NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, trong những năm qua, sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng chú trọng phát triển và mở rộng theo đúng định hướng phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ chung của ngành ngân hàng hiện nay
Thứ hai, thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng qua các năm mặc dù nền kinh tế có nhiều diễn biến khó khăn và bất lợi, góp phần không nhỏ làm tăng tổng lợi nhuận của Ngân hàng hàng năm.
Thứ ba, cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống Ngân hàng nên năng lực cạnh tranh cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được cải thiện dần qua các năm, số lượng khách hàng ngày càng có xu hướng gia tăng.
63
năm. NHHTXVN đã triển khai đa dạng nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng nên cơ cấu cho vay tiêu dùng tương đối đa dạng.
Thứ năm, nhờ áp dụng tốt các biện pháp quản trị rủi ro nên tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm.
2.3.2. Những hạn chế tồn tại
Thứ nhất, các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đa dạng bằng các NHTM, nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Thứ hai, mặc dù có sự tăng trưởng về dư nợ tín dụng và doanh số cho vay cũng như số lượng khách hàng nhưng mức độ tăng trưởng giữa các năm không đều nhau.
Thứ ba, nợ xấu của cho vay khách hàng cá nhân mặc dù giảm nhưng không phải là không tồn tại. Do đó, NHHTXVN cần phải có những chính sách quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
Thứ tư, cho vay tiêu dùng của NHHTXVN chưa thực sự phát triển. Quy mô cho vay khách hàng cá nhân còn nhỏ, biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng của doanh số, dư nợ và số lượng khách hàng. Đối tượng và phạm vi cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn hạn hẹp trong khi đó phương thức cho vay còn đơn giản và đơn điệu.
Thứ năm, mức độ cạnh tranh của sản phẩm tín dụng tiêu dùng so với các ngân hàng thương mại còn thấp, chính vì vậy cần có sự đầu tư hơn để có thể phát triển thị phần tín dụng tiêu dùng.
2.3.3. Nguyên nhân của các mặt còn tồn tại
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
- Vấn đề trong công tác xác định mục tiêu kinh doanh:
NHHTXVN chưa chú trọng thực hiện đúng mục tiêu đã xác định ban đầu và chưa chú trọng đến đối tượng khách hàng nhỏ lẻ có nhu cầu vay tiêu
64
dùng thật sự.
- Vấn đề trong việc ứng dụng các giải pháp Marketing
Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đa dạng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Chưa tận dụng được mạng lưới điểm giao dịch bưu điện để triển khai các sản phẩm cho vay; chưa phát triển đa dạng kênh phân phối.
Thủ tục, cơ chế pháp lý, quy chế, quy trình còn nhiều vướng mắc; Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa đạt hiệu quả.
Chưa có hệ thống quản lý thông tin khách hàng.
Công tác xử lý nợ xấu chưa hiệu quả, thiếu quyết liệt trong việc xử lý nợ của các cán bộ trực tiếp quản lý hồ sơ cho vay.
- Về quy trình, nghiệp vụ và thời gian xử lý hồ sơ vay vốn
Quy trình cho vay còn nhiều phức tap và rườm rà, việc giải ngân hồ sơ vay qua nhiều phòng ban thực hiện kéo dài thời gian xử ký hồ sơ, gây tâm lý không tốt cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đặc biệt là những người có nhu cầu vay vốn nhanh. Đây là điểm kém cạnh tranh của Co-opBank so với các ngân hàng khác.
