- Mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch
Nâng cấp các Quỹ tiết kiệm lên thành Phòng giao dịch. Triển khai nghiệp vụ cấp tín dụng tại các Phòng giao dịch bưu điện để khai thác hiệu quả hệ thống kênh bán hàng bưu điện sẵn có. Mở thêm các Phòng giao dịch tại địa phương. - Triển khai kênh phân phối trực tiếp
Thiết lập quan hệ với các trung tâm thương mại, trung tâm điện máy, siêu thị... để tiếp cận trực tiếp những người tiêu dùng. Xây dựng kênh phân phối trực tuyến: Khách hàng có thể khai báo thông tin, đăng ký vay vốn. thông qua hệ thống internet.
- Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp
Tổ chức các buổi hội thảo với nhân viên các doanh nghiệp để tư vấn, bán sản phẩm tại chỗ. Bản thân từng cán bộ ngân hàng cần chủ động tìm kiếm, tiếp cận và thu hút khách hàng vay vốn.
- Tăng cường cho vay gián tiếp: mua những khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng.
77
tác độc lập như các công ty bán lẻ, công ty địa ốc, sàn giao dịch bất động sản, công ty bảo hiểm nhân thọ, trung tâm đào tạo và hướng dẫn du học, xuất khẩu lao động,... Đây là một kênh vô cùng có lợi cho ngân hàng, vì thông qua những thị trường mới này, ngân hàng sẽ có thêm nhiều khách hàng hơn, giảm chi phí nghiệp vụ, san sẻ rủi ro...
Với hình thức cho vay du học, Ngân hàng cũng có thể phối hợp với các trung tâm tư vấn du học có uy tín để tổ chức các cuộc hội thảo du học. Thông qua các cuộc hội thảo, Ngân hàng có thể quảng bá trực tiếp sản phẩm của mình tới những khách hàng có nhu cầu vay vốn.
- Kèm theo đó là cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình qua các kênh phân phối online, chẳng hạn như: đăng ký vay online, đặt lịch hẹn online, hỗ trợ trực tuyến, dịch vụ cho vay trực tuyến, giảm hồ sơ thủ tục giấy tờ... Nếu Ngân hàng phát triển được các tiện ích như trên thì khách hàng vay chỉ cần chiếc máy tính hoặc điện thoại di động được kết nối Internet đã có thể truy cập vào website của ngân hàng để giao dịch, khách hàng có thể không cần đến trụ sở ngân hàng giao dịch, từ đó giảm thiểu thời gian đi lại cho khách hàng.