Nhóm giải pháp hoàn thiện các công cụ hỗ trợ QTRR:

Một phần của tài liệu 0237 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 118)

3.2.2.1 Đối với công tác nhận dạng rủi ro

a. Hoàn thiện hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Thông tin có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình thẩm định nhân thân khách hàng, thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ tài sản bảo đảm. Thông tin đảm bảo tính xác thực cao giúp cho cán bộ tín dụng cũng nhưng các chuyên gia phê duyệt quyết định cho vay được chính xác. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng thu thập thông tin đòi hỏi một số nội dung:

- Phổ biến các địa chỉ công cụ nhận dạng rủi ro cho toàn thể nhân viên tín dụng để nghiên cứu và sử dụng.

- Các thông tin về khác hàng sau khi thẩm định cần được tổng hợp để sử dụng cho các năm tiếp theo. Dữ liệu thẩm định xuyên suốt giúp đánh giá chính xác hơn về tình hình khách hàng.

b. Tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ:

Việc kiểm tra kịp thời hoạt động kinh doanh của khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Qua kiểm tra phát hiện sớm các sai sót, các gian lận của hồ sơ, của khách hàng để ngân hàng có phương

99

án giải quyết kịp thời, như bổ sung hồ sơ khi khách hàng đang còn công tác, hay thu hồi nợ trước hạn khi tiền vay đang có thể thu hồi được.

Techcombank Hội sở đã bố trí các nhóm kiểm soát tuân thủ tại các địa bàn để kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần tự bố trí thêm một bộ phận cán bộ để kiểm tra đánh giá hồ sơ cho vay một cách kịp thời trước khi các đòan kiểm tra khác kiểm tra, nhằm phản ứng nhanh, kịp thời các rủi ro xảy ra.

3.2.2.2 Đối với công tác đánh giá rủi ro a. Kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng nội bộ:

Thường xuyên rà soát công tác chấm điểm, xếp hạng của cán bộ tín dụng đảm bảo tính trung thực, khách quan. Hạn chế việc khách hàng chấm điểm không đạt, xếp hạng thấp nhưng vì nhiều lý do muốn cho vay, cán bộ đã nâng điểm, xếp hạng đủ điều kiện. Khi cán bộ không thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng một cách nghiêm túc thì việc chấm điểm, xếp hạng trở thành không có ý nghĩa trong việc phòng ngừa rủi ro.

b. Sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro khác:

Phối hợp với Khối QTRR vận hành tốt hệ thống xếp hạng khách hàng (CRIB) theo tiêu chuẩn Basel II phù hợp với môi trường kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng như điều kiện thực tế của từng vùng miền, đảm bảo được việc tăng trưởng tín dụng, nhưng quản trị được rủi ro tốt nhất.

3.2.2.3 Đối với công tác kiểm soát rủi ro a. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng:

Quy trình Techcombank xây dựng hiện nay đang theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nhưng việc triển khai tại địa bàn chi nhánh cần linh hoạt nhằm giảm tối đa thời gian thẩm định cũng như tạo sự hài lòng với khách hàng.

b. Về chính sách quản lý rủi ro:

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới, thực hiện mô hình ngân hàng bán lẻ phù hợp với địa bàn của chi nhánh và cũng đồng thời phân tán rủi ro;

100

- Hàng năm xây dựng và quản lý tốt danh mục đầu tu, không đầu tư tập trung lớn vào một khách hàng, một ngành hay một lĩnh vực.

- Tập trung đào tạo, cán bộ quản trị rủi ro chuyên nghiệp, bài bản. Thực hiện việc truyền thông tốt, thường xuyên nâng cao ý thức cho cán bộ về công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.

