triển nông thôn Bắc Giang
Căn cứ vào văn bản pháp luật và sự hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam, tại chi nhánh Bắc Giang đã thực hiện công tác bảo đảm tiền vay theo quy trình như sau:
2.2.1.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ
Khi nhận hồ sơ TSBĐ, cán bộ tín dụng kiểm tra sơ bộ các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản đó ho ặc các giấy tờ chứng minh tài sản hình thành trong tương lai của khách hàng.
+ Trường hợp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ho ặc sơ đồ thửa đất (nếu có), chứng từ nộp tiền thuê đất (trường hợp được thuê đất).
+ Với tài sản có mua bảo hiểm thì phải có giấy chứng nhận bảo hiểm.
Chi nhánh đã nhận định cần nghiêm túc thực hiện đúng quy định ngay từ khâu thiết lập hồ sơ để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro ngay từ ban đầu.
2.2.1.2. Thẩm định và định giá tài sản bảo đảm
Việc thẩm định và định giá TSBĐ do cán bộ phòng tín dụng thực hiện. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết như năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, uy tín của khách hàng, các thông tin về tính kinh tế và tính pháp lý của TSBĐ.
Nguồn thông tin để thẩm định:
Cán bộ tín dụng thẩm định TSBĐ được tiến hành trên cơ sở ba nguồn thông tin sau:
+ Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp. + Thông tin tự thu thập từ khảo sát thực tế.
+ Các nguồn thông tin khác do cơ quan chức năng cung cấp như chính quyền địa phương, cơ quan công an.
Tại các phòng giao dịch, cán bộ tín dụng mới chỉ chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp và bản thân thu thập sau khi thẩm định, chưa kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong tìm hiểu thông tin khách hàng cho đầy đủ, chính xác, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số khoản nợ xấu sau này.
Nội dung thẩm định:
> Thẩm định tính pháp lý của tài sản: cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đó. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định thì phải có đăng ký quyền sở hữu.Tài sản có quy định mua bảo hiểm thì phải được mua bảo hiểm.
> Thẩm định tính kinh tế của tài sản: - Thẩm định về tính thị trường của TSBĐ:
+ Đất: kiểm tra nguồn gốc, mục đích sử dụng, phạm vi địa giới, quy hoạch, đối với đất đi thuê kiểm tra thời hạn cho thuê còn lại và đối tác cho thuê.
+ Tài sản trên đất: kiểm tra giấy phép xây dựng.
+ Động sản là dây chuyển máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất thì xem tính đồng bộ, tính đ ặc chủng, thời gian sử dụng.
+ Động sản là phương tiện thi công: kiểm tra chất lượng, đơn vị sử dụng, thời gian sử dụng còn lại.
+ Hàng hóa: kiểm tra chủng loại, tiêu chuẩn, khả năng bảo quản, tiêu thụ... - Thẩm định về giá trị của TSBĐ: TSBĐ tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, NHNo&PTNT Bắc Giang xác định
1 Bất động sản 75%
Động sản 50%
giá trị tài sản bảo đảm như sau:
• Đối với sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá tính theo mệnh giá.
• Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường có tham khảo khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.
• Tài sản hình thành trong tương lai được xác định trên cơ sở thỏa thuận, tối đa bằng tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư phê duyệt của tài sản đó ho ặc các hợp đồng mua bán tài sản đó.
Sau khi làm rõ các vần đề trên cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm viết báo cáo thẩm định trình trưởng phòng: Nêu rõ có đồng ý nhận tài sản bảo đảm hay không? Trường hợp đồng ý thì giá trị định giá là bao nhiêu? Các điều kiện và phương pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp? Các đề xuất khác. Mức cho vay tối đa đối với tài sản đó.
Tại chi nhánh thường dùng hai phương pháp định giá: theo giá thị trường và theo khung của nhà nước. Do trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên thời gian thẩm định chưa nhanh, một số trường hợp định giá tài sản thấp hơn nhiều so với giá thị trường làm hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn của khách hàng, bị các ngân hàng trong khu vực thu hút mất khách hàng do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tính đến 31/12/2013 tại chi nhánh Bắc Giang, số món vay có TSBĐ hiện có là 17.729 món. Cán bộ tín dụng luôn được chỉ đạo thực hiện đúng quy trình thẩm định, tuyệt đối không nới lỏng điều kiện cho vay để mở rộng tín dụng, hạn chế rủi ro về sau.
2.2.1.3. Xác định mức cho vay tối đa theo giá trị tài sản đảm bảo
Nhằm bảo đảm an toàn cho việc thu nợ, trong từng thời kì Tổng giám đốc sẽ quy định mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm. Hiện tại, mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm được quy định tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Giang như sau:
H Trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành băng VNĐ 90% Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành bằng USD 80%
doanh nghiệp
Loại A Loại B Loại A Loại B Loại A Loại B Đối với một
khách hàng______
50 35 15 10 5 3
Cho vay trung dài hạn đối với dự án đầu tư__________
25 20 10 5 5 3
(Nguôn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Băc Giang).
Đối với bất động sản: tối đa 75% giá trị TSBĐ. Tùy vào chất lượng TSBĐ tại chi nhánh mức cho vay trong khoảng 60% giá trị TSBĐ.
Đối với động sản (phương tiện vận tải, máy móc thiết bị): tối đa 50% giá trị TSBĐ. Động sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong danh mục TSBĐ và để hạn chế rủi ro, chi nhánh thường cho vay khoảng 35-40% giá trị động sản.
Đối với các loại giấy tờ có giá:
• Do NHNo&PTNT phát hành bằng VNĐ: mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) số tiền lãi c òn được hưởng trừ (-) số tiền lãi phát sinh trong thời gian vay.
• Trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành bằng VNĐ: mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá 90% số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) số tiền lãi c n được hưởng trừ (-) số tiền lãi phát sinh trong thời gian vay.
• Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành bằng USD: mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá 80% số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) số tiền lãi c n được hưởng trừ (-) số tiền lãi phát sinh trong thời gian vay.
52
Chi nhánh Bắc Giang chủ yếu nhận giấy tờ có giá do chính mình phát hành để thu tục được đơn giản, nhanh gọn, ít rủi ro, tùy nhu cầu của khách hàng có thể cho vay đến 100% giá trị tài sản.
2.2.1.4. Lập hợp đồng bảo đảm
Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được lập thành văn bản riêng theo mẫu quy định trong quyết định 1300/QĐ-HĐQT/TDHo 3/12/2007 (sau này được thay bằng quyết định 35/QĐ-HĐTV-HSX 2014).
Hợp đồng phải có đủ chữ ký của các bên:
+ NHNo&PTNT Bắc Giang: đại diện ban giám đốc, trưởng phòng tín dụng, cá nhân được ủy quyền ký kết giao dịch tín dụng.
+ Khách hàng ho ặc người đại diện cho khách hàng. + Bên bảo lãnh, người đồng sở hữu tài sản.
Tại NHNo&PTNT Bắc Giang việc phân cấp phán quyết tín dụng, ký hợp đồng bảo đảm được quy định như sau:
Bảng 2.6: Phân cấp phán quyết tín dụng
ký hợp đồng bảo đảm cho giám đốc các chi nhánh loại 3 mức tối đa bằng 40% thẩm quyền của mình. Giám đốc phòng giao dịch chỉ được ký hợp đồng bảo đảm những món vay không vượt quá 1 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân, 2 tỷ đồng
đối với doanh nghiệp. Mức phân cấp phán quyết tín dụng tại chi nhánh là hợp lý, hạn chế rủi ro trong một số trường hợp lãnh đạo cấp dưới phê duyệt cho vay những món quá lớn, không kiểm soát được dẫn đến nợ xấu.
2.2.1.5. Quản lý và tái định giá tài sản
Sau khi giải ngân, chi nhánh quản lý tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan như sau:
- Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra tài sản ít nhất 06 tháng/ 1lần. - Trường hợp chi nhánh giữ và bảo quản TSBĐ:
+ Đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục bàn giao và bảo quản tài sản tại phòng ngân quỹ của chi nhánh.
+ Đối với tài sản bảo đảm khác như phương tiện vận tải, hàng hoá... chi nhánh sẽ thuê thêm bên thứ ba đứng ra bảo quản hộ.
+ Đối với tài sản hình thành trong vốn vay: cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện. Sau khi hoàn chỉnh, chi nhánh thực hiện việc nhận, giao quản lý, xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay như với cầm cố, thế chấp thông thường.
Danh mục tài sản bảo đảm được quản lý tại chi nhánh như sau:
85.5 84.4 82.65 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2011 2012 2013 ■ bất động sản ■ động sản ■ giấy tờ có giá
Biểu đồ 2.1: Danh mục tài sản bảo đảm
Qua biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ phân chia theo danh mục tài sản không đồng đều. Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay các khoản vay có TSBĐ là bất động sản, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Loại tài sản này chiếm tỷ trọng cao nhất trên 80% do nó phổ biến với mọi đối tuợng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến doanh nghiệp. Giá trị loại tài sản này thuờng lớn nên khi khách hàng đem thế chấp sẽ đuợc ngân hàng cho vay một số tiền lớn tuơng đuơng với tỷ lệ % cho vay theo quy định, đáp ứng đuợc nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hơn nữa đối với hình thức thế chấp, không phải chuyển giao tài sản, tức tài sản vẫn do khách hàng quản lý, sử dụng, sẽ ít ảnh huởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay nên TSBĐ là bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các TSBĐ tại chi nhánh. Ngoài ra đây là loại tài sản có tính cố định, có giấy chứng nhận quyền sở hữu rõ ràng nên tạo điều kiện cho ngân hàng có thể xác nhận chủ sở hữu, sử dụng và thực hiện quá trình giám sát trong và sau cho vay dễ dàng hơn.
