nhiều khách hàng đang chuyển sang sử dụng dịch vụ của ANZ và họ đã thực sự tin rằng, không phải tất cả các ngân hàng đều giống nhau. ANZ đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn khách hàng chi tiết đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa. Tháng 03/2011 Ngân hàng ANZ Việt Nam được The Asian Banker trao Giải thưởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á” nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm này và tập trung vào nhu cầu của khách hàng và các gói dịch vụ đa dạng. Sản phẩm này là hình thức “tái vay vốn” - hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó trong gói vay mua nhà của mình thông qua thực hiện các thủ tục đơn giản và nhanh chóng trong vòng 4 giờ. Đồng thời, ANZ cũng đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ Việt Nam đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ việc ANZ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
(2) Ngân hàng HSBC
Tạp chí The Asian Banker đã chọn HSBC là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong năm 2006”. Thành công của HSBC Việt Nam ở chỗ chuyển từ đối tượng phục vụ là người nước ngoài sang phục vụ khách hàng Việt Nam với thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Với chiến lược thay đổi khách hàng mục tiêu và lập ra đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC được đánh giá vượt trội ở khả năng bán hàng và khả năng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho thị trường Việt Nam đặc biệt là cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân, trong đó nổi trội về cho vay cá
nhân và thẻ tín dụng. HSBC đã cho ra đời sản phẩm HSBC Premier là loại sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng cao cấp của ngân hàng. Khách hàng được hưởng các dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên sâu, dịch vụ ngân hàng quản lý nguồn tài chính áp dụng trên toàn cầu, các thẻ tín dụng Premier Master được chấp nhận trước và những trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt, thẻ tín dụng của HSBC đã chiếm được cảm tình của khách hàng bằng các yếu tố độc đáo này. Ngoài ra trong tháng 3/2011 Ngân hàng HSBC tung ra chương trình Red-Weekend cho các chủ thẻ tín dụng. Theo đó, khách hàng có thể hưởng ưu đãi từ 30-50% hóa đơn thanh toán tại các cửa hàng và nhãn hiệu hàng đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với chính sách cho vay khôn khéo áp dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình, HSBC đưa ra cho các khách hàng sự lựa chọn phương thức hoàn trả linh hoạt trên cơ sở lãi vay tính trên dư nợ gốc ban đầu hoặc trên dư nợ giảm dần. Tập đoàn HSBC được vận hành bằng 5 nguyên tắc kinh doanh nòng cốt hỗ trợ tối đa cho chính sách tín dụng: Hoạt động có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động, chính sách cho vay khôn khéo và kỷ luật nghiêm khắc.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng cá nhân đối với các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoạt động tín dụng cá nhân của các ngân hàng nước ngoài ở các nước phát triển đã song hành với cuộc sống của người dân từ lâu khi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, xe cộ, học tập... nhưng ở Việt Nam thì còn quá ít. Việt Nam có thuận lợi là dân số đông và mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao thì đây là thị trường rất tiềm tăng cho các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân. Nay trong bối cảnh có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng
lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển tín dụng nói riêng như sau:
(1) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.
(2) Các NHTM cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô
của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.
(3) Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng
một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.
(4) Các NHTM tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh
tranh về
giá (lãi suất + phí).
(5) Tại Việt Nam, dư nợ cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân mà thời hạn vay mua bất động sản thường
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, vai trò của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng.
Dựa trên các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đã cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về đặc điểm của tín dụng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng các nhân như môi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước. Đồng thời, tác giả đã trình bày các rủi ro thường xảy ra nhất đối với tín dụng cá nhân.
Ngoài ra chương 1 còn nêu những thành công trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và SHB chi nhánh Tây Nam Hà Nội nói riêng trong việc phát triển tín dụng cá nhân, vốn là một phần của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN
SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH TÂY NAM HÀ NỘI
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH TÂY NAM HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Tây Nam Hà Nội trước đây là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Được thành lập từ năm 1995, là một trong những chi nhánh lâu đời của Habubank trước kia, chi nhánh đã đạt kết quả vững chắc trên các mặt hoạt động, luôn là đơn vị dẫn đầu của hệ thống Habubank trong hoạt động huy động vốn. Trụ sở chính của chi nhánh khi thành lập được đặt tại số 118, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sau 15 năm hoạt động, đến tháng 10/2010, trụ sở của chi nhánh được chuyển về 252, Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội. Đến tháng 8/2012, khi Habubank sáp nhập với SHB, chi nhánh đã được đổi tên thành SHB chi nhánh Tây Nam Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, trải qua rất nhiều sự thay đổi về bộ máy tổ chức.
Vào thời điểm hiện tại chi nhánh bao gồm - 8 phòng ban chức năng.
- 3 phòng giao dịch
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng tài sản 2,571,00 0 2,331,000 2,786,000 Tổng nguồn vốn huy động 3,446,00 0 2,725,000 2,814,000 Tổng dư nợ 1,103,00 0 896,000 997,000
Dư nợ trung dài hạn 50% 65% 71%
Dư nợ có tài sản đảm bảo 86% 87% 91%
Nợ xấu 8% 17% 9%
Thu phí dịch vụ 3,586.00 3,902.00 5,145.00 Phát hành thẻ Ghi nợ nội địa 1,152 804 1312 Phát hành thẻ Master card 0 0 198 Lợi nhuận hạch toán 14,114 7,570 17,185
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại SHB Tây Nam Hà Nội
2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Tây Nam Hà Nội
2.1.3.1. Tình hình hoạt động chung
Trong năm 2013, nền kinh tế Việt Nam nói chung đã có những dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2012, tuy nhiên tình hình vẫn rất khó khăn ở nhiều ngành nghề. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, các hoạt động kinh doanh đã có những tín hiệu khởi sắc. Đến thời điểm tháng 12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là khoảng 12%; thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.
Mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng thấp so với các năm trước đây.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Tây Nam Hà Nội cũng đang có những chỉ tiêu khởi sắc hơn trong năm 2013. Những mảng kinh doanh chính của ngân hàng như là huy động vốn, cho vay, thu phí dịch vụ, phát hành thẻ và lợi nhuận đem lại cùng với đó là tổng tài sản đều tăng trưởng tốt hơn so với những năm trước đánh dấu những bước đi thành công đầu tiên sau khi sáp nhập với SHB từ Habubank. Chi tiết một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của chi nhánh như sau:
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động chung từ năm 2011 -2013
Trong năm 2013, tổng tài sản của chi nhánh đã tăng từ 2,331,000 triệu đồng lên 2,786,000 triệu đồng, tăng 18.75%, một tỉ lệ tăng khá ấn tượng, tổng tài sản hiện nay của chi nhánh còn cao hơn thời điểm năm 2011 là 197,000 triệu đồng. Cùng với tổng tài sản, một số hoạt động khác như huy động vốn, dư nợ bình quân, lợi nhuận,... cũng tăng đáng kể, chi tiết như sau:
- Tổng huy động vốn tăng lên. Trong năm 2013 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 2,725,000 lên 2,814,000 triệu đồng, tăng 3.27%.
- Dư nợ cho vay nhiều hơn, tổng dư nợ của chi nhánh đã tăng 101,000 triệu đồng, lên mức 997,000 triệu đồng, đạt tỉ lệ tăng 11.27%.
- Thu nhiều khoản vay bị quá hạn và nợ xấu, lợi nhuận của chi nhánh thì tăng lên còn nợ xấu đã giảm đi. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 17% xuống 9%,
còn lợi nhuận tăng từ 7,570 lên 17,185 triệu đồng, đạt tỉ lệ 127%, một con số rất ấn tượng đối với một chi nhánh của ngân hàng vừa mới sáp nhập
được 1 năm.
- Ngoài ra, ở các mảng thu phí từ dịch vụ hay phát hành kinh doanh thẻ cũng đạt mức tăng trưởng tốt trong năm 2013.Chi tiết về các mảng hoạt
động kinh doanh của chi nhánh, tác giả sẽ phân tích ở phần tiếp theo của luận văn.
2.1.3.2. về mảng huy động vốn
Trước đây, khi vẫn còn là chi nhánh Hoàng Quốc Việt của Habubank, chi nhánh đã rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn và luôn là một trong những chi nhánh huy động tốt nhất hệ thống của Habubank. Sau khi sáp nhập vào SHB, tuy có những tin đồn gây ảnh hưởng tới khả năng huy động của
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Theo nguồn huy động 3,446,000 2,725,000 2,814,000 Tiền gửi cá nhân 1,993,85
6 1,579,95 5 1,342,278 ( tỷ trọng %) 57.86 % 57.98 % 47.70 %
năm 2012 số lượng huy động tăng 3.27%. So với năm 2011, tổng lượng huy động vốn đã giảm 18.34%. Số lượng vốn huy động giảm này do một số nguyên nhân như sau:
- Vào năm 2012, khi Habubank sáp nhập với SHB đã có một số tin đồn gây ảnh hưởng đến uy tín cho ngân hàng làm cho một số lượng lớn các
khách hàng đã đến chi nhánh rút tiền gửi tiết kiệm và gửi sang các tổ chức
tín dụng khác.
- Lãi suất huy động năm 2013 đã xuống còn 7%/năm đối với kì hạn 1 tháng. Mức lãi suất này không còn hấp dẫn được với các khách hàng có nhu cầu gửi tiền như trước đây. Vào năm 2011, lãi suất huy động có những
thời điểm lên tới 16-17%/năm, có nghĩa là gấp gần 1.5 lần thời điểm hiện
tại . Những người có tiền đang tìm kiếm các kênh đầu tư khác có lãi suất
cao hơn.
Về cơ cấu theo nguồn huy động, lượng tiền gửi từ cá nhân trong năm 2013 đạt 1,342,278 triệu đồng, so với năm 2012 giảm 15%, so với năm 2011 giảm 32%. Tuy vậy lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại tăng lên đáng kể từ 1,145,045 triệu đồng năm 2012 đã lên tới 1,471,722 triệu đồng năm 2013, tương đương với 28.53%.
Về cơ cấu theo loại tiền, thì chi nhánh chủ yếu huy động VNĐ, huy động VNĐ luôn ở mức trên 83% từ năm 2011, thậm chí số lượng bằng VNĐ còn lên tới 2,426,231 triệu đồng, tương đương 86%.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ năm 2011 -2013
% % %
Theo loại tiền 3,446,000 2,725,000 2,814,000
VNĐ 2,903,94 4 2,282,18 8 2,426,23 1 ( tỷ trọng %) 84.27 % 83.75 % 86.22 % Ngoại tệ 456,50 0