- Cụ thể hóa các quy trình, quy chế của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế của địa phương. Đồng thời chủ động rà soát các chính sách không phù hợp với Chi nhánh để có đề xuất chỉnh sửa kịp thời.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản liên quan để hoạt động cho vay, quản lý rủi ro cho cán bộ đảm bảo việc thực hiện thống nhất trong Chi nhánh;

- Trên cơ sở thực tế địa bàn, cần nghiên cứu và đề xuất các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với đặc điểm ngành nghề trên địa bàn trình Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

c. Thực hiện tốt công tác phân tán rủi ro

- Phân tán rủi ro theo loại hình khách hàng: tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân hộ kinh doanh. Ngoài ra tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp FDI.

- Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư và khu vực địa lý: Chi nhánh nên đề xuất với Hội sở mở rộng thêm phòng giao dịch ở các huyện Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Hiệp Hòa.. ..Chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay đối với các khu vực tập trung đông dân cư có nền kinh tế phát triển.

- Tăng cường sử dụng các phương pháp cho vay khác như cho vay hợp vốn, cho vay đồng tài trợ. Đây là các phương pháp trong đó nhiều NH sẽ cùng tham gia vào một dự án đầu tư, cùng tài trợ cho dự án và cùng chia sẻ khi có

101

rủi ro xảy ra, hạn chế tổn thất cho một NH.

- Hàng năm tổ chức xây dựng các danh mục đầu tư, ngành nghề tại khu vực, hạn chế đầu tư cho khách hàng theo phong trào, không tính đến yếu tố rủi ro khi thị trường biến động theo chiều hướng xấu;

d. Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo tiền vay

- Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm cho TSĐB mặc dù TSBĐ không bắt buộc phải mua bảo hiểm, khách hàng vay mua bảo hiểm sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi hơn so với các khách hàng không mua bảo hiểm cho TSĐB.

- Sự đảm bảo tốt nhất cho khoản vay đó chính là hiệu quả tài chính từ dự án vay, vì vậy cán bộ không nên quá lạm dụng TSĐB, tránh trường hợp khách hàng vay có TSĐB lớn hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn nên CBTD chủ quan, quá trình cho vay không chặt chẽ, đến khi xảy ra đổ vỡ thì việc xử lý TSĐB mất nhiều thời gian của NH, làm giảm uy tín của NH.

- CBTD nên nâng cao năng lực thẩm định đánh giá TSĐB, Chi nhánh nên sẽ cử CBTD tham dự các lớp định giá về TSĐB, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ để cùng nâng cao năng lực chuyên môn; bên cạnh đó thường xuyên cập nhật các văn bản, quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan đến TSĐB.

- Định kì tiến hành kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc TSĐB cùng với quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thời gian kiểm tra nên linh hoạt, phù hợp với biến động giá của từng loại tài sản; đối với các TSĐB bị giảm giá trị, CBTD cần nhanh chóng yêu cầu người vay bổ sung TSĐB.

3.2.2.4. Đối với công tác tài trợ rủi ro

a. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng:

Phân loại nợ đúng với bản chất rủi ro của khoản vay. Cần phải minh bạch rõ ràng về nợ xấu để có giải pháp xử lý rủi ro thích hợp. Tránh tình trạng

102

người quản lý không thể nắm bắt một cách tổng thể thực trạng tín dụng cũng như thực trạng của từng khoản vay, dẫn đến không có chính sách điều hành quản lý một cách thích hợp.

b. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu:

Để quản lý hiệu quả xử lý nợ xấu đòi hỏi thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, về tài sản của khách hàng đó để có phương án xử lý tốt nhất khi có rủi ro xảy ra. Việc xử lý nợ sẽ khó khăn nếu các thông tin khách hàng, hồ sơ khách hàng chúng ta không nắm bắt được một cách chính xác.

c. Thực hiện bán nợ

Việc bán các khoản nợ xấu cho công ty mua bán nợ đã được thực hiện tại Chi nhánh nhưng còn hạn chế do các hồ sơ pháp lý của các khỏan nợ còn thiếu, không đầy đủ. Do vậy trước khi bán nợ chi nhánh cần hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để có thể thực hiện được việc bán nợ một cách thuận lợi, sớm thu hồi được vốn.

Một phần của tài liệu 0237 giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w