoại tệ đối với khách hàng vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vinh.
Mô hình tổ chức tại NHNo&PTNT thành phố Vinh
Mô hình tổ chức tại các PGD trực thuộc NHNo&PTNT thành phố Vinh
GIÁM ĐỐC
r PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÒNG TÍN DỤNG
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Vinh
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Liên tục các năm từ 2013 đến năm 2015 nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng có nhiều biến động, nhiều ngân hàng ồ ạt cắt giảm nhân sự. Trong bối cảnh nhu vậy, cùng với sự chỉ đạo của ban giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể nhân viên, NHNo&PTNTđã vuợt qua đuợc những thời điểm khó khăn, khủng hoảng kinh tế để đạt đuợc kết quả đuợc giao.
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn của ngân hàng đóng vai trò then chốt để ngân hàng phục vụ cho công tác kinh doanh, thanh toán và đảm bảo khả năng thanh khoản. Một ngân hàng có nguồn vốn ổn định, sẽ nắm đuợc tính chủ động trong công tác kinh doanh, cũng nhu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các khách hàng vay. Trong thời gian qua, mặc dù trên địa bàn thành phố Vinh tập trung rất nhiều ngân hàng TMCP, với chính sách lãi suất hấp dẫn nhung Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Vinh vẫn đạt đuợc một số kết quả huy động vốn sau.
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn của Agribank CN Vinh giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015 của CN Agribank Vinh)
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tốc độ tăng truởng huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh tăng nhanh chủ yếu qua hai năm 2014 và năm
Tổng vốn huy động 922.15 7 923.48 3 1.346.64 4
Phân loại theo đối tượng khách hàng2015. Còn năm 2013 sang năm 2014 vốn huy động không có sự tăng lên rõ
rệt. Năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 923.483 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 201.326 triệu đồng, tốc độ tăng 0.14%. Sỡ dĩ giữa hai năm 2013 và năm 2014 tốc độ vốn huy động tăng chậm nhu vậy bởi vì năm 2014 thị trường lãi suất ở các ngân hàng có sự chênh lệch rõ rệt. Tuy nhà nước đã khống chế lãi suất huy động trần nhưng có một số ngân hàng TMCP thiếu vốn vẫn đẩy