- Chính sách cho vay của Ngân hàng còn khá cứng nhắc
Trong thời gian qua, với chính sách cho vay như vậy, NHHTXVN quản lý tốt được danh mục cho vay, hạn chế được nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động cho vay. Tuy nhiên, đây cũng là điều làm cho Ngân hàng đánh mất nhiều cơ hội để phát triển cho vay khách hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Chẳng hạn giới hạn cho vay tiêu dùng mặc dù đã được nâng lên tối đa 60% của 36 tháng lương hàng tháng nhưng không vượt quá 300 triệu đồng đối với cho vay không có TSĐB, tuy nhiên trong trường hợp khách hàng không sử dụng hết giới hạn tín dụng (vay một món nhỏ) thì không thể vay tiếp nếu có nhu cầu. Nghĩa là, khách hàng không thể duy trì hai món vay tiêu
65
dùng cùng lúc cho dù họ hoàn toàn có khả năng trả được nợ.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng: Do yếu tố tâm lý của người Việt Nam đối với việc vay nợ, họ muốn đạt được mục đích tiêu dùng thông qua việc tích lũy chứ không phải đi vay. Mặt khác, vay tiêu dùng là lĩnh vực nhiều rủi ro vì thế ngân hàng thường yêu cầu thủ tục đầy đủ với nhiều loại giấy tờ. Đồng thời, sự thiếu hợp tác từ phía các cơ quan quản lý người lao động trong việc thu thập thông tin về khách hàng như khách hàng có đang vay nhiều ngân hàng cùng lúc, Cán bộ công nhân viên trong lực lượng vũ trang thường xuyên bị điều động và thuyên chuyển đơn vị công tác song đơn vị không thông cáo cho ngân hàng như cam kết,... Những điều này cũng gây ra tâm lý ngại đi vay đối với khách hàng.
- Khách hàng không chứng minh được nguồn vốn tự có.
- Khách hàng muốn vay nhưng tài sản không đủ điều kiện đảm bảo cho khoản vay.
*Nguyên nhân khác
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thương hiệu của Ngân hàng hợp tác còn chưa được nhiều người biết đến.
Nguyên nhân từ sự biến động bất lợi của nền kinh tế trong những năm gần đây. Thế giới và Việt nam phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, suy thoái trên nhiều lĩnh vực, giá cả các mặt hàng leo thang, nạn thất nghiệp gia tăng. Nền kinh tế bị suy giảm nặng nề, thu nhập của người lao động giảm sút. Lạm phát tăng cao trong những năm gần đây và lãi suất thì có sự biến dộng thường xuyên, có những giai đoạn lãi suất tăng cao gây ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay của các khách hàng cá nhân. Đồng thời, do nền kinh tế khó khăn,
các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên các NHTM chuyển hướng phát triển
66
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp, gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Do đó, nhiều người có tài sản hợp pháp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và có nguồn trả nợ nhưng không thể vay được vốn do không có tài sản đảm bảo. Bên canh đó các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào chính sách, chủ trương của Nhà nước mà Chính phủ hay NHNN ban hành những văn bản pháp luật khác nhau quy định về mở rộng hay thu hẹp cho vay tiêu dùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng xét trên khía cạnh nào đó.
Môi trường kinh tế vẫn chưa ổn định, lạm phát tăng làm cho mức sống của người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, người dân e ngại không dám mạo hiểm vay mượn từ ngân hàng, do đó nhu cầu vay tiêu dùng vẫn chưa cao.
Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng: Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực ngân hàng tài chính đang phát triển hết sức nhanh chóng và giữa các ngân
hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm... Riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đã có rất nhiều ngân hàng tham gia. Trong môi trường cạnh tranh ấy đòi hỏi các ngân hàng cần có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng. Điều đó buộc các ngân hàng phải tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình.
67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thông qua việc phân tích, lý giải thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Chương 2 đã hoàn thành nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
2. Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Từ thực trạng của hiệu quả cho vay tiêu dùng đã nêu, có thế thấy những hạn chế của việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của Ngân hàng:
- Thị trường cho vay tiêu dùng của NHHTXVN còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng cũng như thị trường.
- Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng vẫn chưa thể hiện được bản sắc riêng của ngân hàng trong mỗi sản phẩm. Chưa triển khai được nhiều sản phẩm hoặc có sản phẩm đã triển khai nhưng phát sinh dư nợ vay không đáng kể.
- Ngân hàng chưa có chiến lược thực sự trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng cũng như có biện pháp giảm thiểu rủi ro từ hoạt động cho vay này ngoài công tác thẩm định thông thường.
Tóm lại, những phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng được trình bày ở chương 2 là cơ sở để luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được trình bày ở chương 3.
68
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM