Theo quy định của Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì ngọai trừ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) thì tài sản gắn liền trên đất là nhà cũng có giấy chứng nhận quyền sở hữu (bìa hồng) hoặc được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tuy nhiên, hiện tại khi khách hàng đến Techcombank Bắc Giang đề nghị được cấp tín dụng thì hầu như chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà trên đất (trên thực tế có nhà trên đất thế chấp). Do đó, ảnh hưởng đến tinh minh bạch và chuẩn xác của tài sản
bảo đảm. Điều này gây nhiều khó khăn cho các cán bộ thẩm định tài sản của NH khi phải xác định các tài sản trên đất. Khi làm Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở lại mất một khoảng thời gian ít nhất là 2 tháng để cán bộ địa chính đi xác minh. Do đó, khách hàng sẽ không thể có được khả năng và cơ hội sử dụng vốn vay NH như dự kiến được. Vậy, đề nghị Sở tài nguyên môi trường của tỉnh Bắc Giang nhanh chóng thực hiện các quy
105
định về chứng nhận quyền sở hữu nhà theo đúng các quy định của nhà nuớc. Ngoài ra, tại tỉnh Bắc Giang khi các doanh nghiệp làm dự án thuê đất để xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất nhà xuởng để sản xuất kinh doanh thì Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vẫn chua tiến hành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà xuởng vật kiến trúc trên đất thuê cho doanh nghiệp nhu các tỉnh lân cận đã thực hiện. Điều này cũng gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp và các ngân hàng trong việc xác định giá trị tài sản trên đất thuê cũng nhu rủi ro về pháp lý khi bảo đảm tiền vay.
- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các Sở ban ngành trong tỉnh nhu: Sở tài nguyên, Sở khoa học công nghệ, Sở Tu pháp, Sở Kế hoạch đầu tu, Sở Tài chính, Cục thuế thuế, Sở công an... xây dựng trung tâm thông tin khách hàng tại tỉnh Bắc Giang, cũng nhu các thông tin về quy hoạch, đất đai, tình hình cấp sổ đỏ cho nguời dân trên địa bàn..vv. Đây là kho thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Với kho dữ kiện này sẽ cung cấp thông tin cho các TCTD để có cái nhìn khách quan nhất đối với việc cấp tín dụng của NH. Đây cũng là cách làm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NH.
- Đặc biệt UBND tỉnh Bắc Giang cần có sự quan tâm và hỗ trợ tốt hơn nữa cho các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn trong việc giải quyết, xử lý các khoản nợ xấu thông qua việc chỉ đạo các cấp chính quyền địa phuơng, các cơ quan quản lý Nhà nuớc nhu Công an, Tòa án, Thi hành án, Trung tâm bán đấu giá. hỗ trợ một cách hiệu quả nhất việc thu hồi nợ xấu cho ngân hàng, không coi đây là việc nội bộ của ngành ngân hàng. Thực tế cho thấy để xử lý đuợc một tài sản để thu hồi nợ phải qua rất nhiều các thủ tục hành chính nhiêu khê và mất rất nhiều thời gian, chi phí.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
106
tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo va chủ động của các ngân hàng trong hoạt kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức
năng của một cơ quan quản lý Nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thựch iện các cảnh báo sớm cho các ngânhàng thương mại, dảm bảo thị trường phát triển bền vững.
- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng (Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sử rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh
cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinhdoanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù
107
trong những năm gầy đây Trung tâm CIC của NHNN đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng nhu xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đua ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh đuợc đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phuơng. Do đó, khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chua cao và chua đáp ứng đuợc yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Để nâng cao tính hiệu qủa và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thuơng mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinhdoanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.
- Đề nghị với NHNN phối hợp với Bộ Tu Pháp, Bộ Công an nghiên cứu sửa đổi các quy định của pháp luật theo huớng giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan đến việc phát mại tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng vì với những quy định pháp luật hiện hành, để có thể xử lý xong đuợc việc phát mại TSBĐ của một khoản vay các ngân hàng mất rất nhiều thời gian và chi phí từ khâu khởi kiện ra tòa, thi hành án, thực hiện đấu giá bán tài sản.. .vv Thông thuờng để giải quyết xong các buớc đó phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm. Thời gian xử lý kéo dài vừa làm cho số nợ gốc lãi của khách hàng tăng lên, vừa làm cho giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút, gây ra nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.
3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank )
- Để tách biệt về chức năng quản trị rủi ro tín dụng với lợi ích của Chi nhánh nhằm nâng cao tính phản biện tín dụng một cách khách quan trung thực
108
nhất thì cần thiết thực hiện việc là phải xây dựng hoàn thiện hơn các quy định nội bộ liên quan đến việc quản lý, kiểm soát rủi ro trên toàn hệ thống một cách hiệu quả, kịp thời. Tuy Techcombank đã thành lập Khối Quản trị rủi ro nhưng hoạt động của khối này chưa thực sự hiệu quả, chưa tham mưu đề xuất cho ban điều hành được nhiều giải pháp quản trị rủi ro cũng như chưa giúp cho lãnh đạo các chi nhánh kiểm soát được rủi ro tín dụng tại chi nhánh của mình.
- Việc chuyển chức năng đòi nợ các khoản nợ xấu từ chi nhánh sang bộ phận thu hồi nợ của Hội Sở tuy đã góp phần giải phóng thời gian để chi nhánh có nhiều thời gian hơn dành cho việc kinh doanh, phát triển thị trường. Tuy nhiên có thể thấy rằng mô hình đòi nợ này hiệu quả vẫn còn thấp không được như mong muốn vì hình thức đòi nợ chủ yếu là gọi điện thoại thúc giục khách hàng. Thực tiễn cho thấy việc xử lý được các khoản nợ nhất là nợ xấu ngoài việc ngân hàng cùng chung tay chia sẻ tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp đỡ khách hàng thì muốn thu được nợ công tác đòi nợ phải quyết liệt bám sát địa bàn. Các khoản nợ xấu càng để lâu thì càng khó xử lý.
- Các chính sách về tín dụng của Techcombank thời gian vừa qua ban hành mới và thay đổi quá nhiều làm cho đội ngũ cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng cho các khoản vay dẫn đến vi phạm quy trình, quy chế cho vay. Trong thời gian tới Techcombank cần phải xây dựng hoàn thiện và ổn định những quy định cốt lõi về chính sách tín dụng.
- Techcombank đã và đang triển khai hình thức phê duyệt cấp tín dụng tập trung, tuy nhiên có một số chuyên gia phê duyệt còn thiếu tính thực tế, không hiểu hết được tính thời sự tại các địa phương do đó đã đưa ra các ý kiến phê duyệt máy móc, cứng nhắc... Vì vậy các chuyên gia phê duyệt cần phải am hiểu thực tế, am hiểu ngành nghề, am hiểu được tình hình kinh tế tại các địa phương để đưa ra các ý kiến phê duyệt phù hợp nhất. Có như vậy mới cải thiện nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.
109
- Thường xuyên đưa ra các thông tin, cảnh báo về những lĩnh vực, ngành hàng đang tiềm ẩn rủi ro để các đơn vị kinh doanh chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
- Techcombank cần hoàn thiện hơn nữa các quy định hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay nhất là đối với các tài sản thế chấp là kho hàng, quyền đòi nợ, hàng hóa luân chuyển, máy móc thiết bị đặc chủng chặt chẽ và dễ áp dụng để vừa bảo đảm hạn chế rủi ro, vừa có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh.
- Công tác kiểm toán nội bộ không chỉ là kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy trình quy chế của ngân hàng mà cần phải thông qua hoạt động giám sát từ xa, chủ động cảnh báo những sai sót trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh kịp thời để có thể xử lý ngay các rủi ro từ khi mới phát sinh
- Cập nhật và bổ sung thường xuyên Cẩm nang tín dụng: cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của họat động tín dụng là dựa vào các quy định của Pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Từ 2010 Techcombank đã ban hành sổ tay tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Từ đó đến nay, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng mới ... nhưng vẫn chưa có sự cập nhật và thay đổi, bổ sung kịp thời. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó cần thực hiện việc rà sóat, tái bản có điều chỉnh sổ tay tín dụng, 06 tháng lần đề cập các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.
- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng cần phải được thêm nhiều yếu tố về tính địa phương của từng vùng. Có như vậy mới phản ánh được hết mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng.
110
- Bổ sung nhân lực, vật lực cho Khối Quản trị rủi ro của ngân hàng để xây dựng khối này thành một đơn vị chủ lực trong việc phòng ngừa, giải quyết xử lý các rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động của hệ thống Techcombank .
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng họat động tín dụng của Techcombank Bắc Giang trong thời gian vừa qua, nguời viết đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao chất luợng quản trị rủi ro tín dụng với mong muốn sẽ góp phần xử lý những tồn tại ảnh huởng không tốt đến chất luợng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro do tín dụng cho chi nhánh Bắc Giang; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin, ... góp phần hòan thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong tòan hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ; NHNN và Techcombank một số vấn đề để tạo lập một môi truờng kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nố lực của Techcombank chi nhánh Bắc Giang cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu tăng truởng tín dụng an tòan và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang.
111
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế do cuộc khủng hỏang tài chính - Ngân hàng trên phạm vi toàn cầu, sự suy thoái kinh tế trong nước trong mấy năm vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình họat động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ công tác quản trị rủi ro. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản trị và chất lượng quản trị tại Techcombank Bắc Giang là điều cần thiết để đưa ra giải pháp không chỉ nhằm hạn chế ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới họat động kinh doanh của NH mà còn giúp cho NH thực hiện được một tiến trình nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank Bắc Giang, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đọan phát triển sắp tới. Một số giải pháp nhằm nằm ngòai tầm quyết định của Techcombank Bắc Giang, tác giả đã đề xuất và kiến nghị với các cấp chính quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý tín dụng của tác giả. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiến trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt:
1. Fredire S. Mishkin: “ Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính ” Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội - 1995.
2. Chu Văn Thái (2007) “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng
thương mại”, Tạp chí Ngânhàng số 6 năm 2007.
3. PGS.TS Đinh Xuân Hạng và ThS Nguyễn Văn Lộc “Quản trị tín