Bảng 2.10: Dư nợ phân theo đối tượng

Một phần của tài liệu 0214 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 67)

0 78.77 897,698.80 90.04 nhóm 2 21,067. 30 19 1 33,868.80 3. 78 3,190.40 0.32 nhóm 3 55,260. 30 5.01 38,886.40 4.34 17,746. 60 1.78 nhóm 4 12,684. 50 ĨĨ5 74,009.60 8.26 32,502. 20 3.26 nhóm 5 21,618. 80 1. 96 43,456.00 485 45,862. 00 4.60 Tông nợ quá hạn 110,630.9 0 10.03 190,220.8 0 21.23 99,301. 20 9.96 Tổng nợ xấu 89,563. 60 8.12 156,352.0 0 17.45 96,110. 80 9.64

(Nguồn: Báo cáo tín dụng SHB Tây Nam Hà Nội năm 2011 -2013)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng, tỉ lệ dư nợ theo đối tượng cho vay tại chi nhánh là khá ổn định trong thời gian từ 2011-2013. Tại chi nhánh dư nợ bên mảng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao, trên dưới 70%. Tuy nhiên nhìn vào sự thay đổi cơ cấu qua các năm, có thể nhận thấy rằng tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng đáng kể từ 24.3% năm 2012 lên 30.21% năm 2013. Điều đó cho thấy chi nhánh đã chú trọng hơn trong vấn đề phát triển mảng khách hàng cá nhân. Việc dư nợ bên mảng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao cũng là điều bình thường tại hầu hết các ngân hàng, tuy nhiên trong năm 2013 thì tỉ lệ này cũng đã giảm hơn trước tuy chỉ số tuyệt đối thì vẫn tăng lên. Và điều này cũng phản ảnh một xu thế chung của thị trường trong năm 2013 là quan tâm hơn đối với

47

lĩnh vực bán lẻ hay khách hàng cá nhân vốn đem lại tỷ lệ lợi nhuận cao mà ít rủi ro hơn so với mảng khách hàng doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2011-2013

lượng tín dụng của một ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh trong năm 2013 đã giảm khá nhiều so với năm 2012. Nếu như tỉ lệ này trong năm 2012 lên tới 17.45% tương ứng với 156,352 triệu đồng thì trong năm 2013 còn xuống 9.64% tương ứng với 96,110 triệu đồng. Có được kết quả trên là do:

- Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác thu hồi và xử lý nợ xấu. Và trong năm 2013 thì công tác này đã có hiệu quả khá tốt.

- Số lượng cho vay mới cũng đạt được con số khá tốt và chất lượng những khoản vay này tính đến thời điểm năm 2013 là đảm bảo.

Đây vẫn là một tỉ lệ tương đối cao so với những năm trước đây khi tỉ lệ nợ xấu chỉ vào khoảng 3-5% và trên thị trường vào thời điểm cuối năm 2013 tỉ lệ nợ xấu bình quân tại Việt Nam cũng chỉ là 3.63%. Điều này cũng cho thấy rằng, mặc dù đã rất nỗ lực để thu hồi nợ xấu nhưng chi nhánh vẫn còn phải tiếp tục cố gắng và quyết liệt hơn nữa về vấn đề này.

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ nợ xấu các năm 2011 -2013

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng nợ xấu

M Tỉ lệ nợ xấu

2.1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế

Biểu đồ 2.2: doanh số TTQT qua các năm từ 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tông doanh thu 1,734 1,319 1,521

Thu từ hoạt động tín dụng (Tỷ trọng %) 485.55 327.32 388.43 28.00% 24.82% 25.54% Thu từ hoạt động dịch vụ (Tỷ trọng %) 3.586 3.902 5.145 0.21% 0.30% 0.34%

Doanh số TTQT của SHB Tây Nam Hà Nội cũng đã giảm từ 49,163 (ngàn USD) năm 2012 xuống còn 43,544 (Ngàn USD) năm 2013. Đây là kết quả không được như mong đợi cho thấy dư âm của khủng hoảng 2012 vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới chi nhánh. Doanh số TTQT của chi nhánh đã sụt giảm từ năm 2012 và đến năm 2013 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Doanh số TTQT của chi nhánh năm 2013 là thấp nhất trong 3 năm từ 2011, và so với năm 2011 thì chỉ bằng 55%. Đây là con số cho thấy sự thụt lụt Chi nhánh trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Nguyên nhân của doanh số TTQT sụt giảm thì có rất nhiều nhưng một trong số đó là do việc hạn chế của Chi nhánh trong việc cung ứng ngay nhu cầu về ngoại tệ với mức giá hợp lý.

Cơ cấu của dịch vụ TTQT khá đa dạng tuy vậy nhìn chung doanh số chủ yếu đến từ 3 hoạt động chính là : Chuyển tiền ( 35%), L/C nhập ( 25%) và kiều hối 30%. Sau đây là biểu đô cơ cấu loại hình trong doanh số TTQT năm 2013.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trong doanh số TTQT

(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB Tây Nam Hà Nội 2013)

2.1.3.5. Các hoạt động kinh doanh khác

Ngoài các hoạt động cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế, SHB chi nhánh Tây Nam Hà Nội cũng rất tích cực trong một số hoạt động kinh

doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, phát hành thẻ và một số hoạt động chuyển tiền, ngân hàng điện tử.