TSBĐ là động sản chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu danh mục tài sản. Các tài sản là động sản thuờng là phuơng tiện vận tải, máy móc thiết bị, hầu hết đuợc sử dụng duới hình thức thế chấp. Chi nhánh rất thận trọng khi nhận những tài sản này làm TSBĐ do sự hao mòn theo thời gian, biến động giá cả trên thị truờng và ngân hàng khó kiểm soát.
Còn lại tài sản là các giấy tờ có giá m c dù chiếm tỷ trọng thấp vì số luợng khách hàng sở hữu loại tài sản này có nhu cầu vay ít, nhung đang có xu huớng tăng dần trong những năm gần đây do mức độ an toàn và giá trị ít thay đổi của chúng. M t khác, khi nhận cầm cố, các loại giấy tờ có giá đuợc nhập vào kho của ngân hàng nên việc kiểm soát các tài sản này đối với ngân hàng cũng dễ dàng hơn so với các loại TSBĐ khác.
Việc cơ cấu danh mục tài sản tập trung quá nhiều vào các tài sản là bất động sản khiến ngân hàng có thể đối m t với rủi ro khi tình hình thị truờng
Số tiền
Tỷ
trọng tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, thanh khoản kém. Vì vậy trong những năm tới chi nhánh nên có kế hoạch đa dạng hóa danh mục TSBĐ, góp phần phân tán rủi ro, tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.
Trong suốt thời gian vay vốn, đ ặc biệt là vay trung dài hạn ho ặc những tài sản có thời điểm định giá so với thời điểm vay hiện tại đã lâu, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá lại giá trị của tài sản. Nếu giá trị của tài sản bảo đảm bị giảm sút thì ngân hàng phải yêu cầu khách hàng vay vốn bổ sung tài sản bảo đảm ho ặc giảm mức cấp tín dụng tương ứng với phần chênh lệch thiếu nếu giá trị tài sản sau khi định giá lại không đủ đảm bảo cho nghĩa vụ đã thỏa thuận ban đầu.
2.2.1.6. Xử lý tài sản bảo đảm
Khi đến hạn trả nợ, khách hàng thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì ngân hàng sẽ giải chấp, giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ho ặc tài sản cho khách hàng.
Trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Hiện nay các món vay cần phải xử lý TSBĐ tại chi nhánh chủ yếu cho khách hàng tự bán. Khi xuất hiện các tranh chấp, trước hết ngân hàng cử cán bộ xuống làm việc, trao đổi với khách hàng, kết hợp nhờ chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể giúp đỡ để đưa ra được thỏa thuận, hướng giải quyết hợp lý nhất để xử lý TSBĐ. Tuy nhiên việc xử lý TSBĐ tại ngân hàng còn gặp một số khó khăn như: khách hàng vẫn có tâm lý chờ thị trường bất động sản sáng sủa hơn, giá cả nhích lên để có thể thanh toán nợ cho ngân hàng nhiều hơn sau khi bán TSBĐ nên tốc độ xử lý TSBĐ phần nào bị hạn chế. Một số trường hợp cán bộ tín dụng do chưa có nhiều kinh nghiệm c ng như nhạy bén trong việc thực hiện nghiêp vụ nên việc thỏa thuận với khách hàng chưa hiệu quả, gây căng thẳng, dẫn đến một số khách hàng cố tình chây ỳ, không giao tài sản bảo đảm để xử lý theo thỏa thuận, việc xử lý bị
kéo dài, thời gian thi hành án chậm khiến ngân hàng tốn thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh.
Trong trường hợp khách hàng trì hoãn việc xử lý tài sản thì ngân hàng phải tự phát mại hoặc bán đấu giá tại trung tâm đấu giá hay nhận chính TSBĐ đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Cụ thể về tỷ lệ số món vay xử lý được TSBĐ so với số món vay cần xử lý TSBĐ thực tế tại chi nhánh sẽ được luận văn phân tích rõ trong phần chất lượng bảo đảm tiền vay của chi nhánh dưới đây.