2.1.3.6. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh từ năm 2011 - 2013

Tông chi phí 1,720 1,311 1,504 Chi phí hoạt động tín dụng 470.24 262.61 302.75 (Tỷ trọng %) 27.34% 20.02% 20.13% Chi phí hoạt động dịch vụ 0.344 0.127 0.135 (Tỷ trọng %) 0.02% 0.01% 0.01% Chi phí hoạt động khác 1,249 1,049 1,201 (Tỷ trọng %) 72.64% 79.97% 79.86% Lợi nhuận 14.114 757 17.185

năm 2013 SHB Tây Nam Hà Nội đã được lợi nhuận khá tốt là 17.185 tỷ đồng, tăng 127%, con số này còn hơn cả lợi nhuận năm 2011 là 21.76%.

Trong cơ cấu nguồn thu của chi nhánh, thu từ hoạt động tín dụng chiếm 25.54% trong năm 2013. Hoạt động tín dụng cùng với dịch vụ là hai hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh . Các hoạt động khác tại chi nhánh chủ yếu là hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các hoạt động này luôn chiếm trên 70% nguồn thu của chi nhánh. Điều đó cho thấy chi nhánh rất tích cực trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Trong cơ cấu chi phí tại chi nhánh, chi phí khác luôn chiếm tỉ trọng cao. Khoảng trên 90% chi phí khác ở đây là chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, còn lại là các chi phí hoạt động như chi phí tiền lương, phí, lệ phí, quản lý, công vụ,....

Nhìn chung lại, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng với việc đạt được lợi nhuận tốt trong năm 2013 chi nhánh đã cho thấy nỗ lực và thành công bước đầu trong công cuộc sáp nhập từ Habubank sang SHB.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH TÂY NAM HÀ NỘI

2.2.1. Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Tây Nam Hà Nội

Cũng như tại các chi nhánh khác của SHB, chi nhánh Tây Nam Hà Nội thực hiện cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ tuân thủ quy trình tín dụng khách hàng cá nhân của SHB. Quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại SHB được chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt khoản vay.

Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận nhu cầu, thông báo cho khách hàng biết những chính sách mà SHB đang áp dụng, tư vấn hồ sơ và hướng dân khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

kiếm, tiếp thị khách hàng. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay hiện hành tại SHB; Tư vấn hồ sơ, đánh giá sơ bộ về khách hàng và xác định sản phẩm và các điều kiện tín dụng.

- Chuyên viên Quan hệ khách hàng cung cấp mẫu hồ sơ, hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp hồ sơ vay theo danh mục quy định cho từng sản phẩm - Cán bộ tín dụng hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn ngân hàng

( nếu cần thiết) đồng thời cũng là đầu mối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng.

- Chuyên viên Quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định khoản vay.

Bước 2: Thẩm định khoản vay, khách hàng vay và tài sản đảm bảo.

- Bộ phận thẩm định thực hiện kiểm tra điều kiện, hồ sơ vay vốn của khách hàng, tờ trình đề nghị phê duyệt của Chuyên viên Quan hệ khách hàng so với quy chế vay của NHNN, quy định của SHB và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, chấm điểm tín nhiệm khách hàng và ý kiến thẩm định khác ( nếu có) theo hướng dẫn quy định của SHB.

- Trả lại hồ sơ cho Chuyên viên Quan hệ khách hàng trình lãnh đạo phê duyệt cấp tín dụng.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ và phán quyết cho vay.

- Chuyên viên quan hệ khách hàng trình hồ sơ vay sau khi đã có ý kiến của bộ phận Thẩm định cho Trưởng phòng KHCN và Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc chi nhánh ủy quyền, trong đó phải làm rõ nội dung: Có đồng ý với các ý kiến đánh giá khoản vay và kết luận cho vay của Chuyên viên QHKH và chuyên viên Thẩm định không? Trong trường hợp không đồng ý cần nêu rõ lý do và đề xuất giải pháp thực hiện.

- Trong trường hợp vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh trình Ban Tín Dụng, vượt mức phán quyết của Ban Tín dụng trình Tổng giám đốc, vượt mức phán quyết Tổng giám đốc thì trình lên Hội Đồng

Tín Dụng.

- Bàn giao hồ sơ đã trình duyệt cho CBHTTD

- CBHTTD nhận hồ sơ đã được phê duyệt từ CBTD chuyển sang theo danh mục.

- CBHTTD thông báo bằng văn bản cho khách hàng nội dung phê duyệt khoản vay và các điều kiện khác kèm theo ( nếu có) ngay sau khi nhận được kết quả phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Giai đoạn II: Thực hiện cho vay.

Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các Hợp đồng liên quan đến khoản vay.

- Khi khoản vay đã được phê duyệt, CVQHKH chuyển hồ sơ sang cho CBHTTD. Dựa trên cơ sở nội dung được phê duyệt, CBHTTD soạn thảo hợp đồng và các giấy tờ liên quan đến việc giải ngân.

- Trường hợp hai bên thỏa thuận hợp đồng đảm bảo tiền vay có công chứng hoặc hợp đồng thế chấp/cầm cố/ bảo lãnh thuộc loại pháp luật quy định phải có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì CBHTTD cùng khách hàng thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay tại một văn phòng công chứng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Kiểm tra hồ sơ trình duyệt giải ngân.

Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện giải ngân, CBHTTD kí tắt vào giấy nhận nợ rồi lần lượt chuyển cho Trưởng phòng KHCN và giám đốc chi nhánh ký duyệt.

Bước 6: Giải ngân.

- Sau khi hồ sơ giải ngân được duyệt, CBHTTD thông báo cho kế toán vay, ngân quỹ (Phòng Dịch vụ Khách hàng) để chuẩn bị nguồn vốn để giải ngân - CBHTTD phối hợp với giao dịch viên, giải ngân theo những nội dung

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Một phần của tài liệu 0214 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w